Tag

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

Nông thôn mới 15/09/2024 22:00
aa
TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sóc Trăng: Hướng đột phá vào công nghiệp Sóc Trăng long trọng kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh Sóc Trăng: Tìm cơ hội bứt phá, phát triển từ thu hút đầu tư Kinh tế Sóc Trăng: Bước tiến sau 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng: 5 trụ cột thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Nền tảng thâm canh và bán thâm canh

Số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng, năm 2023, diện tích nuôi tôm nước lợ 53.511 ha, sản lượng 206.334 tấn, kim ngạch xuất khẩu 905 triệu USD. Như thế, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 4 tỉnh nuôi tôm diện tích lớn nhất là Cà Mau đứng đầu với 278.365 ha, Bạc Liêu thứ hai với 143.000 ha, Kiên Giang thứ ba với 136.241 ha và Sóc Trăng thứ tư với 53.511 ha.

Tuy nhiên, về sản lượng tôm, tỉnh Sóc đứng thứ ba khi Bạc Liêu đứng đầu với 247.143 tấn, Cà Mau thứ hai với 233.000 tấn, Sóc Trăng thứ ba với 206.334 tấn, Kiên Giang thứ tư với 121.000 tấn.

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

Cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng (trái) trực tiếp tới ao tôm để hỗ trợ người nuôi

Có sự thay đổi vị trí giữa diện tích và sản lượng bởi phương thức nuôi cho năng suất khác nhau. Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất và trong đó tôm-rừng cũng lớn nhất, đến 40.500 ha với năng suất thấp (bên cạnh còn diện tích tôm-lúa, tôm quảng canh lớn mà năng suất thấp) nên sản lượng chỉ đứng thứ hai. Bạc Liêu có diện tích đứng thứ hai nhưng lại có diện tích nuôi siêu thâm canh lớn nhất, đến 6.624 ha với năng suất rất cao nên sản lượng đứng đầu. Kiên Giang có diện tích đứng thứ ba nhưng chủ yêu là tôm-lúa (chiếm 78%) với năng suất thấp nên sản lượng đứng thứ tư. Còn Sóc Trăng diện tích chỉ xấp xỉ 40% của Kiên Giang nhưng chủ yếu nuôi thâm canh và bán thâm canh nên sản lượng gấp 1,7 lần Kiên Giang, vươn lên đứng thứ ba.

Cụ thể, năm 2023 ở tỉnh Sóc Trăng, diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh chiếm 94,4% tổng diện tích nuôi (hơn 50.514 ha/53.511 ha), tỷ lệ cao nhất cả nước. Trong lúc, Cà Mau nuôi thâm canh và siêu thâm canh chỉ 6.609 ha (trong tổng diện tích nuôi 278.365 ha), Bạc Liêu nuôi thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh 29.400 ha (trong tổng diện tích 143.000 ha), Kiên Giang nuôi thâm canh và bán thâm canh 4.341 ha (trong tổng diện tích 136.241 ha).

Hướng tới bền vững, sản xuất sạch

Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai, xác định hướng bền vững, sản xuất sạch. Tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số và các thành tựu khoa học kỹ thuật mang tính đột phá, thân thiện môi trường, phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng, phát huy tiềm năng điều kiện tự nhiên về nuôi tôm nước lợ tại từng địa phương, các lợi thế về thị trường.

Mục tiêu Đề án nhằm tăng năng suất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng thu nhập cho người dân; đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, Đề án nhằm tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, làm đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, đầu ra; phát triển sản xuất gắn chặt với nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm con tôm nước lợ.

Cùng với đó, nguồn lực của ngân sách sẽ đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm nước lợ; thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành nghề và dịch vụ phụ trợ (giống, thức ăn…) để tiến tới phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm khép kín, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đề án triển khai thực hiện tại 5 huyện, thị xã nuôi tôm trọng điểm của tỉnh, gồm các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu. Theo đó, Đề án sẽ nâng cao năng lực và đào tạo cho các bên trong chuỗi ngành hàng, nhất là người nuôi tôm về kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và năng lực đối thoại; xây dựng các mô hình chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, phòng trừ dịch bệnh và phù hợp từng tiểu vùng sinh thái, từng tiểu vùng sản xuất.

