Người trẻ phải khai phá, tiên phong thay đổi
![]() |
Tạo môi trường tốt nhất để giáo dục, vun đắp lý tưởng…
Tại điểm cầu Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Diệp Anh, Bí thư Đoàn phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đặt câu hỏi: Trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, Đoàn triển khai 3 phong trào hành động cách mạng và 3 chương trình đồng hành với thanh niên. Thưa Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đồng chí đánh giá như thế nào về mức độ triển khai các phong trào và chương trình hành động của Đoàn trong giai đoạn vừa qua và định hướng trong thời gian tới, khi xây dựng văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII? Đồng chí đánh giá như thế nào về phạm vi ảnh hưởng, tác động của các chương trình đồng hành đối với các đối tượng thanh niên?
![]() |
Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trả lời các bạn trẻ |
Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, đây là một câu hỏi rất lớn mà tập thể Ban Bí thư, BCH Trung ương Đoàn tiếp tục thảo luận, nghiên cứu để có câu trả lời thỏa đáng nhất. Tại buổi đối thoại, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Sau quá trình triển khai các phong trào, chương trình, chúng tôi rút ra 3 quan điểm lớn: Muốn phát huy thanh niên, cần phải đồng hành với thanh niên; Bối cảnh thanh niên hiện nay có nhiều sự thay đổi, đa dạng, phân tầng, nên cần có phong trào nhánh cụ thể vào từng đối tượng thanh niên; Phong trào thanh niên phải được đo đếm bằng hiệu quả làm lợi cho cộng đồng, xã hội, đất nước. Khi sơ kết giữa nhiệm kỳ cho thấy, 3 phong trào hành động cách mạng và 3 chương trình đồng hành với thanh niên được triển khai rộng khắp, đồng đều đến mọi đối tượng thanh niên”.
Về văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, đồng chí cho biết, đến thời điểm này chưa bàn nhưng định hướng xây dựng văn kiện, ngoài đánh giá kết quả 3 phong trào đã triển khai trong đại hội XI, cần phải chú trọng 4 nội dung: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Chương trình hành động của Đoàn triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Luật Thanh niên (sửa đổi, bổ sung) có hiệu lực từ năm 2021; Tình hình thanh niên trong bối cảnh mới; xu hướng chuyển đổi số tác động đến mọi mặt hoạt động của Đoàn, thanh niên.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Thị Diệp Anh, Bí thư Đoàn phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội |
Hoàng Thanh Tùng, đoàn viên tại Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An đặt câu hỏi: Hiện nay, có một bộ phận thanh niên đang xa rời những định hướng, giá trị, lý tưởng sống tốt đẹp, đề cao nhu cầu hưởng thụ. Trước thực trạng này, Đoàn Thanh niên làm gì để định hướng, giáo dục, vun đắp lý tưởng, khát vọng, hoài bão cho thanh niên?
Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn khẳng định, thanh niên hiện nay vẫn luôn có niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước, vẫn luôn có khát vọng cống hiến cho Tổ quốc. Tuy nhiên cần thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay, một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thậm chí, một số ít thanh niên bị lôi kéo, có những việc làm đi ngược lại truyền thống của Đoàn, trái với mục tiêu của Đảng, của dân tộc.
![]() |
Chương trình đối thoại đã thu hút đông đảo thanh thiếu nhi trong và ngoài nước |
“Hiện nay đã có nhiều chương trình, nhiều hoạt động quan tâm đến việc định hướng, cải tạo thanh niên, tuy nhiên chưa được thực sự sát sao. Tôi hứa với các bạn sẽ có một chương trình riêng để tăng cường lý tưởng cách mạng, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi và nhi đồng. Tôi cũng phải nói rằng một phần trách nhiệm của gia đình. Đoàn sẽ kết hợp cùng với Hội phụ nữ Việt Nam tăng cường giáo dục về lối sống, về giới tính…
