Tag

Nhà máy xăng dầu làm điều “chưa từng xảy ra” trước nguy cơ dừng hoạt động

Doanh nghiệp 24/08/2021 15:20
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh tồn kho tăng cao, rủi ro phải dừng hoạt động, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã phải chủ động hạ công suất tối thiểu xuống khoảng 80% để vận hành an toàn.
Bộ trưởng Bộ Công thương ra chỉ thị giải nguy cho các nhà máy xăng dầu Cứu nguy cho các nhà máy xăng dầu do tồn kho không còn sức chứa

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải áp dụng giãn cách xã hội trong một thời gian dài, khiến sản lượng xăng dầu tiêu thụ giảm mạnh.

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị cung cấp sản phẩm trên thị trường nên ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ xăng dầu nói chung và sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nói riêng.

Theo BSR, hiện nay, việc tiêu thụ của các đầu mối kinh doanh xăng dầu cũng đang giảm mạnh, dẫn đến tồn kho tăng nhanh và hầu như không còn sức chứa. Trong khi nhập khẩu xăng dầu 7 tháng đầu năm 2021 có giảm nhưng vẫn ở mức cao, khiến cho áp lực sản xuất và kinh doanh xăng dầu của công ty ngày trở nên khó khăn, khách hàng tạm hoãn hoặc chậm nhận hàng.

Trên thực tế, trong tháng 7/2021, khách hàng của BSR cam kết nhận hàng vẫn ở mức trên 70% nhu cầu thị trường, nhưng do diễn biến dịch bệnh nên nhu cầu tiêu thụ giảm xuống chỉ còn hơn 30%. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến đơn vị sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối.

Vì vậy, ngay từ lúc này, các bộ, ngành Trung ương cần đánh giá nhu cầu thực của thị trường, để có sự điều tiết vĩ mô và cân đối lượng hàng nhập khẩu cho phù hợp, đại diện BSR cho biết thêm.

Hiện tại, kho tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang tồn khoảng 200.000m3 sản phẩm xăng dầu các loại và gần 400.000m3 dầu thô. Lượng tiêu thụ giảm và tồn kho tăng cao dẫn đến nguy cơ nhà máy phải tạm dừng hoạt động nếu như không còn chỗ chứa là điều không thể tránh khỏi.

Nhà máy xăng dầu làm điều “chưa từng xảy ra” trước nguy cơ dừng hoạt động
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Ảnh: BSR

Trước tình hình này, BSR đã phải chủ động hạ công suất tối thiểu xuống khoảng 80% để vận hành an toàn, trước đó là 90% nhưng mức tồn kho ngày càng tăng cao nên tiếp tục phải hạ công suất để duy trì hoạt động.

Theo đại diện BSR, đây là điều chưa từng xảy ra ở nhà máy này trong suốt 12 năm vận hành, sản xuất kinh doanh, bởi công ty đang trong tình trạng cấp bách, đối mặt rủi ro không còn sức tồn chứa, kể cả việc đưa hàng đi gửi kho do hệ thống kho trên thị trường hầu như đã đầy, dẫn đến nguy cơ phải dừng nhà máy thời gian tới.

Trong bối cảnh cấp bách, BSR đã phải chuyển hướng sang sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hóa dầu. Hiện tại, phân xưởng Polypropylene đang vận hành ở công suất 115%.

Đồng thời, BSR đã đưa ra thị trường các sản phẩm hạt nhựa PP mới như T3045, Homo PP Yarn T3050, I3085 và I3150 và được khách hàng đánh giá rất tốt. Các sản phẩm hạt nhựa PP truyền thống như T3034 và I3110 đã được khách hàng đánh giá cao, ổn định hơn so với các sản phẩm ngoại nhập từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore...

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn đã phải kiến nghị các bộ, ngành điều chỉnh mang tính vĩ mô, đó là có sự can thiệp của Nhà nước để giảm lượng xăng dầu nhập khẩu, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phảm trong nước làm ra.

Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, xem xét về chủ trương ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để đảm bảo cân đối cung cầu, giảm thiểu nguồn nhập khẩu xăng dầu nhằm hỗ trợ ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của các đơn vị trong nước.

Ngày 23/8, tại Chỉ thị số 10/CT-BCT, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, các tập đoàn, tổng công ty, các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu chia sẻ với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng nguồn hàng trong nước thay thế cho nguồn hàng nhập khẩu.

Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng yêu cầu Vụ Thị trường trong nước phối hợp với các đơn vị của Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan để sớm được thông qua và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Mặt khác, Vụ Thị trường trong nước chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh thực tế tại đơn vị để rà soát, điều chỉnh kế hoạch bảo đảm nguồn hàng, ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để cân đối cung cầu.

Theo yêu cầu của người đứng đầu ngành Công thương, Vụ Thị trường trong nước cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu bán ra thị trường theo các quy định hiện hành; bảo đảm nguồn cung tại các điểm bán lẻ nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trong mọi tình huống.

Đọc thêm

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là Bản tuyên ngôn soi đường, dẫn lối cho kinh tế tư nhân khẳng định mình và phát triển thịnh vượng trong thời đại mới...
Nghị quyết đặc biệt Doanh nghiệp

Nghị quyết đặc biệt

TTTĐ - Sau quá trình dày công nghiên cứu, ấp ủ, một nghị quyết đặc biệt đã ra đời, đó là Nghị quyết 68-NQ/TW. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.018 tỷ đồng.
Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân Kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân

Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới Doanh nghiệp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới

TTTĐ - Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai – một vùng đất chiến lược phía Nam – đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI.
Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường? Doanh nghiệp

Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường?

TTTĐ - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương đã lý giải những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Xem thêm