Tag
Thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa

Phát huy thế mạnh của văn hóa Hà Nội

Văn hóa 09/04/2025 09:00
aa
TTTĐ - Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, giải pháp… nhằm quảng bá văn hóa cả ở trong nước và quốc tế. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, tiềm năng về văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội sắp xuất hiện khu mua sắm kết hợp trải nghiệm văn hóa Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng Quận Đống Đa (Hà Nội) tổ chức “Tuần Văn hóa - Thể thao 2025”

Ưu tiên thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa tại các tuyến phố, làng nghề

Triển khai Luật Thủ đô 2024 (khoản 8 Điều 21), Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa.

Phát huy thế mạnh của văn hóa Hà Nội
Hà Nội ưu tiên thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa tại các tuyến phố, làng nghề

Theo dự thảo Nghị quyết, khu phát triển thương mại và văn hóa được thành lập trên cơ sở khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động thương mại, văn hóa, du lịch tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Về nguyên tắc thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý khu phát triển thương mại và văn hóa, dự thảo Nghị quyết nêu rõ, ưu tiên thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa tại các khu phố, tuyến phố, làng nghề, tuyến phố đi bộ, điểm dân cư nông thôn hiện hữu có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa.

Khu phát triển thương mại và văn hóa thành lập trên cơ sở tự nguyện, tự quản; bảo đảm sự đồng thuận của đa số đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình trong khu vực; đồng thời bảo đảm công khai, minh bạch. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, cải thiện cảnh quan, môi trường của khu phát triển thương mại và văn hóa…

Hoạt động của khu phát triển thương mại và văn hóa gồm các hoạt động văn hóa, thương mại, du lịch, quản lý và vận hành khu phát triển thương mại và văn hóa cùng các hoạt động khác mà pháp luật không cấm.

Trong đó, hoạt động văn hóa gồm: Tổ chức các sự kiện, lễ hội, chương trình biểu diễn nghệ thuật, văn hóa truyền thống; xây dựng, phát triển các bảo tàng, nhà truyền thống, không gian trưng bày nghệ thuật; gìn giữ và phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, công trình văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị, cảnh quan tiêu biểu, phong tục, tập quán tiêu biểu; hoạt động đào tạo, dạy nghề truyền thống; phát triển nguồn nhân lực nghề, văn hoá nghề.

Hoạt động thương mại gồm: Phát triển hệ thống cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại và các điểm kinh doanh gắn với đặc điểm văn hóa địa phương; tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, quảng bá sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm từ các ngành, nghề truyền thống và đặc sản địa phương. Hoạt động du lịch gồm: Quảng bá, giới thiệu các hoạt động tham quan, du lịch tại khu phát triển thương mại và văn hóa đến du khách trong và ngoài nước; xây dựng và phát triển du lịch liên kết với các làng nghề, phố nghề và các điểm du lịch, khu du lịch khác.

Để có kinh phí hoạt động, khu phát triển thương mại và văn hóa được phép thu các khoản từ bán vé tham quan, biểu diễn nghệ thuật; hoạt động trông giữ phương tiện và dịch vụ khác; khoản đóng góp của cư dân, tổ chức, doanh nghiệp; các khoản chi của Nhà nước theo quy định và từ các nguồn hợp pháp khác.

Phát huy thế mạnh của văn hóa Hà Nội
Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa là giải pháp tối ưu nhằm huy động nguồn lực xã hội để bảo tồn và phát triển văn hoá Hà Nội

Giải pháp tối ưu nhằm huy động nguồn lực xã hội

Với những quy định trên, Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thu hút đầu tư và định hướng phát triển cho các khu vực được xác định là có tiềm năng trở thành trung tâm thương mại sầm uất, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đa dạng.

Việc quy hoạch và phát triển các khu vực này được xem là một bước đi chiến lược nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của Hà Nội trong khu vực và quốc tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Theo PGS.TS Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội), văn hóa là hồn cốt của dân tộc. Vì vậy phải được bảo tồn, duy tu, quảng bá và phát triển. Và việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa là giải pháp tối ưu nhằm huy động nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu này.

“Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, giải pháp… nhằm quảng bá văn hóa cả ở trong nước và quốc tế. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ phát huy được lợi thế so sánh, tiềm năng, thế mạnh về văn hóa của Hà Nội. Nhờ vậy, Hà Nội sẽ có thêm nhiều thuận lợi để phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch được tập trung hơn, không còn tản mạn, vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Từ đó góp phần phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống…”, PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ.

Cũng theo PGS.TS Bùi Thị An, việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa là tốt, tuy nhiên, cần đảm bảo sự phát triển hài hòa. Trong nội dung dự thảo Nghị quyết đã đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường. Chính quyền phải siết chặt quản lý; đồng thời các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt nhằm giữ gìn nét văn hóa đặc trưng, tránh thương mại hóa quá mức dẫn đến mất đi bản sắc vốn có…

Cùng đó, dự thảo Nghị quyết quy định rõ các khoản thu được sử dụng để bảo đảm chi trả cho việc quản lý, vận hành khu phát triển thương mại và văn hóa; cải tạo, chỉnh trang, bảo vệ cảnh quan và di sản văn hoá vật thể trong khu phát triển thương mại và văn hóa; bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh, trật tự trong khu phát triển thương mại và văn hóa; xây dựng, lắp đặt các các công trình mỹ thuật, công trình văn hoá phục vụ cho đời sống văn hoá của người dân...

Những quy định này sẽ giúp nâng cao niềm tin của người dân, doanh nghiệp và đảm bảo sự phát triển bền vững của khu phát triển thương mại và văn hóa trong tương lai.

Đọc thêm

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky Âm nhạc

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky

TTTĐ - Vào lúc 20h ngày 19/4/2025 tại Phòng Hòa nhạc Lớn - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, khán giả yêu nhạc cổ điển sẽ có dịp đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy cảm xúc của "Tchaikovsky Night" - đêm nhạc tôn vinh những kiệt tác vượt thời gian của thiên tài âm nhạc người Nga.
Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá Văn hóa

Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về việc tổ chức Hội thảo về "Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa".
Lan tỏa giá trị văn hóa, khẳng định vai trò người phụ nữ Việt Thời trang - Làm đẹp

Lan tỏa giá trị văn hóa, khẳng định vai trò người phụ nữ Việt

TTTĐ - Vừa qua, chương trình áo dài nghệ thuật “Hương Sắc Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm về mặt văn hóa, nghệ thuật và xã hội. Sự kiện do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng SVF Holding và Câu lạc bộ Áo dài Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” Văn hóa

Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”

TTTĐ - Ngày 12/4, Huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Xem thêm