Những làn khói trắng “tử thần” - Bài 1: Luật nói… khói bay!
![]() |
Khuôn viên Bệnh viện là địa điểm đã bị cấm hút thuốc hoàn toàn, thế nhưng thực tế vẫn ghi nhận được rất nhiều trường hợp thản nhiên hút thuốc (Ảnh: Chụp tại BV Chợ Rẫy – TP HCM)
Bài liên quan
Trao giải phóng sự truyền hình về phòng, chống tác hại thuốc lá
Hơn 400 thanh niên được tập huấn phòng chống tác hại thuốc lá
Tây Ninh: Buôn lậu thuốc lá quy mô, vụ việc ngày càng lớn
Bộ Y tế mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31/5
Người Việt chi 31.000 tỷ đồng để... rước tật vào thân
Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá
Ngày 31/5 là Ngày Thế giới không thuốc lá. Mục đích của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) muốn tạo ra và khuyến khích khoảng thời gian 24 tiếng không có khói thuốc lá trên toàn cầu. Xa hơn, ngày này nhằm gây sự chú ý của cộng đồng đến tác hại của thuốc lá đối với người hút chủ động cũng như bị động.
Bị động hút thuốc, chủ động mắc bệnh
Trên thế giới, “Secondhand Smoke” là thuật ngữ chỉ việc bị động hít phải khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói do người hút phả ra. Theo nghiên cứu của WHO, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Năm 2017, nhóm nghiên cứu Berkeley (Hoa Kì) đã đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới - “Thirdhand Smoking”, đó là khói thuốc sẽ lưu lại rất lâu trên quần áo, tóc của người hút, đến các vật dụng như gối nệm, thảm và để lại những chất độc hại, kim loại nặng, chất gây ung thư… Hai khái niệm trên đều chỉ ra việc tiếp xúc một cách bị động với thuốc lá và những mối nguy hại, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh liên quan tới hô hấp, tim mạch, ung thư…
Trong khói thuốc lá chứa 7.000 chất hóa học, trong đó có ít nhất 70 chất gây ung thư. Người không hút nhưng tiếp xúc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc lá có thể hít vào lượng khói tương đương hút 5 điếu một ngày.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm (Văn phòng Đại diện WHO Việt Nam) đã từng nhấn mạnh: “Không có mức an toàn nào của phơi nhiễm khói thuốc thụ động”.
Điều đáng nói, nạn nhân của khói thuốc đôi khi có cả phụ nữ mang bầu và trẻ em - những đối tượng có nguy cơ cao về nhiễm trùng đường hô hấp. WHO đã đưa ra cảnh báo về những mối nguy hiểm khi trẻ em phơi nhiễm khói thuốc thụ động, như làm tăng 30% nguy cơ mắc bệnh hen. Ngoài ra, còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, làm chậm và suy giảm chức năng phổi ở trẻ nhỏ…
Khói thuốc nơi công cộng
Khói thuốc lá ở các địa điểm công cộng đã khó kiểm soát, trong khi kiểm soát khói từ việc hút thuốc khi tham gia giao thông còn khó hơn gấp nhiều lần. Bởi khi đó, người hút phân tán trực tiếp khói thuốc cho tất cả những người tham gia giao thông cùng mình mà chẳng thể nào kiểm soát hay ngăn chặn được. Hầu hết chúng ta đi qua con phố, tuyến đường nào cũng đều chịu vô số những làn khói độc hại, những tàn thuốc còn nóng hổi của người đi phía trước. Ở nơi ngã ba, ngã tư khi chờ đèn đỏ, ngoài tiếng còi inh ỏi, khói xe thì hình ảnh khói thuốc trên tay bác tài nào đó “san sẻ” cái “án bệnh” trong tương lai cho mọi người cùng dừng chân cũng không mấy xa lạ.