Tôi cũng mong rằng, Đoàn Thanh niên các cấp tiếp tục tham mưu cho các cấp ủy Đảng cùng nhau phối hợp với các gia đình để tạo được một môi trường tốt nhất cho thanh thiếu niên để giáo dục, vun đắp lý tưởng, khát vọng, hoài bão cho thanh niên”.
Thành quả sẽ khó đong đếm bằng tiền, lợi ích cá nhân
Chương trình đối thoại cũng nhận được nhiều câu hỏi từ thanh niên Việt Nam ở nước ngoài. Bạn Trần Thiện Quang - Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc hỏi: Nhiều bạn du học sinh Việt Nam ở nước ngoài có mong muốn trở về nước lập nghiệp, tìm kiếm việc làm, tuy nhiên còn băn khoăn về môi trường làm việc và việc đãi ngộ có tốt hay không. Trước lựa chọn ở lại nước ngoài và trở về nước đóng góp, nhiều bạn không khỏi lo lắng. Xin hỏi Bí thư Thứ nhất, từ góc độ của Đoàn, đồng chí cho biết giải pháp nào để hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về nước làm việc, đóng góp cho đất nước trong thời gian tới?
Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, đây là câu hỏi không mới khi nói về sự băn khoăn của người trẻ Việt Nam đi ra nước ngoài học tập, công tác. Với bối cảnh công nghệ số hiện nay, ranh giới giữa các quốc gia không còn lớn như cách đây 10 năm trước nữa. Chúng ta hoàn toàn đóng góp được vào sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, về trong nước thì đóng góp trực tiếp, cụ thể hơn, nhiều hơn.
![]() |
TS Lê Duy Anh |
Điều kiện Việt Nam bây giờ rất tốt. Các bạn thấy, rất nhiều thanh niên nước ngoài tìm đến Việt Nam tìm đến cơ hội làm việc trong các tập đoàn kinh tế, cũng như cơ hội lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp. Do đó, các bạn cũng không thể băn khoăn môi trường, chính sách đãi ngộ trong nước. Trong bối cảnh nếu còn những rào cản, thì người trẻ phải là người khai phá, tiên phong thay đổi. Nếu ngồi chờ thay đổi theo ý mình mới về công tác cống hiến thì không có ai đi đầu khai phá, cống hiến cả.
Cùng chia sẻ tại chương trình, TS Lê Duy Anh (ĐH Quốc gia Hà Nội) - một trong những người học tập ở nước ngoài về nước công tác cho rằng, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và có môi trường hòa bình, ổn định, an toàn, nhất là trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Đây là điều người trẻ cần trân trọng.
TS Lê Duy Anh cho hay: “Tôi có hơn 10 năm học tập, tốt nghiệp tại Anh. Hiện đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Niềm vui được chia sẻ kiến thức với thế hệ tương lai của đất nước thì tiền bạc khó có thể mua được. Tôi tin 10 - 20 năm nữa, từ những hạt giống được gieo hôm nay và sự cải thiện môi trường giáo dục thì thành quả sẽ khó đong đếm bằng tiền, bằng lợi ích cho cá nhân. Ngoài tôi, em gái tôi đang làm tiến sĩ tại Anh và mong ước cháy bỏng quay về nước cải thiện khoa học tâm lý ở Việt Nam. Nhiều người bạn khác của tôi cũng đã trở về. Đó là minh chứng cụ thể trả lời cho câu hỏi về nước hay ở lại nước ngoài".
![]() TTTĐ - “Thanh niên Việt Nam - Vững tin tiếp bước” là chủ đề của chương trình đối thoại giữa anh Nguyễn Anh Tuấn - ... |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thắt chặt tình hữu nghị thanh niên 2 nước Việt Nam - Trung Quốc

Tháng Thanh niên và hành trình ý nghĩa của tuổi trẻ Đắk Lắk

Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu

Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ninh Thuận: Hơn 300 đoàn viên hành trình về nguồn

Lớp học AI miễn phí của Đoàn

Thực hiện 517 công trình, phần việc trong Tháng Thanh niên 2025

Bình Thuận tuyên dương 84 Cháu ngoan Bác Hồ

Tuổi trẻ Phú Yên trao tặng ảnh phục dựng tri ân Anh hùng liệt sĩ
