Số hoá giao thông hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị văn minh
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong kỷ nguyên mới
Những năm qua, thành phố Hà Nội đã và đang từng bước khẳng định quyết tâm chuyển mình theo hướng hiện đại, văn minh. Việc số hóa toàn diện trong lĩnh vực giao thông vận tải không chỉ nhằm nâng cao năng lực quản lý, khai thác hạ tầng và phương tiện, mà còn là giải pháp bền vững để giải quyết những vấn đề tồn tại lâu nay như ùn tắc, ô nhiễm và mất an toàn giao thông.
Một trong những dấu ấn rõ nét là việc Hà Nội đi đầu cả nước trong xây dựng hệ thống thẻ vé điện tử liên thông đa phương thức. Theo Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội, hệ thống này đã giúp người dân tiếp cận dịch vụ xe buýt nhanh chóng, thuận tiện hơn. Người sử dụng có thể dễ dàng mua vé, gia hạn thẻ hoàn toàn trực tuyến mà không cần tới các điểm đăng ký.
Đặc biệt, gần một năm qua, Hà Nội đã triển khai thẻ vé ảo, cho phép hành khách thực hiện mọi thao tác ngay trên ứng dụng “Thẻ vé giao thông Hà Nội”. Hệ thống còn được nâng cấp để thẻ ảo hoạt động mà không cần kết nối internet, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nâng cao trải nghiệm của hành khách.
![]() |
Việc số hóa toàn diện trong lĩnh vực giao thông vận tải không chỉ nhằm nâng cao năng lực quản lý, khai thác hạ tầng và phương tiện, mà còn là giải pháp bền vững để giải quyết những vấn đề tồn tại lâu nay như ùn tắc, ô nhiễm và mất an toàn giao thông. |
Đánh giá về hiệu quả của thẻ vé ảo, nhiều người dân cho rằng, việc triển khai thẻ vé ảo đem lại nhiều thuận tiện cho người dân. Theo đó, người dân chỉ cần ngồi ở nhà, thao tác trên điện thoại di động là có thể ra hạn thẻ, vé mà không cần phải ra tận điểm giao dịch như trước. Đặc biệt, thẻ vé ảo có thể hoạt động không cần mạng Internet, người dùng chỉ cần mở ứng dụng, lấy mã quét QR là xong, không còn nỗi lo quên hay mất thẻ giấy như trước đây...
Ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, nhấn mạnh: Việc phát triển hệ thống thẻ vé liên thông bắt nguồn từ nhu cầu thực tế của người dân và yêu cầu cấp bách trong tổ chức giao thông hiện đại.
Để hệ thống vận hành hiệu quả, ngoài việc hoàn thiện khung kỹ thuật, đề án giao thông đô thị thông minh, thành phố cần xây dựng chính sách vé cụ thể cho từng loại hình dịch vụ, bảo đảm tính mở, tính liên kết, không chỉ trong lĩnh vực vận tải hành khách mà còn với các loại hình dịch vụ khác như thu phí tự động, bến bãi đỗ xe.
Điểm đáng chú ý là hệ thống thẻ vé liên thông không dừng lại trong phạm vi Hà Nội, mà còn hướng tới khả năng kết nối liên vùng, liên tỉnh. Theo kế hoạch, hệ thống này sẽ chính thức khai trương vào ngày 2/9/2025, mở ra cơ hội tạo dựng nền tảng giao thông số quy mô toàn quốc.
Những kết quả bước đầu ấy đã khẳng định sự đúng hướng trong chiến lược số hóa giao thông của Hà Nội. Tuy nhiên, để các mảnh ghép giao thông số thực sự kết nối thành hệ thống đồng bộ, hoàn chỉnh, vẫn cần sự quyết tâm cao độ của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của doanh nghiệp và cộng đồng, nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng: Xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, đáng sống.
Từng bước cụ thể hoá các mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW
Ông Thái Hồ Phương, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội cho biết, thông qua việc thí điểm trên 28 tuyến xe buýt, vé điện tử đã phát huy nhiều ưu điểm, giúp các doanh nghiệp vận tải đơn giản quy trình vận hành, giảm bớt nhiều công đoạn so với trước đây. Các doanh nghiệp có thể theo dõi tình hình hoạt động trên các tuyến, việc phát hành thẻ và sản lượng doanh thu, từ đó đưa ra những phương hướng, quyết định điều hành kinh doanh phù hợp, bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Trong thời gian tới, trung tâm sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp công nghệ số để tiếp tục tháo gỡ những khó khăn còn tồn tại, những vướng mắc trong việc cung ứng, phát hành vé điện tử; hoàn thiện hệ thống, bổ sung tính năng và đơn giản hóa cách sử dụng các phần mềm; phát triển thêm những tiện ích để hỗ trợ người dân trong việc sử dụng giao thông công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Có thể thấy rằng, Hà Nội với vai trò là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước đã và đang thể hiện quyết tâm tiên phong trong thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, lĩnh vực gắn bó mật thiết với đời sống người dân, với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố, coi đây là một trụ cột quan trọng trong lộ trình số hóa toàn diện.
![]() |
Nhân viên xe buýt dùng máy POS để xác nhận thẻ ảo của hành khách |
Việc triển khai Đề án Giao thông thông minh của Hà Nội không chỉ nhằm giải quyết các tồn tại, bất cập của hệ thống giao thông hiện nay mà còn hướng tới hình thành một hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong quản lý, điều hành và khai thác hạ tầng giao thông.
Trong bối cảnh dân số, phương tiện gia tăng không ngừng, việc đầu tư hạ tầng truyền thống đòi hỏi nguồn lực rất lớn và thời gian dài, thì chuyển đổi số chính là giải pháp đột phá để Hà Nội nâng cao năng lực tổ chức, quản lý giao thông.
Đây cũng là cách Hà Nội cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, biến chủ trương lớn của Đảng thành những chương trình hành động thiết thực, hiệu quả.
Thực tế, nhiều giải pháp số đã và đang được thành phố triển khai phát huy hiệu quả rõ rệt. Trên các tuyến cao tốc, các khu vực nội thành, hệ thống camera giám sát giúp lực lượng chức năng tăng cường quản lý mà vẫn giảm thiểu nhân lực.
Các bãi đỗ xe ứng dụng công nghệ tự động tính giờ, tính phí, dịch vụ đổi giấy phép lái xe, nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến, số hóa dữ liệu giấy phép lái xe... đã tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho người dân và cơ quan quản lý.
Những kết quả bước đầu ấy cho thấy chuyển đổi số trong giao thông không còn là mục tiêu xa vời, mà đã trở thành hiện thực, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, xứng đáng với vai trò tiên phong, dẫn dắt cả nước thực hiện thành công Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đắk Lắk: Xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án cao tốc

Khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông trên cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo

Quảng Ngãi tập trung phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm

Đồng loạt giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt vào ngày 19/8/2025

Triển khai kế hoạch giải phóng mặt bằng các dự án đường sắt

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về các công trình, dự án đường sắt

Hà Nội: Chính thức điều chỉnh phân làn giao thông trên đường Võ Chí Công

Cận cảnh cầu Đồng Việt nối tỉnh Bắc Ninh với TP Hải Phòng

Dồn lực cho tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi
