Rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị
Đưa khu vực nông thôn trở thành những vùng quê đáng sống
Là địa phương thứ 4 của cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới, thời gian qua, tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng và đạt những kết quả nổi bật.
Hiện 100% các xã và đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới với thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 6 tháng đầu năm đạt 55 triệu đồng, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt gần 90%...
Năm 2023, tỉnh Hà Nam có 17 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn xã Nông thôn mới nâng cao, gồm: La Sơn, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Đồn Xá, Tràng An, Đồng Du (huyện Bình Lục); Liêm Thuận, Liêm Túc (huyện Thanh Liêm); Tiến Thắng, Công Lý, Nguyên Lý (huyện Lý Nhân); Lê Hồ, Liên Sơn, Thụy Lôi (huyện Kim Bảng); Yên Nam (thị xã Duy Tiên); Tiên Hải, Trịnh Xá (thành phố Phủ Lý).
![]() |
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, phát triển kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã đem lại hiệu quả thiết thực |
Thông tin về những kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, ông Ngô Mạnh Ngọc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam cho biết: Hà Nam luôn xác định Chương trình xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Trong suốt quá trình tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi luôn luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Với tinh thần đó, tỉnh đã rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí đạt được của các xã, huyện, thành phố và thị xã, đồng thời chỉ đạo xây dựng các kế hoạch và có lộ trình để tổ chức triển khai thực hiện.
Với công tác chỉ đạo cùng sự nỗ lực của toàn bộ Nhân dân, đến thời điểm này trên địa bàn của tỉnh Hà Nam đã có 83/83 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, có 6 huyện, thành phố, thị xã đã được Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn Nông thôn mới và hoàn thành chương trình Nông thôn mới từ năm 2020 gồm thành phố Phủ lý, Thị xã Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng. Hiện trên địa bàn đã có 31/83 xã Nông thôn mới nâng cao.
Có thể khẳng định, chương trình xây dựng Nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn, rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị.... Hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn được các cấp, các ngành, thậm chí cả bà con nông dân tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng, tạo điều kiện để giao thông đi lại thuận lợi; các chương trình xanh, sạch đẹp, vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn cũng được quan tâm thực hiện, từng bước đưa khu vực nông thôn trở thành những vùng quê đáng sống.
“Thời gian qua, chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, phát triển kinh tế khu vực nông thôn đã đem lại hiệu quả thiết thực cũng như đáp ứng, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người dân. Đây là chương trình đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, mức sống cả về vật chất, tinh thần cho người dân khu vực nông thôn”, ông Ngô Mạnh Ngọc nhấn mạnh.
Từng bước thu hẹp dân cư nông thôn tiệm cận với đô thị.
Không chỉ góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã huy động được sự tham gia đóng góp, ủng hộ của bà con cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là khơi dậy lòng tự hào dân tộc của quê hương.
Nhiều người con quê hương đang sinh sống ở mọi miền đất nước cũng tham gia đóng góp, ủng hộ địa phương trong xây dựng Nông thôn mới, điển hình như một số doanh nghiệp ở Bắc Giang, Hà Nam… đã đóng góp để xây dựng đường giao thông thôn xóm, trường học, các khu văn hóa tâm linh và các công trình phúc lợi khác.
![]() |
Hà Nam đặt ra mục tiêu thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái |
Việc triển khai đầu tư xây dựng Nông thôn mới cũng được người dân kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, từ đó, không để xảy ra các vấn đề khiếu kiện phức tạp. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều hộ dân đã chủ động hiến đất, dịch dậu, phá nhà, để tổ chức triển khai xây dựng.
Để đạt được những mục tiêu quan trọng này, tỉnh Hà Nam xác định, nhiệm vụ quy hoạch phải đi trước nhằm tạo tiền đề để tổ chức triển khai thực hiện. Quy hoạch này cũng phải được thực hiện trên tinh thần dân chủ, được người dân tham gia đóng góp để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.
Chị Hoàng Thị Hoa, người dân sống tại xã Công Lý, huyện Lý Nhân cho biết: Người dân chúng tôi luôn ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt, thời gian qua, tôi thấy rõ sự “hưởng lợi” từ kết quả này. Đi vòng quanh các xã, hầu hết đều các tuyến đường giao thông đều được nâng cấp, mở rộng, giúp người dân đi lại thuận tiện, an toàn hơn rất nhiều.
“Điều chúng tôi thấy mừng là con em, các cháu được học tập tại những ngôi trường khang trang, đạt chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đời sống của người dân chúng tôi, thời gian qua cũng được cải thiện, nâng cao với nhiều hoạt động hữu ích tại nhà văn hóa xã”, chị Hoa chia sẻ thêm.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Hà Nam đặt ra mục tiêu thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Nông thôn mới thông minh và thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; nâng cao điều kiện sống và thu hẹp dân cư nông thôn tiệm cận với đô thị.
Tỉnh Hà Nam phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có ít nhất 35 xã đạt Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu và có một huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (huyện Bình Lục); duy trì, giữ vững kết quả tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới theo quy định của Chính phủ giai đoạn 2021-2025; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo chung đa chiều còn khoảng 1,56%...
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, cần có sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân tỉnh Hà Nam. Đây cũng sẽ là những tiền đề quan trọng để tỉnh Hà Nam tiếp tục vươn lên, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng
