Nhiều người tham gia giao thông cố tình "quên" Nghị định 168
Cục CSGT phía Nam tuyên truyền giúp người dân nắm vững Nghị định 168 Sau 3 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Tai nạn giao thông giảm sâu |
Vi phạm vẫn nhiều
Ghi nhận tại nhiều tuyến phố như Trường Chinh, Nguyễn Hoàng, Chùa Bộc, Kim Mã – Nguyễn Thái Học (Hà Nội)..., tình trạng dừng đỗ xe ô tô sai quy định, xe máy đi ngược chiều, leo lên vỉa hè vẫn diễn ra phổ biến. Đặc biệt tại các khu vực gần trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, xe máy, xe ba gác, ô tô cá nhân vẫn thản nhiên chiếm dụng vỉa hè làm nơi đỗ xe, bất chấp biển cấm.
![]() |
Nhiều người dân vô tư không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông |
“Có biển cấm dừng, cấm đỗ nhưng nhiều xe vẫn đỗ hàng dài trên vỉa hè. Nhiều khi người dân đi bộ phải xuống lòng đường, điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ”, chị Nguyễn Thị Thu, người dân sống tại phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội nói.
Không chỉ vậy, hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, dựng hàng rong, bày bán đồ ăn uống… vẫn diễn ra công khai tại các tuyến phố như Hàng Mã, Xuân Thủy, Khâm Thiên. Người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường, tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn giao thông.
![]() |
Cứ tắc đường, một bộ phận người dân thiếu ý thức lại leo lên vỉa hè để đi cho nhanh (ghi nhận tại phố Nguyễn Thái Học) |
Trong khi đó, hành vi vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định của học sinh, sinh viên, đặc biệt vào giờ tan trường vẫn diễn ra mỗi ngày.
Thậm chí tại một số nút giao có camera giám sát, người vi phạm (hầu hết là đi xem máy) vẫn điềm nhiên như thể “không có ai nhìn thấy”. Hành vi tạt đầu xe, vượt đèn vàng, không nhường đường cho người đi bộ cũng xuất hiện dày đặc, khiến nhiều tuyến phố trở nên hỗn loạn, mất an toàn.
Chưa bị phạt, chưa sợ?
Theo Nghị định 168/2023/NĐ-CP, nhiều mức xử phạt đã được điều chỉnh tăng đáng kể để bảo đảm tính răn đe đối với một số nhóm hành vi, hành vi vi phạm với lỗi cố ý nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.
Đối với người điều khiển môtô, xe gắn máy vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, mức xử phạt đã được nâng cao hơn. Theo đó, hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, mức phạt là từ 4-6 triệu đồng, so với trước đây chỉ là 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h mức phạt quy định cũ chỉ 4-5 triệu đồng, trong khi nghị định hiện nay là 6-8 triệu đồng; điều khiển xe lạng lách, đánh võng tăng mức phạt từ 6-8 triệu đồng trước đây lên 8-10 triệu đồng theo Nghị định 168.
![]() |
Các biển báo tuyên truyền phổ biến pháp luật được treo tại các ngã tư, tuyến giao thông lớn |
Tuy nhiên, theo ghi nhận, cơ quan chức năng dù xử lý nhiều nhưng cũng không xuể. Qua các chốt giao thông, tình trạng vi phạm lại tái diễn. “Mức phạt có tăng nhưng không có lực lượng giao thông đứng thì vẫn đâu vào đấy, bởi đó là do ý thức của nhiều người dân. Phạt nguội có nhưng chưa tới tay người dân nên vi phạm vẫn diễn ra hàng ngày”, anh Phạm Quốc Anh, một tài xế xe công nghệ nói.
Không thể phủ nhận một bộ phận người tham gia giao thông vẫn còn tâm lý đối phó, chạy theo thói quen “tiện đâu đi đấy”, thiếu ý thức tôn trọng quy định, đặc biệt trong việc đỗ xe, lấn vỉa hè hay đi sai làn. “Nhiều người cứ lấy lý do nhà có việc gấp để phóng lên vỉa hè hay nhà gần nên quên mang mũ bảo hiểm. Thời điểm đầu tôi rất mừng khi mọi người chấp hành nghiêm chỉnh nhưng dần dần mọi thứ lại có dấu hiệu quay trở lại”, ông Trần Văn Nam (Giảng Võ, Ba Đình) cho biết.
Trên thực tế, Hà Nội đã và đang mở rộng hệ thống camera phạt nguội, đặc biệt tại các nút giao trọng điểm như Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng, Xã Đàn – Đại Cồ Việt… Tuy nhiên, bên cạnh việc đồng bộ các phương tiện phát hiện lỗi, phạt nguội các phương tiện tham gia giao thông, cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp để nâng cao ý thức người dân.
![]() |
Hiện trạng xe máy kẹp 3, chở quá số người theo quy định khiến nhiều người dân bức xúc (ghi nhận tại đường Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy) |
Song song đó, việc đưa giáo dục giao thông vào trường học, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp cần được coi là biện pháp mang tính bền vững. Những buổi sinh hoạt chuyên đề, các chiến dịch truyền thông đa nền tảng, nội dung số thân thiện với giới trẻ cũng có thể tạo nên hiệu ứng lan tỏa, thay đổi từ nhận thức đến hành vi.
“Không chỉ phạt cho sợ, mà phải giáo dục để tự giác. Muốn có một đô thị văn minh, văn hóa giao thông phải bắt đầu từ mỗi cá nhân”, cô Lê Thu Hà, giáo viên trường THPT Lý Thường Kiệt (Long Biên) chia sẻ.
Nghị định 168 là một bước tiến về pháp lý nhưng để đạt hiệu quả thực tế, không thể chỉ “đánh vào ví tiền” mà cần sự đồng lòng, từ chính quyền, lực lượng thực thi, truyền thông cho đến từng người dân, để mỗi hành vi nhỏ trên đường phố đều hướng tới trật tự, an toàn và văn hóa. Bởi giao thông không chỉ là chuyện di chuyển, mà là bộ mặt của một thành phố.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Gen Z Việt chinh phục bài toán định vị thương hiệu F&B Châu Á

“Hòa bình đẹp lắm” phủ đỏ mạng xã hội

Thanh niên Thủ đô vươn mình trong kỷ nguyên số

Gen Z Hà thành lên kế hoạch “chill” cho kỳ nghỉ lễ

Tuyển 60 đại biểu tham gia Hội trại Thanh niên Việt Nam

Bình Thuận: Gần 1.000 đoàn viên đồng loạt ra quân xóa nhà tạm

1.000 bạn trẻ "hợp xướng" trống hội mừng 50 năm thống nhất đất nước

Lắng nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện 50 năm Thống nhất đất nước

"Góp nắng" trao yêu thương nơi biên giới Cao Bằng
