Tag

Quán cà phê Lâm – góc của ký ức Hà Nội

Văn hóa 12/11/2019 00:11
aa
TTTĐ- Đã từ lâu, quán cà phê Lâm ở số 60 phố Nguyễn Hữu Huân là một địa chỉ được nhiều người nhắc tới bởi nó gắn với những kỷ niệm văn nghệ của một thời, gắn với những cái tên như Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng…

Quán cà phê Lâm – góc của ký ức Hà Nội

Quán cà phê Lâm đã chiếm trọn một góc trong ký ức của nhiều người ưa hoài niệm

Bài liên quan

Hà Nội xử lý điểm tụ tập, uống cà phê trong lòng đường sắt trước ngày 12/10

Khu cà phê đường tàu vắng vẻ trong ngày bị đóng cửa

Hà Nội hoàn thành "xoá sổ" các quán cà phê trong lòng đường sắt

Quán cà phê của cô gái “Tam ca 3A”

Tình người với nghệ sĩ

Ông chủ Lâm họ Nguyễn, tên đệm là Văn – Nguyễn Văn Lâm. Tên ấy không đẹp nhưng cũng chẳng xấu chút nào vậy mà bạn bè lại ít người gọi. Vì lẽ mắt ông kém, lại hay rèm rử nên họ gọi thân mật một cách bỗ bã là “Lâm toét”, hay “Lâm khói”.

Ông nghe gọi, muốn phản bác nhưng lại tự hỏi “để làm gì một cái tên”. Thế là thôi im. Thế là thành quen. Ông bắt đầu bán cà phê bằng xe đẩy ở vườn hoa Chí Linh, Hà Nội từ khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ 20. Ở cái vườn hoa ấy khách của ông thường là công chức từ các nhiệm sở quanh đó.

Mà thời điểm này công chức có nhiều thời gian rảnh nên thường ra nhấm nháp cà phê nhưng đã là công chức thì hay ngại ngồi nơi lang chỗ chạ nên điều đó đã khiến ông cố tìm một chỗ ngồi ổn định. Thế là vào khoảng giữa những năm 50, Lâm mở một quán cà phê ở Hàng Vôi, vẫn ở trung tâm phố cổ.

Có quán ngồi uống, lập tức nơi đây trở thành nơi hội tụ giao lưu của giới trí thức, học sinh, sinh viên quanh vùng. Nhiều người ngay lập tức trở thành khách hàng trung thành của Lâm.

Ông Lâm bên quán cà phê Lâm (Ảnh tư liệu)
Ông Lâm bên quán cà phê Lâm (Ảnh tư liệu)

Làm ăn ngày càng có uy tín, “Lâm khói” nhặt nhạnh tiền và mua căn nhà ở phố Nguyễn Hữu Huân. Tại mảnh đất này Lâm tiếp tục cái nghiệp bán cà phê của mình để duy trì cuộc sống. Qua cái hương vị nồng đắng của cà phê, Lâm đã quen biết được một số hoạ sĩ trẻ.

Giai đoạn này cũng chính là những năm sôi động trước và sau chiến tranh, vì thế người dân Việt Nam nói chung và giới hoạ sĩ trẻ Việt Nam nói riêng cũng phải vật lộn để kiếm sống và vẽ tranh. Với giới hoạ sĩ trẻ bấy giờ khát vọng sáng tác thì nhiều nhưng những điều kiện vật chất lại không cho phép.

Lúc đó không hẳn là người giàu nhưng tình người đã khiến Lâm cho những khách hàng quen vay tiền mà mua vật liệu, thuốc vẽ. Chính vì thế, trong những thập niên 60, 70 quán cà phê của “Lâm khói” đã thực sự là một mái ấm, một chốn qua lại gặp gỡ của nhiều văn nghệ sĩ lớn như cụ Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Văn Cao, Nguyên Hồng, Dương Bích Liên, Hoàng Lập Ngôn...

Đối với các danh sĩ Bắc Hà thời kỳ này, nơi đây cũng hao hao như quán “La Rotonde” của những Picasso, Apollinaire, Natisse... thuở hàn vi ở Paris.

Có người nghĩ rằng “Lâm toét” lấy tranh của các hoạ sĩ để trừ vào tiền cà phê. Thực tế là không phải, với các hoạ sĩ trẻ có nét tài hoa, Lâm là người khá rộng rãi. Trước sau ông vẫn trọng cái tình hơn. Điều này khiến cho số tranh trong bộ sưu tập của Lâm thêm hấp dẫn. Ta hãy cùng xem lại hai trong số nhiều hoạ sĩ đã để lại thư tích trong bộ sưu tập của ông Lâm:

- Hoạ sĩ Nguyễn Sáng:

“Thân gửi a. Lâm,

Tôi cần gặp anh và nói nhỏ với anh là tôi đang cần 10đ để chiều này tiễn đưa một người bạn đi làm việc. Anh cứ giao cho a. Dậu mang về. Tôi đang sáng tác nên không gặp anh được… Anh rỗi đến tôi chơi...

