Tag

Sinh viên “rã đám” ngày cận Tết

Giáo dục 25/01/2021 19:36
aa
TTTĐ - Đến giờ vào lớp nhưng không có bóng dáng sinh viên nào trên giảng đường. Sinh viên đi học uể oải, quên sách vở là tâm lý chung của sinh viên những ngày này. Tâm lý chờ mong và lo Tết… khiến những bài học trở nên kém hấp dẫn với nhiều sinh viên.
Nhiều hoạt động bổ ích dành cho sinh viên Kinh tế quốc dân Sinh viên trường Báo mang hơi ấm đến vùng núi Dế Xu Phình

Giảng đường vắng bóng “ét vê”

Mặc dù còn hơn một tuần nữa mới chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nhưng những ngày này, giảng đường Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã hao hụt khá nhiều sinh viên. Số sinh viên đi học chỉ chiếm 2/3.

Sinh viên “rã đám” ngày cận Tết
Giảng đường trường báo vắng bóng sinh viên ngày cận Tết

Mang tâm lý thảnh thơi, thư giãn sau một học kỳ nỗ lực hết mình, Trần Nguyễn Tâm Trang (sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế - Học viên Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Hiện tại có lẽ là thời điểm rảnh nhất trong năm của sinh viên chúng mình vì vừa hoàn thành xong kỳ thi học kỳ I với vô số các bài thi, tiểu luận, bài tập lớn. Học kỳ II tuy đã bắt đầu nhưng chưa có nhiều bài tập được giao. Vì vậy, chúng mình đến lớp với tâm thế khá nhẹ nhàng”.

Tuy nhiên, số sinh viên còn chăm chỉ đến lớp như Tâm Trang chỉ chiếm 2/3. Sinh viên “bùng học” với nhiều lý do. Có bạn đi làm thêm, có sinh viên trốn tiết đi tất niên, có bạn nghỉ học về quê sớm vì sợ xe khách quá tải.

“7h vào lớp nhưng 7h30 giảng đường chỉ có “lèo tèo” vài sinh viên là chuyện quá bình thường những ngày cuối năm. Hầu hết các bạn đều có tâm lý nghỉ xả hơi, thư giãn sau kỳ thi kết thúc học kỳ căng thẳng. Nhiều bạn khác lại tận dụng những ngày cuối năm để làm thêm”, Trang kể.

Còn Minh Trang - sinh viên một trường đại học nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) thì chia sẻ, mặc dù ngày 4/2 mới chính thức được nghỉ Tết nhưng không khí học tập ở lớp T đã rất rệu rã. Lý do thì nhiều vô kể, có bạn ngại dậy sớm vì trời mùa đông lạnh giá, có nhiều bạn tranh thủ đi bán hàng thuê ở các cửa hàng quần áo. Trong khi đó, không ít sinh viên đến từ các tỉnh xa như Hà Tĩnh, Quảng Bình tranh thủ về quê sớm để không bị kẹt tàu, xe.

Với những sinh viên năm cuối như Phượng (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), thời điểm này còn là đợt nghỉ dài chuẩn bị cho kỳ thực tập sắp tới. Phượng cho biết: “Việc học tại trường của chúng em bây giờ khá nhẹ nhàng vì hầu hết các môn chuyên ngành đã hoàn thành. Sinh viên xa quê như chúng em đang mong ngày chính thức được nghỉ để về nhà ăn Tết sau một năm dài xa nhà. Ra Tết, chúng em quay trở lại thực tập, ra trường và kiếm tìm một công việc mới. Mong năm mới mọi thứ sẽ tốt đẹp còn bây giờ là thời gian nghỉ ngơi”.

“Họp chợ” trên lớp học

Không chỉ trốn tiết, bùng học, tâm lý rã đám còn hiển hiện trên giảng đường với những sinh viên không “cúp học”. Vốn là một học sinh gương mẫu, không bao giờ biết chán học là gì mà Lưu Thị Phương (sinh viên năm thứ nhất Học viện Ngân hàng) cũng phải thừa nhận: “Đây là năm đầu tiên mình có cảm giác không muốn học khi Tết sắp đến. Những năm cấp 3, dù đó có là ngày cuối cùng đến lớp mình vẫn chăm chỉ hoàn thành mọi bài tập. Đây là cái Tết sinh viên đầu tiên và cũng là cái Tết mình cảm thấy nản khi phải đến lớp. Có lẽ việc mong ngóng giây phút được về quê với bố mẹ do đây là lần đầu tiên xa gia đình".

Sinh viên “rã đám” ngày cận Tết
Dù đã sát giờ vào học nhưng mới chỉ có lẻ tẻ một vài sinh viên vào lớp

Với Phương và các bạn, điệp khúc “Tết, Tết, Tết, Tết đến rồi” đều đặn vang lên mỗi ngày đến lớp khiến bao nhiêu kiến thức, bài giảng đều trôi tuột đi. Câu chuyện sắm gì mặc Tết, Tết đi chơi đâu, mua gì làm quà cho bố mẹ, các em chiếm trọn diễn đàn và trở thành chủ đề không có hồi kết.

