Tag

Những đổi thay của sinh viên khi hòa cùng văn hóa Thủ đô

Người Hà Nội 18/12/2023 14:46
aa
TTTĐ - Lực lượng sinh viên từ khắp mọi miền Tổ quốc về hội tụ tại Thủ đô để học tập, tu dưỡng, rèn luyện. Rất nhanh chóng và cầu thị, các sinh viên hòa nhập và thẩm thấu văn hóa Thủ đô để trở thành một phần của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Dấu ấn 10 kỳ Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam Dấu ấn của nhiệm kỳ bản lĩnh, sáng tạo, tình nguyện Người bạn đồng hành của sinh viên thành phố mang tên Bác

Thích nghi và hòa nhập

Từ khắp các tỉnh thành trên đất nước hình chữ S và cả các nơi trên thế giới, các bạn trẻ rời ghế nhà trường phổ thông, mang theo biết bao ước mơ, khát vọng để học tập, phấn đấu đến với chân trời mới. Trong hành trang của tuổi trẻ, họ cũng kèm cả những tính nết, thói quen, giọng nói, đặc trưng của các vùng miền.

Cùng với sự hồn nhiên, chất phác của những “con chim non mới ra ràng”, không phải những thói quen, tính cách, căn tính địa phương ấy lúc nào cũng đẹp, cũng phù hợp. Chắc hẳn các bạn tân sinh viên sẽ rất ngạc nhiên thậm chí cười bò và thường trêu chọc các bạn mình nói những từ địa phương lạ tai, nấu những món ăn lạ miệng và cả những cách hành xử… không giống ai.

Những đổi thay của sinh viên 1 - 2: Các sinh viên mang theo rất nhiều giá trị tốt đẹp hòa nhập với văn hóa Hà Nội (Ảnh: Phạm Mạnh)
Các sinh viên mang theo rất nhiều giá trị tốt đẹp hòa nhập với văn hóa Hà Nội (Ảnh: Phạm Mạnh)

Tuổi trẻ là quá trình va đập, thích nghi, tồn tại và trưởng thành. Đó là đường đi tự nhiên của mỗi người trong cuộc đời. Vì thế, trong môi trường sinh viên, dù ở kí túc xá hay nhà trọ, mỗi bạn trẻ sẽ dần dần tự rút ra những kinh nghiệm, bài học để sửa đổi và hòa nhập vào với văn hóa của Thủ đô.

Bạn Kiều Lan (sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, khi vào năm thứ nhất đã rất xấu hổ vì luôn bị bạn bè chế giễu, cười phá lên khi mình nói giọng địa phương; chẳng hạn như phát âm “bảo” thành “bẩu”, “quả ổi” thành “quả ủi”… Ban đầu bạn cũng tủi thân lắm, về sau thì cố nói chậm, để ý từng tí trong “lời ăn tiếng nói”.

Sau một thời gian vô duyên, thiếu kiềm chế, các bạn của Liên cũng bớt chê bai người khác, học cách ý tứ hơn. Mọi thứ dần trở nên bớt gay gắt hơn. Đến năm thứ 4, những từ địa phương kia không còn là nỗi xấu hổ hay áp lực của Liên. Mỗi khi các bạn cố tình nói theo đặc trưng quê hương mình trong những tình huống đặc biệt, Liên còn thấy vui vì bạn bè nhớ quê, nhớ đến điểm đặc trưng của mình.

Những đổi thay của sinh viên khi hòa cùng văn hóa Thủ đô

Thế Nam, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nhớ mãi năm thứ nhất vẫn giữ nguyên thói quen ở quê, gặp bạn bè hay phát biểu ở trong lớp đều nói rất to. Khi bị góp ý và phản đối dữ dội nhiều lần, Nam rất tự ái nhưng biết rằng Hà Nội là nơi “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nên đã điều chỉnh dần dần.

Nhiều bạn sinh viên từ các vùng khác đến Hà Nội có khi chưa từng phải làm việc nhà, chưa phải giao tiếp xã hội nhiều. Đến khi ở trọ, các bạn phải theo nếp sống của khu dân cư: Đổ rác đúng giờ, không ồn ào mất trật tự thái quá vào giờ nghỉ. Rồi những ứng xử chuẩn mực như thể hiện tình cảm chốn đông người, trang phục phù hợp các điểm đến, hành vi cử chỉ nơi công cộng như trong rạp chiếu phim, bến xe bus… các bạn cũng nhanh chóng thích nghi, học theo và hoàn thành khá xuất sắc.

Tạo nên những giá trị phong phú

Hà Nội là nơi hội tụ của bốn phương. Điều đặc biệt, người từ khắp nơi đến với Hà Nội có thể mang theo cả những tật xấu, những điều không phù hợp nhưng theo

thời gian, những điều ấy bị chắt lọc và biến mất, chỉ còn đọng lại những điều tốt đẹp. Chính vì thế, Hà Nội như cái sàng khổng lồ, lọc mọi đất cát bụi bẩn, chỉ còn lại những viên kim cương lấp lánh để tích hợp cho mình những giá trị phong phú từ bốn phương tám hướng mang đến.

Hải Thu, sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết mình học được rất nhiều từ tính cần cù, chịu khó, kỷ luật và học hỏi đến cùng của bạn sinh viên đến từ Nhật Bản. Trong khi đó, bạn Hồng Hà cùng trường lại rất thích và học theo những món ăn, cách trang điểm và gu thời trang trẻ trung của các bạn khoa tiếng Hàn Quốc của mình.

Những đổi thay của sinh viên khi hòa cùng văn hóa Thủ đô

Đến Hà Nội học tập, các bạn sinh viên mang theo trí tuệ và khát vọng của mình. Những kiến thức và văn hóa các bạn mang theo được bồi đắp trong quá trình tích lũy kiến thức sẽ trở thành vốn quý rất đáng tự hào. Trên thực tế, mỗi năm có biết bao nhiêu thủ khoa, bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp và ở lại, chọn Hà Nội làm quê hương thứ hai để mang tâm sức, tài trí của mình cống hiến cho Thủ đô.

Những đặc trưng vùng miền khi tích hợp với văn hóa Hà Nội tạo nên những điểm sáng lấp lánh và làm giàu, làm phong phú thêm những giá trị của người Hà Nội. Hà Nội, mảnh đất nuôi dưỡng những ước mơ cho bao lứa sinh viên và cũng là nơi vun trồng nên những mùa vàng cho nhân tài đất nước.

Tin rằng, mỗi bạn sinh viên khi đến với Thủ đô đều mong muốn góp chút công sức nhỏ bé cho nơi mà họ yêu mến. Đồng thời, nếu sau khi học tập xong, họ trở về quê hương hay đi nơi khác sinh sống thì cũng sẽ góp phần lan tỏa hình ảnh của Hà Nội tới tất cả những nơi họ đặt chân đến.

Đọc thêm

Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Xem thêm