Phát triển công nghệ tiên tiến trong quản lý môi trường
![]() |
Xử lý môi trường tại Nhà máy nhiệt điện Mông Dương |
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của con người. Tại Việt Nam, ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, Nhà nước cũng đã có hàng loạt chính sách khuyến khích đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác bảo vệ môi trường.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), các nhà khoa học trong nước đã triển khai các hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ mũi nhọn, tiếp cận xu hướng công nghệ tiên tiến, hiện đại của CMCN 4.0, phù hợp điều kiện của Việt Nam, như: Công nghệ số, công nghệ sinh học.
Tại các doanh nghiệp, việc ứng dụng các công nghệ mới giúp bảo vệ môi trường cũng được triển khai mạnh mẽ. Chẳng hạn tại các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), từ khi áp dụng dây chuyền tuyển than hiện đại với các module công suất lớn lên đến 250.000 tấn/năm, 650.000 tấn/năm, vừa tận thu triệt để sản lượng than so với công nghệ cũ (tăng từ 20-30%), tăng năng suất lao động, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp cho người lao động do giảm mật độ các nguồn gây bụi và phát thải khí độc hại trên mỏ.
Trước đây, công đoạn sàng tuyển than tại các mỏ than Việt Nam hầu hết là áp dụng công nghệ sàng khô tách cám than nguyên khai, nhặt tay thủ công và loại bỏ bớt đá thải tại mỏ. Vì vậy, các mỏ thường phải tổ chức nhặt tay, sàng đi sàng lại nhiều lần làm tăng chi phí sản xuất, vỡ vụn than cục.
Cũng chính vì thế, để giải quyết xử lý thu hồi than sạch trong than bã sàng, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững trong khai thác và sử dụng than Việt Nam, TKV đã triển khai thực hiện dây chuyền công nghệ tuyển than trong bã sàng cho các mỏ than bằng công nghệ huyền phù kiểu tang quay và xây dựng, hoàn thiện công nghệ nâng cao chất lượng than cho các mỏ bằng công nghệ “huyền phù tự sinh”.
''Công nghệ mới này có tính ưu việt nên đã được ứng dụng hầu hết tại các mỏ than của TKV, ngoài lượng than được tận thu triệt để tăng từ 20-30% sản lượng than so với công nghệ cũ, giải pháp còn giúp tăng năng suất lao động cũng như giảm ô nhiễm môi trường'', đại diện lãnh đạo Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV cho biết.
Không chỉ TKV, mà tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đang đẩy mạnh việc phát triển công nghệ tiên tiến trong quản lý môi trường.
![]() |
Kỹ sư vận hành nhà máy nhiệt điện Mông Dương |
Theo đó, EVN đưa vào sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) tại Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1. Công nghệ này là có thể đốt than xấu (nhiệt trị thấp, hàm lượng lưu huỳnh cao), chất lượng nhiên liệu có thể thay đổi trong dải rộng. Nhiên liệu trong lò hơi được tái tuần hoàn cho đến khi cháy kiệt, do đó, giảm phát thải khí NOx, SOx trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Trong khi đó, để xử lý khí thải, nhà máy sử dụng phương pháp đốt đá vôi cùng than khử lưu huỳnh; kết hợp với hệ thống lọc bụi tĩnh (ESP). Đây là công nghệ hiện đại, hiệu suất khử cao không thua kém các nhà máy khác, đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường. Bên cạnh đó, nhà máy cũng được đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp riêng biệt, đảm bảo chất lượng nước đầu ra đáp ứng các quy chuẩn môi trường.
Tương tự, tại Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 được EVN đầu tư công nghệ lò hơi siêu tới hạn với các thiết bị bảo vệ môi trường tiên tiến như hệ thống lọc bụi tĩnh điện, có hiệu quả tới 99,75%, đảm bảo không gây tác động xấu tới môi trường sống xung quanh nhà máy.
Đối với lượng tro, xỉ của nhà máy, do sử dụng than bitum có đặc tính cháy kiệt nên hàm lượng carbon còn sót lại trong tro, xỉ sẽ rất thấp. Mặt khác, tro xỉ cũng là nguyên liệu chính để sản xuất vật liệu xây dựng. Về phát thải khí, nhà máy sẽ xử lý khí SOx bằng nước biển theo công nghệ Sea-FGD của Nhật Bản (dùng nước biển thay đá vôi khử khí); phương pháp này tạo ra các muối sunfat – thành phần sẵn có trong nước biển, do đó không gây tác động đến môi trường thủy sinh.
