Tag

Những bữa trưa "đắt đỏ" của lao động gen Z

Nhịp sống trẻ 14/03/2025 05:08
aa
TTTĐ - Giá cả của các dịch vụ ăn uống leo thang trong khi thu nhập không mấy cải thiện, nhiều nhân viên gen Z phải tìm cách xoay xở để không mất cân bằng chi tiêu.
Gen Z làm gì để giảm stress trước áp lực công việc? Ca sĩ Gen Z tuổi trẻ tài năng Cùng Gen Z truyền cảm hứng về thông điệp sống xanh

Áp lực từ những bữa trưa

50.000 đồng là số tiền mà Đào Thùy Dung (24 tuổi, làm việc tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải bỏ ra khi ăn trưa tại một quán gần công ty. Những hôm đi ăn cùng đồng nghiệp, chi phí có thể lên tới 70.000 - 80.000 đồng, bao gồm một phần ăn trưa và ly nước.

Ra trường năm 2023, đi làm gần 2 năm nhưng lương tháng của Thùy Dung cho đến nay mới chỉ tăng thêm hơn 1 triệu đồng. Những bữa trưa đắt đỏ khiến cô gái trẻ ngày càng ngại ngần ăn ngoài với đồng nghiệp và hạn chế tụ tập bạn bè.

Những bữa trưa đắt đỏ của lao động gen Z
Thùy Dung ngày càng cảm thấy khó khăn trong việc cân đối khoản ăn trưa bên ngoài khi đi làm

"Thời gian gần đây khi đi làm, mình chỉ ăn ở ngoài 1 lần. Thậm chí có tuần, mình chỉ mang đồ ăn trưa từ nhà đến cơ quan để tiết kiệm", Thùy Dung nói.

Không chỉ riêng Thùy Dung, nhiều dân văn phòng tại Hà Nội ngày càng cảm thấy khó khăn trong việc cân đối khoản ăn trưa bên ngoài khi đi làm. Một số phải lựa chọn các phương án tiết kiệm hơn hoặc tự nấu nướng.

Thùy Dung hiện làm việc tại vị trí marketing với mức lương gần 10 triệu đồng/tháng. Khoảng 3 tháng trước, công ty cô chuyển văn phòng từ quận Hà Đông sang quận Hoàn Kiếm - nơi giá ăn trưa nhìn chung nhỉnh hơn.

Cô gái sinh năm 2001 cho biết, một bán bún hay một phần cơm bụi ở quận Hà Đông giá khoảng 35.000 - 40.000 đồng. Nhưng khi sang quận Hoàn Kiếm, giá các món tương tự cao hơn 10.000 - 15.000 đồng.

"Với những người mới ra trường như mình, lương cho vị trí marketing trung bình 9 - 11 triệu đồng/tháng. Nếu ngày nào cũng ăn trưa bên ngoài với giá khoảng 50.000 đồng, mỗi tháng cũng phải tốn 1,2 triệu đồng. Đó là chưa kể đến tiền ăn sáng, tiền ăn vặt các buổi chiều cùng đồng nghiệp", cô tính toán.

Tương tự Thùy Dung, Gia Bảo (23 tuổi, nhân viên bán hàng tại quận Đống Đa) nhận thấy chi phí ăn uống đang có sự thay đổi rõ rệt. Sau Tết, những quán ăn trưa Bảo thường ăn tăng giá 10 - 20% so với trước kia.

Những bữa trưa đắt đỏ của lao động gen Z
Giá cả của các dịch vụ ăn uống leo thang trong khi thu nhập không mấy cải thiện, nhiều nhân viên gen Z phải tìm cách xoay xở để không mất cân bằng chi tiêu

Với đặc thù của ngành sale, thu nhập của Gia Bảo chủ yếu phụ thuộc vào lương cố định và hoa hồng. Tuy nhiên, mức lương cố định gần như không có sự biến động so với năm ngoái, trong khi khoản hoa hồng có xu hướng giảm sút đáng kể.

Theo Gia Bảo, giá bữa trưa tăng cao một phần xuất phát từ tình hình kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại. "Mình hy vọng trong thời gian tới, công ty sẽ làm ăn tốt hơn để chính sách tiền lương có sự điều chỉnh, phù hợp với mức độ tăng trưởng của chi phí sinh hoạt đang leo thang như hiện nay", chàng trai trẻ bày tỏ.

Xoay sở ứng phó

Với mức lương hơn 15 triệu đồng mỗi tháng, Thanh Hồng (nhân viên hành chính) từng chi tiêu khá thoải mái. Buổi trưa, Hồng thường gọi giao đồ ăn hoặc cùng đồng nghiệp đi ăn cơm suất, mỳ, phở... giá dao động 50.000 - 70.000 đồng.

Tuy nhiên, khoảng nửa năm trở lại đây, đặc biệt là sau Tết, vẫn món cũ, quán quen, Hồng thấy giá cả dần nhỉnh lên, trung bình 5.000 - 15.000 đồng/món. Trong khi đó, thu nhập lại không thay đổi.

"Tiền ăn trưa bên ngoài ngày càng chiếm một khoản lớn trong thu nhập của mình, ảnh hưởng đến việc tiết kiệm. Tuy nhiên, vì công việc bận rộn, mình gần như không thể nấu cơm đem đi làm", Thanh Hồng chia sẻ.

Không thể thay đổi quá nhiều quỹ ăn trưa, Thanh Hồng đành giảm dần tần suất mua sắm, cà phê cùng bạn bè.