Trong năm 2024, thực hiện diện tích nuôi tôm nước lợ hơn 50.820 ha (giảm so với năm 2023) gồm tôm sú 13.000 ha và tôm thẻ chân trắng 37.820 ha nhưng sản lượng 212.000 tấn (tăng so với năm 2023). Tỉnh phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD. Xây dựng 30 mô hình điểm, chủ đạo, phù hợp với từng tiểu vùng sản xuất được kiểm soát chặt chẽ về môi trường và dịch bệnh.

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

Giám đốc Sở NN&PTNT Huỳnh Ngọc Nhã cho biết, mục tiêu năm 2025, diện tích tăng lên 57.000 ha, sản lượng 233.800 tấn, kim ngạch xuất khẩu duy trì 1 tỷ USD

Giám đốc Sở NN&PTNT Huỳnh Ngọc Nhã cho biết mục tiêu năm 2025, diện tích tăng lên 57.000 ha, sản lượng tăng lên 233.800 tấn, kim ngạch xuất khẩu duy trì 1 tỷ USD. Xây dựng 45 mô hình nuôi tôm thích ứng với biến đổi khí hậu. Các cơ sở /hộ nuôi đảm bảo điều kiện về nuôi trồng và được cấp mã số ao nuôi, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc phục vụ xuất khẩu.

100% hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực trong quản lý, điều hành, định hướng tổ chức sản xuất tôm nước lợ. Tỉnh củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của 20 hợp tác xã để đạt các chứng nhận VietGAP; xây dựng chuỗi liên kết từ đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra, trong đó có ít nhất 5 mối liên kết tại 5 tiểu vùng sản xuất hoạt động hiệu quả.

Đọc thêm

Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh Nông thôn mới

Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp xanh

TTTĐ - Ngày 1/4, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã đi thăm đồng, kiểm tra sản xuất vụ xuân 2025 tại huyện Mê Linh.
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Nông thôn mới

Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội ăm 2025.
Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Đẩy mạnh liên kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn Kinh tế

Đẩy mạnh liên kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn

TTTĐ - Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển mô hình cây dược liệu trên địa bàn xã Nam Sơn, UBND xã Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dược liệu Việt Nam, Công ty Ngọc Dần tổ chức hội nghị triển khai, thực hiện chương trình liên kết chuỗi sản xuất, chế biến, bao tiêu trà hoa vàng Hakodae Orgavina tại địa bàn xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ban Chỉ đạo Chương trình số 02 huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tổ chức hội nghị Công bố quyết định, trao bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2024.
Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn Nông thôn mới

Hà Nội nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ ngành nghề nông thôn

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Nông thôn mới

Nông thôn Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sau 4 năm thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025", nhiều chỉ tiêu của chương trình đã hoàn thành và vượt kế hoạch, đưa nông thôn Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, đóng góp vào thành tựu chung của Thủ đô và đất nước.
"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư Nông thôn mới

"Chìa khóa" chiến thắng "giặc nghèo", xây “giấc mơ” an cư

TTTĐ - Ở Bình Phước, những ngôi nhà không chỉ là nơi che mưa che nắng mà còn là "bệ phóng" cho những ước mơ. Những mái nhà dột nát, bức tường xiêu vẹo giờ đây đã nhường chỗ cho các căn nhà khang trang, vững chãi. Đó không chỉ là sự thay đổi về vật chất, mà còn là sự "lột xác" về tinh thần, là "liều thuốc" tiếp thêm sức mạnh cho những hộ gia đình còn khó khăn.
Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số Nông thôn mới

Bước chuyển mình trong thời đại công nghệ số

TTTĐ - Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Những nghề thủ công tinh xảo, từ làm gốm, dệt lụa, đan lát, đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ... đã gắn bó với đời sống của người dân hàng trăm năm qua. Bằng những sản phẩm độc đáo, các làng nghề Hà Nội đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước.
Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường Nông thôn mới

Nông dân Thủ đô thay đổi hành vi để bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng nay (25/3), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo tổng kết tuyên truyền viên giỏi Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.
Xem thêm