Đồng thời, công nghệ Sea-FGD không tạo thêm chất thải rắn là thạch cao như một số phương pháp khác. Nhờ đó, Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 có thể giảm tối đa lượng chất thải ra môi trường. Với khí NOx, nhà máy sẽ dùng Amoniac để hấp thụ, tạo sản phẩm là Nitrat amôn, được sử dụng hiệu quả trong sản xuất phân bón hóa học.
Ông Ngô Sơn Hải - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, với sự quan tâm của xã hội ngày càng lớn về vấn đề bảo vệ môi trường, EVN trong những năm gần đây đã chủ động trong đầu tư nguồn lực cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật và con người, qua đó đã có những kết quả khả quan.
"EVN đã đầu tư công nghệ siêu tưới hạn cho nhiều nhà máy điện với đặc điểm hiệu suất cao, phát thải thấp, thân thiện hơn với môi trường. Hiện tại, nhiều nhà máy nhiệt điện tại Nhật Bản và các nước phát triển trên thế giới cũng sử dụng công nghệ siêu tưới hạn để bảo vệ môi trường'', đại diện EVN cho biết.
Các dự án điện của EVN đều được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và được duyệt trong giai đoạn dự án đầu tư và là cơ sở để thực hiện, kiểm tra, giám sát suốt vòng đời của dự án. Tất cả dự án thủy điện của EVN đều thực hiện tốt công tác đền bù tái định cư, trồng rừng tái tạo cảnh quan, thực hiện xả dòng chảy môi trường, tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, đảm bảo nước cho nhu cầu dân sinh, nông nghiệp, thủy sinh tại các khu vực hạ lưu bị ảnh hưởng.
![]() |
Công trường khai thác than tại mỏ than TKV |
ENV cũng đã triển khai xác định các dự án có tiềm năng xây dựng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) và phối hợp với các đối tác xây dựng các dự án theo cơ chế CDM như: Thủy điện Đồng Nai 4; Thủy điện Trung Sơn và dự án 1 triệu bóng đèn compact (của Tổng công ty Điện lực miền Nam). Trong đó dự án 1 triệu bóng đèn Compact đã thu được hơn 1 tỷ đồng tiền bán Chứng chỉ và dự án Đồng Nai 4 đang sắp sửa được cấp chứng chỉ. Ngoài ra, EVN còn xây dựng được Hệ thống quản lý môi trường thống nhất xuyên suốt, toàn Tập đoàn. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc Quy chế bảo vệ môi trường của EVN.
Việc xây dựng và phát triển luôn mang đến những thách thức to lớn đối với môi trường. Để hài hòa cân bằng giữa phát triển và BVMT cần sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Trên cương vị là Chủ đầu tư của nhiều công trình nguồn và lưới điện, EVN sẽ thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường như: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường thống nhất trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, kiện toàn bộ máy, nhân lực được trang bị tốt kiến thức về BVMT, về Luật BVMT để hoàn thành các công việc liên quan đến BVMT; Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình lập quy hoạch, phê duyệt dự án, xây dựng hành lang pháp lý cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản cũng như công tác BVMT. Làm tốt công tác phối hợp với các Bộ/ngành sẽ giảm được những vấn đề bất cập trong thực hiện quy hoạch, các dự án đầu tư, tuân thủ tốt được Luật BVMT và các Luật liên quan khác…
Như vậy, có thể thấy rằng, để bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ cũng như tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các nước tiên tiến là giải pháp quan trọng và cần thực hiện nghiêm túc, có chiều sâu.
Để thúc đẩy hoạt động KHCN trong lĩnh vực BVMT, các cơ quan chức năng cần triển khai một số giải pháp trọng tâm như: Tăng cường đầu tư nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực môi trường; Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý với các Viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học và với các địa phương, các cơ sở sản xuất trong việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án nhằm đạt hiểu quả tối đa trong nghiên cứu, đào tạo và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu; Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường; Tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT.
* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020” |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C

Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng

Bắc Bộ sáng và đêm trời rét

Gen Green Platform chính thức ra mắt tại Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam

Hưởng ứng chiến dịch “Trồng 1 tỷ cây xanh"

Không khí lạnh ảnh hưởng tới Bắc Bộ

Quảng Nam: Rừng thông trốc gốc, bờ biển tan hoang