Những bữa trưa đắt đỏ của lao động gen Z
Không thể thay đổi quá nhiều quỹ ăn trưa, Thanh Hồng đành giảm dần tần suất mua sắm, cà phê cùng bạn bè

Còn Lan Anh (24 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội), ngoài cố gắng tự mang cơm nhà đi ăn trưa, cô gái trẻ còn đổi sang mua các món ăn nhanh ở cửa hàng tiện lợi với giá khoảng 25.000 - 30.000 đồng cho tiết kiệm.

Khi làm việc vào buổi chiều, nếu buồn ngủ, cô gái trẻ cũng tận dụng gói cà phê tự pha có sẵn ở văn phòng thay vì đặt nước cùng đồng nghiệp.

"Mỗi sáng, mình với mẹ thay phiên nhau đi chợ, nấu cơm mang đi làm. Mặc dù vất vả, chi phí sẽ rẻ hơn so với mua ăn ở ngoài. Mình nghĩ đây là cách tiết kiệm trong bối cảnh giá cả leo thang mà thu nhập vẫn ì ạch không tăng", Lan Anh nói.

Trong khi đó, với người đang tìm việc như Hải Yến (26 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội), tiền phụ cấp ăn trưa sẽ là một trong những điều cô lưu ý khi lựa chọn chỗ làm mới trong bối cảnh giá cả leo thang.

Ở công ty cũ, ngoài mức lương cố định hàng tháng, Hải Yến được hỗ trợ tiền ăn trưa 40.000 đồng/ngày kèm chi phí xăng xe, điện thoại.

"Bữa ăn trưa tưởng đơn giản nhưng nếu không tính toán kỹ sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc chi tiêu hàng tháng, nhất là với người độc thân hay có thói quen ăn ngoài như tôi. Mình hy vọng có thể tìm được công ty mới có mức phụ cấp ăn trưa bằng hoặc cao hơn chỗ cũ để hỗ trợ phần nào", Hải Yến chia sẻ.

Đọc thêm

Đà Nẵng: Tuyên dương 350 Cháu ngoan Bác Hồ cấp thành phố Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đà Nẵng: Tuyên dương 350 Cháu ngoan Bác Hồ cấp thành phố

TTTĐ - Sáng 3/4, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ thành phố lần thứ V năm 2025.
Ninh Thuận vinh danh 150 Cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc Nhịp sống trẻ

Ninh Thuận vinh danh 150 Cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc

TTTĐ - Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh lần thứ VIII, năm 2025, đánh dấu cột mốc quan trọng trong phong trào thiếu nhi của tỉnh.
Hơn 200 tình nguyện viên được trang bị kỹ năng cứu nạn, cứu hộ Tôi yêu Hà Nội

Hơn 200 tình nguyện viên được trang bị kỹ năng cứu nạn, cứu hộ

TTTĐ - Hơn 200 tình nguyện viên, đội phản ứng nhanh giao thông, đội hình giao thông xanh thành phố Hà Nội đã được tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thực hành dùng bình chữa cháy và phương tiện thô sơ…
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của “thế hệ vươn mình” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của “thế hệ vươn mình”

TTTĐ - Sáng 3/4, trường Lê Duẩn phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Thành đoàn Hà Nội tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với thanh niên trong “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” cho các cán bộ Đoàn chủ chốt Thủ đô.
Cơ hội mới cho sinh viên ngành nông nghiệp Nhịp sống trẻ

Cơ hội mới cho sinh viên ngành nông nghiệp

TTTĐ - Sáng 2/4, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) đã diễn ra Chương trình trao đổi hợp tác giữa VNUA và các trường đại học khối Pháp ngữ Vương quốc Bỉ (ARES-CCD).
Có nên đến “lò” để luyện thi đánh giá năng lực không? Nhịp sống trẻ

Có nên đến “lò” để luyện thi đánh giá năng lực không?

TTTĐ - Kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đang mở ra thêm cơ hội cho thí sinh vào các trường đại học bên cạnh điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều trung tâm luyện thi ĐGNL theo đó cũng mọc lên ngày càng nhiều với những quảng cáo, cam kết hấp dẫn như “đảm bảo tăng điểm”, “cầm tay chỉ bài” hay “công thức giải nhanh 100% trúng đề”... Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Liệu việc đăng ký các “lò” luyện thi có thực sự cần thiết hay không?
Tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ Đoàn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ Đoàn

TTTĐ - Chiều 2/4, trường Lê Duẩn phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành đoàn tổ chức tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội và phòng tránh những văn hóa phẩm độc hại trên không gian mạng cho cán bộ Đoàn chủ chốt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
250 cán bộ Đoàn được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

250 cán bộ Đoàn được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ

TTTĐ - Ngày 2/4, trường Lê Duẩn tổ chức khai mạc lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn các quận, huyện, thị xã năm 2025.
Bẫy tình một đêm phía sau ứng dụng hẹn hò Nhịp sống trẻ

Bẫy tình một đêm phía sau ứng dụng hẹn hò

TTTĐ - Trong nhịp sống hiện đại, các ứng dụng hẹn hò online trở thành cầu nối cho những con tim cô đơn. Tuy nhiên bên cạnh những câu chuyện tình yêu đẹp, không thể phủ nhận rằng, một góc khuất đáng báo động đang tồn tại đó chính là bẫy tình một đêm.
"Trạm đọc cho em" và hành trình mang tri thức về bản Tuổi trẻ học và làm theo Bác

"Trạm đọc cho em" và hành trình mang tri thức về bản

TTTĐ - Với niềm tin "tri thức không bao giờ là đặc quyền của riêng ai", một dự án bắt đầu từ những chuyến đi lặng lẽ lên bản, mang theo sách, bút… đã được các thành viên trong The Viet Projects thực hiện. “Trạm đọc cho em” – hành trình "cõng sách" lên bản đang được các bạn trẻ nối dài tới những vùng sâu, vùng xa của đất nước.
Xem thêm