Thân.

20/9/73

TB: Nếu có hơn số đã định càng tốt, không sao cả!!”

Còn hoạ sĩ Văn Cao ngày 25/6/1974 có viết về Lâm: “Nếu như người ta yêu nhau thì nhìn đôi mắt, anh Lâm lại là người kém mắt. Người kém mắt lại yêu hội hoạ. Tôi yêu người kém mắt mà vẽ tặng”.

Quán cà phê Lâm – góc của ký ức Hà Nội
"Họa sĩ Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái ở quán cà phê Lâm"- tranh của họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái

Không chỉ với Nguyễn Sáng. Không chỉ với Văn Cao. Mà là với cả Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Phùng Quán, Dương Bích Liên... Bất cứ ai khi túng thiếu mà đến gặp ông Lâm đều mở tủ lấy tiền cho mượn. Là những người nghệ sĩ chân chính, họ lại trả nợ bằng một thứ tiền mà họ có, đó chính là những tác phẩm.

Vì lẽ ấy mà sau này bộ sưu tập của ông Lâm rất lớn. Ngoài hơn 1.000 bức tranh của các hoạ sĩ tên tuổi còn có gần một vạn cuốn sách và các vật kỷ niệm liên quan đến giới văn nghệ sĩ.

Nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân nhận xét: “Ông Lâm đã góp phần bảo tồn một bộ phận quan trọng của văn hoá Việt Nam, đã thu thập được một khối lượng tác phẩm xuất sắc của nghệ thuật. Nhưng điều làm cho bộ sưu tập của ông độc đáo chính là mối quan hệ ấm áp tình người của ông đối với nghệ sĩ”.

Góc của hoài niệm

Ngày nay, trong giới nghệ sĩ không ít người mở quán cà phê để mưu sinh sau những ánh hào quang của sân khấu và điện ảnh, âm nhạc nhưng tuồng như không ai làm cái việc bán cà phê như ông Lâm đã làm ngày trước để rồi các hoạ sĩ đến thưởng ngoạn hương sắc nâu nồng mà lịm đi, mà ký thác lại những bức tranh, mà thành người tri kỷ với chủ quán cà phê.

Sau này người ta sưu tập tranh kiểu khác. Cà phê của ông Lâm cũng không còn là thứ xa xỉ để khiến các hoạ sĩ gán tranh. Nghe mọi người kể lại rằng, ông Lâm khi ấy, mỗi khi nghe tin có hoạ sĩ người Việt hoặc người Tây đến uống cà phê ở quán, ông đều xuống và trân trọng mời hoạ sĩ đó vẽ tặng một bức để làm kỷ niệm.

Trước lời đề nghị lịch thiệp và trân trọng các hoạ sĩ hiếm người từ chối. Khi ông đang ấp ủ dự định thành lập một Bảo tàng mỹ thuật tại chính mảnh đất của mình thì ông Lâm ngã bệnh và mất.

Giờ đây, các họa sĩ, các văn nhân của một thời cũng không mấy người còn sống nhưng quán cà phê Lâm vẫn còn ở đúng địa chỉ quen thuộc đó. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của người tiêu dùng, rất nhiều quán cà phê với các thương hiệu mới mọc lên khắp Hà Nội.

Quán cà phê Lâm, góc của người ưa hoài niệm
Quán cà phê Lâm, góc của người ưa hoài niệm

Thức uống trong các quán không còn độc vị cà phê như xưa. Người ta rủ nhau đi cà phê nhưng thực chất là đi uống sinh tố, sữa chua hay rất nhiều các thứ sành điệu du nhập từ các nước trên thế giới. Phong cách trang trí các quán cà phê cũng thay đổi nhiều cho phù hợp với sở thích của từng tầng lớp khách hàng.

Vậy mà, quán cà phê Lâm vẫn là một trong những địa chỉ lâu đời và nổi tiếng nhất Hà Nội, khiến người ta tìm đến hoặc ai đi qua cũng phải ngoái nhìn cho tâm hồn mình dịu lại đôi chút giữa dòng người xe hối hả, tấp nập.

Chính bởi vậy, thời gian trôi qua, tấm bảng hiệu hiệu đã nhiều lần được làm mới và nghe nói còn có thêm các quán cà phê khác do các con ông Lâm đứng ra quản lí, cung cách phục vụ đã có nhiều đổi khác nhưng quán cà phê Lâm ở địa chỉ 60 Nguyễn Hữu Huân vẫn là góc kí ức của những người ưa hoài niệm.

Theo họa sĩ Bùi Thanh Phương – con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái: "Ông Lâm yêu hội họa bằng tình yêu bản năng, và trở thành một nhà sưu tập bất đắc dĩ. (Đương nhiên giờ đây ông được coi là nhà sưu tập cự phách và là bậc tiền bối, sư phụ của giới sưu tập tranh hiện nay ở Việt Nam).

