Tag
Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP Hồ Chí Minh

Phát triển bền vững trên những giá trị xanh

Đô thị 09/02/2024 13:00
aa
TTTĐ - Với vai trò "dẫn dắt" hành trình tăng trưởng xanh, TP Hồ Chí Minh đã mang lại những thành tựu kinh tế nhất định, cùng với sức lan tỏa ngày một mạnh mẽ đến sự phát triển chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, thực tế vẫn ghi nhận rất nhiều hạn chế và khó khăn chung của cả vùng, trương lai sẽ cần nhiều giải pháp đồng bộ và đi vào thực tiễn.
Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải? Hiến kế xây dựng tín chỉ carbon, giảm phát thải ròng bằng 0 Kinh tế xanh là không có ranh giới hành chính Hướng đến sản xuất và tiêu dùng xanh, phát triển kinh tế bền vững

Hướng đi bền vững và tất yếu

Kinh tế xanh đang là xu thế chung toàn cầu và tất nhiên một thành phố năng động, sáng tạo như TP Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài sự chuyển mình cấp thiết này.

Minh chứng, trong năm vừa qua, đầu tàu kinh tế phía Nam cũng như cả nước đã dần chuyển hướng, đang hoàn thiện "Khung chiến lược phát triển xanh”. Đặc biệt là việc Quốc hội thông qua Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, trong đó cũng có nội dung nhấn mạnh về kinh tế xanh.

Đồng thời, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công “Diễn đàn kinh tế xanh 2023”, với mong muốn tạo động lực mới cho nền kinh tế theo hướng xanh và bền vững, đóng góp quan trọng về thực hiện cam kết và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia.

Trong bối cảnh xanh hóa nền kinh tế, TP Hồ Chí Minh còn đảm nhiệm vai trò dẫn dắt trong câu chuyện liên kết vùng ĐBSCL. Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNN) Lê Minh Hoan khẳng định tại diễn đàn Mekong Connect 2023 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh mới đây.

Bộ trưởng
Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Lê Minh Hoan phát biểu tại diễn đàn Mekong Connect 2023

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, kinh tế xanh là không có ranh giới hành chính. Thực tế, những thành tựu kinh tế mà TP Hồ Chí Minh đạt được thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của ĐBSCL và ngược lại. Hiệu ứng lan tỏa từ sự phát triển của TP Hồ Chí Minh ra cả vùng là không thể phủ nhận. TP Hồ Chí Minh phải là nơi dẫn dắt câu chuyện tăng trưởng và mới nhất đó là tăng trưởng xanh.

Có thể thấy, kết nối chuỗi giá trị vùng ĐBSCL - TP Hồ Chí Minh là một hướng đi bền vững và tất yếu. Mối gắn kết này sẽ góp phần hình thành chuỗi sản xuất liên kết gắn với nhà nông, nhà sản xuất và doanh nghiệp; khuyến khích thiết lập liên kết giữa vùng sản xuất với công nghiệp chế biến sản phẩm.

Khoảng 1.500 đại biểu là doanh nghiệp, các tổ chức định chế tài chính đến từ các nước trên thế giới tham gia Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh 2023
Khoảng 1.500 đại biểu là doanh nghiệp, các tổ chức định chế tài chính đến từ các nước trên thế giới tham gia Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh 2023

Nhìn lại năm vừa qua, TP Hồ Chí Minh cùng 38 tỉnh, thành trên cả nước đã tổng kết, ký thỏa thuận và xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến năm 2025 với mục tiêu phát huy thế mạnh của từng địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế cả nước.

Trong đó, TP Hồ Chí Minh cùng 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã ký Thỏa thuận hợp tác đến năm 2025 với 6 lĩnh vực trọng tâm: Phát triển hạ tầng giao thông; phát triển du lịch; kết nối cung - cầu, xúc tiến đầu tư - thương mại; hợp tác thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số; phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực.

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Minh Hoan
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan tham quan gian hàng tại triển lãm "Nền kinh tế xanh và bền vững của Việt Nam"

“Điều đó cho thấy thành phố xác định mối tương quan liên kết vùng chặt chẽ giữa thành phố và các tỉnh, thành trong nhiệm vụ phát triển kinh tế hướng đến nền kinh tế xanh và bền vững”, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan nhấn mạnh.

Hướng đi nào cho cả vùng?

Cần thẳng thắn nhìn nhận, trên thực tế, việc kết nối giữa TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL được đánh giá vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chung và chưa tương xứng với tiềm năng của cả khu vực.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP Hồ Chí Minh chỉ ra thực tế rằng, hiện tại mối liên kết giữa nguồn cung ứng nguyên liệu từ ĐBSCL và doanh nghiệp sản xuất chế biến (đặc biệt lương thực, thực phẩm) tại TP Hồ Chí Minh còn rời rạc và chưa có sự phối hợp đồng bộ với nhau.

Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP Hồ Chí Minh kiến nghị ĐBSCL nên có kho dữ liệu dùng chung về mùa vụ, thời điểm thu hoạch, sản lượng... để các doanh nghiệp thu mua, tính toán việc tiêu thụ.

Về giải pháp chung cho cả vùng, bà Chi đề xuất, có nên chăng Hội đồng tư vấn về thực hiện Nghị quyết 98 của TP Hồ Chí Minh xây dựng một chương riêng cho liên kết vùng. Đơn cử về kho lạnh, ngân sách của địa phương này đầu tư qua địa phương khác có được hay không và chương này sẽ ưu tiên cho những ngành cần tập trung, cần liên kết vùng để cho chính sách dễ dàng đi vào thực tế.