![]() |
Dừng đèn đỏ cũng tranh thủ “làm” điếu! |
Bác sĩ Đỗ Ngọc Minh (đang công tác tại Bệnh viện Josef Hospital Delmenhorst - Đức) cho biết: “Hút thuốc bị động trong ô tô còn đáng lưu tâm hơn bởi thời gian hít vào thở ra trong xe hơi dài hơn so với xe máy. Thêm vào đó, đối với trẻ nhỏ bị hen suyễn hay dị ứng đường thở, việc hút thuốc lá thụ động có tác động ngay thức thời, làm ảnh hưởng xấu đến bệnh”.
Hút thuốc lá khi điều khiển các phương tiện giao thông thực sự là hiểm họa “kép” khi vừa tiềm tàng nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, vừa “vận chuyển” khói thuốc độc hại đi khắp mọi nơi, làm nhân rộng thêm nạn nhân của hút thuốc bị động.
Những con số biết nói
Theo một số liệu của WHO, mỗi năm trên thế giới có 600.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động và 64% trong số đó là nữ. Ước tính cứ 10 người hút thuốc tử vong thì 1 người chết vì hít khói thuốc thụ động. Cũng theo nghiên cứu của tổ chức này, Việt Nam đang nằm trong số 15 quốc gia có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, trong đó tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 15,3 triệu người.
Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) của Bộ Y tế phối hợp với Đại học Y Hà Nội và Tổng cục Thống kê thực hiện, có 36,8% tương đương 5,9 triệu người bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nơi làm việc.
Ngay cả ở nhà, các bà mẹ và các con cũng thường xuyên phải hứng chịu khói thuốc từ người chồng, người cha của mình. Chính vì vậy, có 53,5% tương đương 28,5 triệu người bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại gia đình ở Việt Nam.
![]() |
Tỉ lệ phơi nhiễm khói thuốc tại 1 số địa điểm công cộng (nguồn: GATS) |
Điều đáng nói, những nơi có tỉ lệ phơi nhiễm khói thuốc cao lại là những địa điểm đã bị cấm hút thuốc hoàn toàn trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Phải chăng đây là điều quá nghịch lý?
Luật “nói” khói vẫn…bay!
Có một sự thật đáng buồn về việc áp dụng Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ở nước ta hiện nay, đó là hiệu lực đã có từ lâu nhưng hiệu quả thì không như mong đợi.
Trên thực tế, chúng ta không khó để bắt gặp tình trạng biển cấm hút thuốc ngay trước mắt nhưng người với người vẫn cứ vô tư châm điếu, phả khói làm ô nhiễm bầu không khí chung. Khói thuốc có thể hiện diện bất cứ nơi đâu theo ý muốn của người hút, ngay cả khi đó là địa điểm đã bị cấm hoàn toàn, như bệnh viện, cơ sở giáo dục, khu vui chơi có trẻ em,… Người hút thuốc cứ vô tâm, vô tư, thoải mái thả khói mà không mảy may lo sợ có “ai” ngăn cản hay xử phạt mình.
![]() |
Khói thuốc vẫn thường xuất hiện ở những nơi đông người, có trẻ nhỏ như ở Ga Sài Gòn |
Đề cập đến vấn đề xử phạt người vi phạm hút thuốc lá, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) từng cho rằng đây vẫn là một “trận địa trắng” mà cơ quan chức năng chưa làm được. Các chế tài xử phạt vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, địa điểm hút thuốc trên phạm vi rộng, thời gian hút lại diễn ra nhanh chỉ khoảng 1-2 phút, đối tượng hút thì quá nhiều. Mặc dù theo Luật có nhiều lực lượng xử phạt, nhưng mỗi đơn vị đó số lượng cán bộ lại mỏng, trong khi họ phải đảm nhiệm khá nhiều công việc…
Thực tế chính một phần vì vậy, tình trạng người hút thuốc bừa bãi tại nhiều nơi vẫn phổ biến. Nên cứ thế, Luật cứ "nói" mà khói thì… vẫn bay!
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

Hương Tết "làng" chổi đót

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi
