Những người trẻ đi “cày” ngày nghỉ lễ
![]() |
Công nhân may vẫn tất bật với công việc trong ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Bài liên quan
Công nhân trẻ "tham công, tiếc việc" dịp nghỉ lễ
Phố phường Hà Nội lãng mạn ngày nghỉ lễ
Hải Phòng: Bắt quả tang 10 nhân viên bến phà Gót quay vòng vé
Tình nguyện làm đẹp Thủ đô – mừng Ngày hội thống nhất non sông
Không khí lao động hăng say ngập tràn các phân xưởng
Quên giờ giấc ngày nghỉ
Ngày 29/4, trong khi các địa điểm vui chơi giải trí ở Thủ đô, các bãi biển từ Bắc chí Nam tấp nập khách du lịch thì trong một xưởng may nằm ở ngoại thành Hà Nội, các công nhân vẫn đang khẩn trương hoàn thành công việc của mình giống như bao ngày khác. Với họ, khái niệm nghỉ lễ dường như không tồn tại. Nguyễn Minh Hoa – công nhân công ty chia sẻ: “Ngày nghỉ của chúng tôi chỉ có khi không có đơn hàng, khi hàng lỗi, hợp đồng bị hủy. Đó cũng là lúc đồng lương bị còi cọc. Vì vậy, cứ có đơn hàng là tăng ca, là tấp nập tăng ca, tăng giờ. Mình không quan tâm lắm đến ngày nghỉ. Cố gắng thêm một chút để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống”.
![]() |
Trên các trang mạng xã hội luôn đầy ắp thông tin sinh viên kiếm việc làm thêm ngày nghỉ lễ |
Không chỉ có công nhân ngành may mà những ngày nghỉ cũng là “cơ hội vàng” cho lao động của nhiều ngành nghề khác có thêm thu nhập. Đó là những chàng trai miệt mài ở xưởng in để kịp hoàn thành một lô hàng mới. Là những sinh viên khoác áo xanh của hãng xe Grab miệt mài trên đường phố Thủ đô đón khách lại qua. Đó là những chàng trai, cô gái cần mẫn phục vụ ở các nhà hàng, quán ăn trong những ngày thực khách luôn trong tình trạng quá tải.
Đã mấy năm nay, Nguyễn Văn Ninh (27 tuổi, quê Hưng Yên) chưa biết đến ngày nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là gì. Ninh làm nhân viên phục vụ của một nhà hàng có tiếng ở khu vực quận Tây Hồ (Hà Nội). Những ngày nghỉ lễ cũng là thời gian cao điểm của nhà hàng với lượng khách lên đến hàng nghìn người mỗi ngày. Công việc của Ninh vì thế cũng vất vả gấp đôi, gấp ba. Chàng trai trẻ luôn chân luôn tay giúp khách “order” đồ ăn, bưng bê, thanh toán... “Ngày thường, mình hay làm 8 tiếng/ngày nhưng ngày nghỉ, thời gian có thể lên đến 12 tiếng. Thu nhập cũng vì thế mà khá hơn rất nhiều. Chính vì vậy, năm nào mình cũng đi làm vào những ngày nghỉ lễ”, Ninh chia sẻ.
![]() |
Tự chủ là hạnh phúc
Công việc nào cũng chất chứa những nhọc nhằn, vất vả. Đi làm khi cả nước được nghỉ, với lao động trẻ cũng là những nỗi thiệt thòi. Tuy nhiên, họ chủ động nhận lấy về mình phần công việc ấy, với sự hân hoan, phấn khởi bởi niềm hạnh phúc được tự chủ cho cuộc sống của mình, để hiểu thế nào là “lao động là vinh quang”.
Trần Minh Hoa (sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) tâm sự: “Mấy năm nay, em thường tranh thủ ở lại Thủ đô mấy ngày nghỉ lễ để làm thêm. Phần vì nhà em không quá xa Hà Nội, thi thoảng em vẫn về thăm gia đình. Những ngày lễ, thu nhập từ công việc làm thêm thường cao gấp đôi, gấp ba ngày thường nên em rất ham. Mấy ngày nghỉ là đỡ được cho bố mẹ biết bao nhiêu chi phí, em vui lắm”.
Không lệ thuộc quá vào gia đình cũng là suy nghĩ của nhiều bạn trẻ “con nhà nghèo”. Họ không xài sang với những món đồ hiệu đắt tiền, không hoang phí với những chuyến đi chơi khi điều kiện chưa thực sự dư dả. Họ cần mẫn bòn nhặt từng đồng để mong cuộc sống tương lai tươi sáng hơn.
![]() |
“Khi kinh tế dư dả thì ngày nào chẳng là ngày lễ. Mình thấy rất vui khi đi làm những ngày này. Lao động để thấy rằng mình thật sự là một công dân có ích. Chẳng bao giờ mình thấy buồn phiền hay có gì để đắn đo”, Mai Anh (Hà Nội) chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình
