Tag

Phát triển sản phẩm OCOP thành lợi thế để thu hút khách du lịch

Nông thôn mới 30/06/2020 07:04
aa
TTTD - Xác định Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là giải pháp quan trọng cho tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất và xây dựng Nông thôn mới, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã và đang tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền làm thay đổi nhận thức cho người dân. Đồng thời phát triển các sản phẩm OCOP một cách bền vững, phát huy thương hiệu và thế mạnh để thu hút khách du lịch.

Phát triển sản phẩm OCOP thành lợi thế để thu hút khách du lịch

Chè Shan hữu cơ Bản Liền là sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 5 sao duy nhất của tỉnh Lào Cai

Bài liên quan

Hà Nội công bố Quyết định công nhận 275 sản phẩm OCOP

Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc

Sản phẩm OCOP 4 sao được xuất khẩu ra thị trường quốc tế

Các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng

Sản phẩm OCOP gốm sứ Bát Tràng sẵn sàng “vươn mình” ra thế giới

Gạo hữu cơ Đồng Phú: Sản phẩm OCOP 4 sao hướng tới thị trường xuất khẩu

Phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng

Vốn là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, bản sắc văn hóa đặc trưng, nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc hữu... Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đã coi đây là tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển các sản phẩm OCOP nhằm thu hút khách du lịch.

Một trong số những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến mỗi khi đến Bắc Hà chính là chè Bản Liền. Đây cũng là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của địa phương tìm được chỗ đứng ở Mỹ và Châu Âu.

Chia sẻ câu chuyện về phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện Bắc Hà, bà Chu Thị Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà tự hào kể: “Cách trung tâm huyện Bắc Hà gần 30km, xã Bản Liền như là một thung lũng được bao bọc xung quanh bởi núi non trùng điệp nên có khí hậu mát mẻ, thiên nhiên ưu đãi với cảnh sắc phong thủy hữu tình.

Đặc biệt thổ nhưỡng ở nơi đây rất thích hợp để trồng chè. Những người già nhất ở bản Liền cũng không nhớ nổi đồi chè cổ thụ có từ bao giờ. Chỉ biết khi lớn lên đã thấy những cây chè Shan tuyết cao quá đầu người, trải qua bao mùa mưa nắng vẫn hiên ngang, sừng sững giữa núi đồi, bền bỉ và kiên trì bám đất như chính sức sống của cộng đồng người Tày cư ngụ bao đời nơi đây”.

Bà Hoàng Thị Cảnh, thôn đội 3, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà cho biết: Trước đây, người Tày ở bản này chưa biết quý cây chè, cứ để mặc cây tự lớn với nắng mưa, sương gió. Ngày đó, chè bán cũng được ít lắm, chủ yếu là hái về rồi sao lên để gia đình uống. Tuy nhiên, bây giờ thì khác, nhà nào có chè cũng học cách chăm sóc cây và thu hái đúng mùa vụ theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và hợp tác xã. Nhiều hộ trong thôn đã thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ cây chè. Với đồng bào Tày ở đây, cây chè đã trở thành linh hồn của bản, đem lại no ấm cho người dân.

Nhận thấy cây chè có giá trị hàng hóa, có triển vọng nâng cao thu nhập cho người dân, nên từ năm 2004, huyện Bắc Hà đã thành lập Hợp tác xã Chè Bản Liền đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè cho người dân trên địa bàn. Khi hợp tác xã được thành lập, người dân đã thay đổi nhận thức và quan tâm phát triển cây chè.

Từ hơn 100 thành viên ban đầu, đến nay toàn xã đã có hơn 300 hộ liên kết trồng chè và bán chè búp tươi cho Hợp tác xã Chè Bản Liền. Điểm đặc biệt của chè Bản Liền là người dân tham gia hợp tác xã phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chăm sóc, thu hái, vận hành dây chuyền chế biến và phân loại chè thành phẩm. Chè được trồng hoàn toàn tự nhiên nên trung bình mỗi tháng người dân chỉ thu hái một lần. Lao động trong xưởng chế biến phải có giày dép và trang phục bảo hộ riêng.

