Sự nguy hiểm của tâm lý đám đông...!
![]() |
Sự việc đau lòng
Vụ việc em H.T.L tự tử dưới ao ngày 11/3 vừa qua đang gây chấn động dư luận. Nguyên nhân ban đầu dẫn tới hành động dại dột này được cho là vì T.L bị phát tán clip “hôn nhau với bạn trai” lên mạng xã hội, bị trêu chọc và bình luận ác ý nên nghĩ quẩn.
Trao đổi với PV về vấn đề trên, trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học (Bộ Công an) cho rằng, vụ việc nữ sinh ở Nghệ An tự tử sau khi clip hôn nhau với bạn trong lớp bị đăng tải lên mạng là một lời cảnh báo sâu sắc tới xã hội.
![]() |
“Trước tiên, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình nữ sinh. Đây là một sự việc hết sức đáng tiếc, mang ý nghĩa cảnh báo xã hội sâu sắc. Tôi cho rằng cần có một cuộc điều tra, làm rõ sự việc và xử lý nghiêm những người có liên quan đến cái chết của nạn nhân, dù là vô tình hay hữu ý”, trung tá Đào Trung Hiếu cho biết.
Theo trung tá Hiếu, một hành động ác ý hoặc thiếu suy nghĩ của người này có thể gây ra tai họa, bất hạnh đối với người khác. Vì vậy, cần thận trọng khi đưa thông tin, hình ảnh của ai đó lên mạng xã hội, nhất là khi có tính chất riêng tư, nhạy cảm, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, đời tư của người khác...
Không thể phủ nhận những tính năng tích cực của mạng xã hội trong việc cập nhật thông tin, liên kết xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của nó lại chính là việc phát tán, lây lan không thể kiểm soát. Trường hợp thông tin đăng tải có tính chất riêng tư, nhạy cảm hoặc bất lợi với cá nhân nào đó thì đây thực sự là một hiểm họa đối với uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ.
“Chẳng hạn trong sự việc trên, fanpage đăng tải đoạn clip của nạn nhân với tựa đề "Video học sinh cấp 3 Nghệ An bình thản hôn nhau trên lớp học” có tới hơn 1,2 triệu tài khoản theo dõi. Khi đó, những hình ảnh này đã lan truyền không thể kiểm soát”, trung tá Hiếu dẫn chứng.
Đáng lo ngại, những thông tin, hình ảnh nhạy cảm, riêng tư của người khác lại có xu hướng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Trên thế giới ảo, người dùng thường vô trách nhiệm trước những phát ngôn của mình, vô tư đưa ra nhận xét theo ý thích, không cần biết điều ấy tác động thế nào đến chủ nhân của hình ảnh đó.
Phản ứng của cộng đồng mạng có tính lây lan rất cao. Tâm lý đám đông được biểu hiện rõ nhất trước những thông tin có tính chất “sốc-sex-sến” và hiện tượng “ném đá” diễn ra hàng ngày. Trong khi đó, dường như việc chê bai, giễu cợt, chửi bới người khác… là cách để thư giãn, xả stress của không ít người.
Mạng ảo nhưng hậu quả thật
Trung tá Hiếu khẳng định phản ứng của cộng đồng mạng tất yếu sẽ gây ra những sang chấn tâm lý cho người có hình ảnh nhạy cảm bị phát tán. Đó có thể là xấu hổ, giận dữ, lo lắng, buồn phiền, thậm chí bất an và tuyệt vọng.
“Tùy thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân, khí chất, kinh nghiệm sống, ý thức, trình độ nhận thức, nghề nghiệp… của từng người mà những biểu hiện tâm lý này có sự khác nhau về mức độ”, trung tá Hiếu giải thích.
Với những người từng trải, dạn dĩ với cuộc sống, họ thường có tâm thế vững vàng hơn khi đối diện với những thứ bất lợi đang xảy ra với mình. Ngược lại, với lứa tuổi thanh, thiếu niên, các em chưa có sự phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, kinh nghiệm sống chưa nhiều, chưa quen với áp lực, khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi… nên thường không giữ được sự bình tĩnh và khả năng suy xét cần thiết.
Bên cạnh đó, việc “cường điệu hóa” các nguy cơ, gia tăng áp lực lên chính bản thân sẽ khiến người trẻ dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, biểu hiện ở cảm giác tuyệt vọng, bi quan, chán nản. Từ sự chấn động tâm lý ấy, nhiều người đã tìm cách giải quyết không đúng đắn, coi cái chết như một sự giải thoát khỏi bế tắc.
Trung tá Hiếu cho rằng, để xử lý tình trạng khủng hoảng tâm lý ở các em tuổi mới lớn thì cha mẹ là chìa khóa then chốt.Trong trường hợp con em mình bị phát tán hình ảnh nhạy cảm trên mạng xã hội, kỹ năng xử lý khủng hoảng của cha mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng để giữ cho sự việc không tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.
Trước hết là thái độ khi tiếp cận sự việc, bởi trẻ rất dễ bị chấn động, kích động khi hình ảnh, danh dự của mình bị xâm hại trên môi trường mạng. Để trẻ bình tĩnh, cha mẹ cần hạ thấp tính chất nghiêm trọng của câu chuyện, đừng làm ngược bằng việc mắng mỏ con cái. Điều này càng đẩy trẻ vào trạng thái tuyệt vọng do không còn nơi bấu víu, nương tựa.
Tiếp theo, cha mẹ cần chủ động bàn với trẻ về cách tháo gỡ, khéo léo lôi trẻ ra khỏi câu chuyện bằng cách cho chúng tham gia vào việc tham mưu, đề xuất cách giải quyết; trò chuyện thật nhiều với trẻ, nhấn mạnh rằng những thử thách trong cuộc sống sẽ giúp chúng tôi luyện bản lĩnh con người, cần biến tai họa thành cơ hội để trưởng thành hơn.
Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện tâm lý, hoạt động của trẻ, để tránh những cơn kích động bất ngờ; dành nhiều thời gian cho trẻ, có thể tách chúng ra khỏi công việc, học tập, đưa đi chơi; đặc biệt, cần chủ động cách ly trẻ với mạng xã hội trong thời điểm nhạy cảm, để cảm xúc tiêu cực lắng xuống.
“Cha mẹ cũng cần triển khai các việc làm bảo vệ con em mình, trong đó có việc làm đơn đề nghị cơ quan chức năng xác minh, xử lý cá nhân, tổ chức đã có hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm của chúng”, trung tá Đào Trung Hiếu khuyến cáo.
Điều 131 BLHS 2015: Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ; b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ. Điều 155 Tội làm nhục người khác: 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm: e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm

Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí

Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính

75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng

Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số