Trong khi đó, đại diện doanh nghiệp cho rằng, muốn thực hiện việc liên kết vùng thì trước hết cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể cho 3 mặt hàng thế mạnh ở ĐBSCL là lúa gạo, trái cây và hải sản…

Lúa gạo là ĐBSCL
Lúa gạo là một trong những thế mạnh của ĐBSCL (Ảnh: Thanh Liêm, Thanh Cường)

Riêng đối với TP Hồ Chí Minh, KTS. Ngô Viết Nam Sơn đề xuất giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” như: Trung ương cần có chính sách ưu đãi cho TP Hồ Chí Minh có thể giữ lại một vài phần trăm số tiền nộp ngân sách để chi cho kinh tế xanh; hoặc cần khuyến khích dự án của các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội hay các dự án hợp tác minh bạch.

Đồng thời, TP cần định hướng phát triển các ngành sản xuất ít rác thải như công nghệ cao, du lịch... để cân bằng, điều hướng lại cơ cấu nền kinh tế mang lại lợi nhuận cao.

Tương tự, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng cần xây dựng khung chương trình hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL trong lĩnh vực phát triển hạ tầng xanh, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế xanh.

Cùng với đó, theo ông Trường còn phải hợp tác xúc tiến thương mại sản phẩm và lĩnh vực liên quan kinh tế xanh trên quy mô toàn vùng; hình thành các cơ chế và chính sách phát triển trong vùng và liên vùng. Từ cách tiếp cận kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của từng địa phương, cần tăng cường các hoạt động liên kết, cọ sát và đối chiếu, chia sẻ kiến thức thị trường và hợp tác thay cho cạnh tranh bằng mọi giá. Trong đó, TP hết sức chú ý các tiêu chuẩn và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, kêu gọi hành động vì hình ảnh ĐBSCL và thương hiệu quốc gia chất lượng.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực của vùng, ưu tiên các hoạt động liên kết chuỗi, liên ngành, kịp thời lấp đầy những khiếm khuyết khi chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế xanh, khắc phục những điểm yếu từ sản xuất, logistics đơn lẻ sang đầu tư hỗn hợp tạo lực đẩy trên thị trường.

Phát triển bền vững trên những giá trị xanh

Về thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2024 - 2025, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cần phải triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung vào các dự án giao thông trọng điểm kết nối với các vùng.

Tiếp đến, hợp tác phát triển 4 hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp từ TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ đến Long An - Tiền Giang; Hành lang dọc sông Tiền - sông Hậu với tiềm năng lớn và kết nối, giao thương quốc tế về đường thủy nội địa và hàng hải; Hành lang kinh tế ven biển từ TP Hồ Chí Minh với 7 tỉnh: Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Kiên Giang; Hành lang biên giới từ Tây Ninh - TP Hồ Chí Minh - Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang…

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cũng cho rằng sự phát triển của TP Hồ Chí Minh phải luôn gắn liền với sự phát triển của các địa phương khác; trong đó xây dựng chuỗi cung ứng xanh, chuỗi cung ứng bền vững từ nuôi, trồng, thu hoạch, lưu trữ, sơ chế, chế biến, sản xuất... đến tiêu dùng.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng dẫn lại lời lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh rằng “kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng không thể đảo ngược”. Ông cho rằng vấn đề là chúng ta chủ động đón nhận hay thụ động đón nhận nó mà thôi. “Nếu chúng ta tự nghĩ rằng nó quá khó thì mãi mãi sẽ không bao giờ làm được.

Chúng ta phải thay đổi tâm thức. Tôi vừa đi Châu Âu, 80% nhãn hàng đều gắn với nhãn xanh. Tức là tâm thức tiêu dùng xanh, tăng trưởng xanh đã ăn sâu vào suy nghĩ của người ta. TP Hồ Chí Minh sẽ là nơi dẫn dắt câu chuyện này", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Đọc thêm

Quận Tây Hồ lấy ý kiến phương án sắp xếp thành 2 phường Đô thị

Quận Tây Hồ lấy ý kiến phương án sắp xếp thành 2 phường

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Tây Hồ công bố phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, dự kiến hình thành hai đơn vị hành chính cơ sở mới là phường Tây Hồ và phường Phú Thượng, theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội.
Khánh thành, thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài Đô thị

Khánh thành, thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

TTTĐ - Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) làm chủ đầu tư với chiều dài hơn 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng Đô thị

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 19/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức).
Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm

TTTĐ - Ngày 19/4, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khánh thành 3 công trình, khởi công 1 công trình trọng điểm.
Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam Đô thị

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, việc tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND quận về sắp xếp đơn vị hành chính 18 phường trên địa bàn quận đang được triển khai thực hiện đồng loạt. Phương án dự kiến, quận Hoàn Kiếm sẽ thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hoàn Kiếm và Cửa Nam.
HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương Đô thị

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) ngày 18/4, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và lấy tên TP Hồ Chí Minh.
Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng Đô thị

Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 18/4, Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Tiên Thanh và Cấp Tiến nằm trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng được tổ chức long trọng. Dự án có quy mô 410,46ha với tổng vốn đầu tư hơn 4.597 tỷ đồng, mục tiêu là khu công nghiệp hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp Đô thị

TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp

TTTĐ - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về tình hình sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.
Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện Đô thị

Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện

TTTĐ - EVNHANOI khuyến cáo người dân thả diều gần đường dây điện chính là mối hiểm họa khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ điện giật, cháy nổ, tai nạn thương tâm.
Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ Xã hội

Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, các cấp ủy đảng, chính quyền các quận, huyện có Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên đi qua đã tích cực, chủ động triển khai các bước tiến hành thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Xem thêm