Ông Phạm Quang Thận, Giám đốc Hợp tác xã Chè Bản Liền chia sẻ: "Chúng tôi phải tuân thủ đầy đủ 25 tiêu chuẩn ngặt nghèo do các tổ chức quốc tế quy định. Về cơ bản, sản phẩm chè Bản Liền được canh tác tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Hợp tác xã cấp giấy chứng nhận cho 310 hộ tham gia sản xuất chè. Mỗi hộ trồng chè đều có mã số, sổ sách ghi chép và chúng tôi kiểm tra ngẫu nhiên hằng năm, lấy mẫu đất của đồi chè bất kỳ để làm các xét nghiệm. Nếu hộ nào vi phạm sẽ tước giấy chứng nhận, không thu mua chè búp tươi”.

Người dân xã Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai) đang nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP chè Bản Liền để thu hút khách du lịch
Người dân xã Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai) đang nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP chè Bản Liền để thu hút khách du lịch

Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong khâu thu hoạch và chế biến nên sản phẩm chè Bản Liền đã đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Châu Âu; Tiêu chuẩn Canada và Mỹ; Chứng nhận Fairtrade Certificate - Ban Lien Organic Tea Cooperative (Chè hữu cơ thương mại bình đẳng)...

Đây được xem như là những tấm “visa” đưa sản phẩm chè Bản Liền thâm nhập thị trường Mỹ và Châu Âu. Có được những thành quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của chính quyền, người dân, doanh nghiệp và hợp tác xã. Sản phẩm chè Shan hữu cơ Bản Liền cũng là sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 5 sao duy nhất của tỉnh Lào Cai.

Tạo sức bật cho du lịch phát triển

Nhờ có thị trường xuất khẩu ổn định, mỗi năm Hợp tác xã Chè Bản Liền thu mua khoảng 400 tấn chè búp tươi. Sau đó, chế biến thành các sản phẩm: Hồng trà, trà sấy, trà đen, trà trắng, trà bánh… xuất khoảng 100 tấn khô sang 10 nước ở Châu Âu, Châu Mỹ…

Chia sẻ về lợi ích của việc trồng chè hữu cơ xuất khẩu, ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền cho hay: Nhờ trồng chè, nhiều hộ trong xã có thu nhập cao, từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Cá biệt như hộ anh Vàng A Dự, thôn đội 4, mỗi năm thu hái khoảng 16 tấn chè búp tươi, thu nhập hơn 250 triệu đồng. Ước tính, người dân trong xã thu khoảng 16 tỷ đồng từ bán chè búp tươi.

Nhờ có cây chè nên những năm qua, xã Bản Liền nói riêng và huyện Bắc Hà nói chung có nhiều tiềm năng để “đánh thức” và nâng cấp cây chè thành sản phẩm OCOP nhằm thu hút khách du lịch.

Ngoài việc phát triển cây chè, trong thời gian tới, huyện Bắc Hà sẽ tập trung triển khai hiệu quả Dự án Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng thôn Na Lo, xã Tà Chải. Đây là một trong 10 thôn điểm của cả nước được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn triển khai trong Chương trình OCOP.

Đồng thời, Bắc Hà sẽ đầu tư hình thành rõ nét các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng (vùng cây ăn quả ôn đới, dược liệu, chè hữu cơ, sản xuất ứng dụng công nghệ cao...), xây dựng các tuyến du lịch cộng đồng, du lịch làng bản kết nối với các vùng sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực là người địa phương về kiến thức và kỹ năng du lịch nông nghiệp tham gia liên kết các tour du lịch. Việc quan tâm, đầu tư và tham gia “sân chơi” OCOP sẽ giúp nâng tầm sản phẩm, quảng bá hình ảnh du lịch các địa phương, nâng thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững.

Bà Chu Thị Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà cho biết: Giai đoạn từ nay đến 2030, huyện định hướng hoàn thiện, nâng cấp 27 sản phẩm OCOP; Phát triển mới 22 sản phẩm theo lợi thế của từng địa phương. Đồng thời, Bắc Hà cũng xác định các sản phẩm không chỉ sản xuất ở một xã, một doanh nghiệp mà phải nhân rộng, tạo sản phẩm đa dạng, khối lượng lớn, chất lượng cao nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

TTTĐ - Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, với truyền thống đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu ấn tượng trên các lĩnh vực.
Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Nông thôn mới

Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội ăm 2025.
Xem thêm