Bằng sự nhạy cảm bản năng, ông Lâm biết phân biệt tranh đẹp với tranh rẻ tiền, tranh sáng tạo với tranh đường mòn. Ông có con mắt tinh đời trong sự cảm nhận cái đẹp, hơn hoặc chí ít cũng chẳng thua kém gì những giáo sư, những nhà phê bình mỹ thuật thời đó.

Ông Lâm toét đặc biệt yêu mến văn nghệ sĩ, nhất là các họa sĩ. Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Trọng Kiệm, Lưu Công Nhân,Văn Cao, Nguyễn Sĩ Ngọc... hết thảy đều là khách quen của Lâm toét và cũng là con nợ chung thân của quán.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã nói vui rằng: "Hữu ngạn sông Saine có bảo tàng Louvre, tả ngạn sông Hồng có cà phê Lâm".

Đọc thêm

Hành trình "dở khóc dở cười" trong “Vui lên nào anh em ơi” Văn hóa

Hành trình "dở khóc dở cười" trong “Vui lên nào anh em ơi”

TTTĐ - Hành trình trưởng thành "dở khóc dở cười" của 3 chàng trai "tam thập" nhưng "nhi chưa lập" được kể rất hài hước trong bộ phim “Vui lên nào anh em ơi”.
Nô nức rủ nhau trải nghiệm xu hướng cưới mới tại Almaz Wedding Fair 2024 Văn hóa

Nô nức rủ nhau trải nghiệm xu hướng cưới mới tại Almaz Wedding Fair 2024

TTTĐ - Đến hẹn lại lên, triển lãm cưới Almaz Wedding Fair trở lại với chủ đề “Marseille Blue - Sky of Love” vào 2 ngày cuối tuần 29 - 30/6/2024 tại Almaz, Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 30 đối tác uy tín đầu ngành nhằm giới thiệu về các xu hướng và dịch vụ cưới mới nhất. Các cặp đôi và phụ huynh tham gia được tư vấn toàn diện về các dịch vụ cưới thời thượng, trải nghiệm hàng loạt hoạt động gắn kết thú vị và tận hưởng ưu đãi hấp dẫn chỉ có tại sự kiện.
Bùi Thị Hợp đăng quang Hoa hậu Doanh nhân Hoàn mỹ 2024 Văn hóa

Bùi Thị Hợp đăng quang Hoa hậu Doanh nhân Hoàn mỹ 2024

TTTĐ - Trong đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Hoàn mỹ 2024, diễn ra tối 27/6 tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), doanh nhân Bùi Thị Hợp (SBD 189) đến từ Thủ đô Hà Nội đã đăng quang ngôi vị cao nhất.
Á hậu Kim Duyên khoe nhan sắc quyến rũ tại Tuần thời trang Paris Văn hóa

Á hậu Kim Duyên khoe nhan sắc quyến rũ tại Tuần thời trang Paris

TTTĐ - Á hậu Siêu quốc gia 2022 Kim Duyên đã có màn xuất hiện ấn tượng, thu hút ánh nhìn khi tham gia hoạt động của Paris Haute Couture Fashion Week 2024.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
Hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ mới Văn hóa

Hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ mới

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 là hoạt động văn hóa nhằm tăng cường giao lưu, học hỏi, chia sẻ và hợp tác giữa các địa phương, các gia đình trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ mới.
30 thí sinh Mrs Earth Vietnam về ngôi nhà chung Văn hóa

30 thí sinh Mrs Earth Vietnam về ngôi nhà chung

TTTĐ - Sau khi trải qua các vòng sơ loại, ban tổ chức Mrs Earth Vietnam đã lựa chọn được 30 thí sinh xuất sắc bước tiếp vào vòng bán kết sẽ diễn ra ngày 29/6.
“Thanh âm bên thông” Hát giữa kỳ quan bên bờ di sản Hạ Long Điện ảnh - Âm nhạc

“Thanh âm bên thông” Hát giữa kỳ quan bên bờ di sản Hạ Long

TTTĐ - Là một loại hình mới xuất hiện những năm gần đây tại Hạ Long, “Thanh âm bên thông” đã trở thành điểm hẹn không thể bỏ lỡ cho người dân địa phương và du khách. Hòa mình cùng với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, chuỗi show âm nhạc tuyệt vời này đã nhanh chóng tạo dấu ấn mạnh mẽ trong làng giải trí tại miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Sắp phát sóng những bộ phim kinh điển nổi tiếng một thời Văn hóa

Sắp phát sóng những bộ phim kinh điển nổi tiếng một thời

TTTĐ - Cuối tháng 6/2024, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội sẽ phát sóng lại các bộ phim kinh điển trong nước và thế giới qua chương trình “Phim của một thời”.
Chấn hưng văn hóa - động lực phát triển đất nước Văn hóa

Chấn hưng văn hóa - động lực phát triển đất nước

TTTĐ - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, “soi đường cho quốc dân đi” và là nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển của đất nước. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, văn hóa được coi là sức mạnh nền tảng trong xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Xem thêm