"Nhiều khi ngồi học các bạn cũng ngồi rủ rỉ nhau xem "livestream" bán quần áo trên mạng, các trang page đang xả hàng, "sale" sốc rồi bàn tán chuyện đi chụp ảnh "check in" ở vườn đào, quất. Lên lớp cũng chỉ gọi là điểm danh cho đủ tiết thôi", Phương nói.

Quyết định nghỉ học sớm để về quê vì lo ngại vé tàu xe tăng giá, Nguyễn Quý (sinh viên Đại học Thương mại) chia sẻ: “Mặc dù cũng có chút áy náy nhưng vì quy định được phép nghỉ tối đa 20% tổng số tiết học nên mình cũng không thấy quá căng thẳng”.

Tính đến ngày 23/1/2021 đã có 82 trường đại học trên cả nước thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cho sinh viên.

Đa số, lịch nghỉ Tết của sinh viên thường kéo dài từ 10 - 14 ngày. Tại Hà Nội, cán bộ, giảng viên, sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội nghỉ từ ngày 8 đến hết ngày 19/2. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội nghỉ từ ngày 8 đến hết ngày 21/2. Đây cũng là lịch nghỉ của sinh viên trường Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong khi đó, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) được nghỉ nhiều hơn 4 ngày (từ ngày 4 đến hết 21/2).

Cá biệt phải kể đến trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP HCM) thông báo lịch nghỉ Tết cho sinh viên lên đến 49 ngày. Theo đó, các sinh viên năm thứ hai đến thứ tư được nghỉ Tết từ ngày 18/1 đến hết ngày 7/3.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Quảng Ngãi chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Ngãi vừa thông tin về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) năm 2025, diễn ra từ ngày 25 -27/6 với sự tham gia của 14.536 thí sinh trong toàn tỉnh.
Rộng mở tương lai nghề nghiệp Giáo dục

Rộng mở tương lai nghề nghiệp

TTTĐ - Ngày 9/5, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã tổ chức thành công ngày hội hướng nghiệp “Company Day 2025”. Đây là sự kiện thường niên, quy tụ 28 doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng và công nghệ, cùng sự tham gia của hơn 200 sinh viên PVU.
Nhiều đại học không đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm thi tốt nghiệp Giáo dục

Nhiều đại học không đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm thi tốt nghiệp

TTTĐ - Theo thông tin tuyển sinh của nhiều trường đại học vừa công bố không có quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh cần đặc biệt lưu ý thông tin này để không bỏ lỡ cơ hội xét tuyển khi chọn ngành, nghề và trường.
Từ vườn ươm Việt Đức tới sân chơi khoa học kỹ thuật quốc tế Giáo dục

Từ vườn ươm Việt Đức tới sân chơi khoa học kỹ thuật quốc tế

TTTĐ - Tình yêu, niềm đam mê với khoa học kỹ thuật cộng hưởng cùng sự định hướng đúng đắn, khích lệ của thầy cô, gia đình, nhiều thế hệ học sinh THPT Việt Đức tài năng đã tự tin vươn tới sân chơi khoa học kỹ thuật quốc tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam "chắp cánh" ước mơ ngành Du lịch Giáo dục

Học viện Nông nghiệp Việt Nam "chắp cánh" ước mơ ngành Du lịch

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Du lịch toàn cầu đang trên đà phục hồi mạnh mẽ và hướng tới phát triển bền vững, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chính thức mở ra cơ hội cho những bạn trẻ đam mê khám phá và trải nghiệm với chương trình đào tạo Cử nhân Du lịch (mã 7810101) từ năm 2025.
“6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp Giáo dục

“6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp

TTTĐ - Ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, gia đình và các cơ sở giáo dục Giáo dục

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, gia đình và các cơ sở giáo dục

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
Dự thảo nhiều điểm mới trong quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh Giáo dục

Dự thảo nhiều điểm mới trong quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh.
Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu Giáo dục

Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu

TTTĐ - Gợi mở về bữa trưa miễn phí cho học sinh Hà Nội của Tổng Bí thư Tô Lâm khiến phụ huynh mừng vui, phấn khởi. Phía sau bữa trưa miễn phí là sự quan tâm thiết thực đến việc phát triển thể chất, tinh thần, tương lai thế hệ trẻ.
Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga Giáo dục

Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga

TTTĐ - Phòng Văn hóa Việt - Nga trở thành một không gian giao lưu văn hóa giúp học sinh thêm am hiểu về tinh hoa văn hóa thế giới, một không gian học tập với phương châm “học đi đôi với hành”.
Xem thêm