Người hồi sinh tinh hoa làng gốm
Bát Tràng chật vật "hồi sinh" sau đại dịch Làng gốm Bát Tràng chuyển mình ứng phó với dịch bệnh |
Tuy đã ngoài 80 tuổi, nghệ nhân Hạ Bá Định (Hải Dương) vẫn mang tình yêu mãnh liệt dành cho gốm. Cả cuộc đời cống hiến, cụ vẫn hàng ngày rong ruổi trên chiếc xe máy cũ, di chuyển từ thành phố Hải Dương đến huyện Nam Sách để vừa vẽ, vừa dạy, nói chuyện về tinh hoa gốm Chu Đậu. Cụ Định mang trọn tâm huyết của mình để truyền dạy nghề gốm cho lớp trẻ, với khát vọng khôi phục và phát triển làng gốm Chu Đậu.
Trọn đời với gốm, miệt mài truyền lửa
Từ khi còn đi học tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, tôi đã có những kiến thức về Gốm. Thời trẻ, tôi từng có quãng thời gian vừa học vừa làm tại Nhà máy gốm sứ Hải Dương, rồi làm thiết kế mỹ thuật, sau này khi về hưu thì Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu mời tôi về. Trong quá trình truyền dạy, giáo trình không phải kiếm đâu xa vì hoàn toàn có thể khai thác từ những hiện vật gốm cổ được phát hiện ở nơi đây, kết hợp cùng kiến thức lịch sử của đất nung thời Lý, Trần, Lê Sơ.
![]() |
Nghệ nhân Ưu tú Hạ Bá Định |
Vì thực sự là đất gốm nên “đôi vai” của gốm Chu Đậu ngày xưa hay bây giờ đều rất nặng nề. “Nặng nề” ở đây có nghĩa là phải làm sao để sáng tạo mà vẫn giữ được nét truyền thống riêng biệt. Nét vẽ được cách điệu lấy cảm hứng từ đặc trưng bức họa của các thờicổ xưa, hoa văn mỗi ngày một phong phú và đa dạng. Khách đến tham quan và du lịch đặt vẽ rất nhiều, những cái rất khó nhưng tôi đều đưa ra tinh thần thuần Việt, không lai căng ở đâu cả.
Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ họa
“Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ họa” chính là những điều quan trọng nhất của gốm Chu Đậu. Trong đó, “họa” trong gốm Chu Đậu rất tự nhiên, mềm mại. Các tác phẩm vẽ gốm đều do người vẽ tự sáng tác ra và ít vẽ nháp. Có nhiều tác phẩm thể hiện phong cảnh tự nhiên đồng quê Việt Nam, cảnh hát quan họ, cảnh vui vẻ sản xuất của người nông dân...
![]() |
Không gian trưng bày Công ty CP Gốm Chu Đậu |
Sự kết hợp giữa đất sét mềm với đá hoặc thạch anh được ví như đôi vợ chồng, một người thì nóng tính, người thì dịu dàng thì thế nào cũng có sứt mẻ. Ta phải đưa vào đó một sự dung hòa, hòa hợp thì nó mới tạo nên được kết cấu bền chặt. Tất cả phải dùng kỹ thuật.
Với tôi, những sản phẩm phải được xuất phát từ tâm hồn người nghệ sĩ, ví dụ như khi nói đến chiếc lọ tỳ bà. Không phải từ chữ “bà” mà ta đánh giá là nữ. Chữ “tỳ bà” là tên một cây đàn, được làm bằng gỗ của người Mông Cổ. Đã là cây đàn thì tự nó đã mang dáng nữ tính, mang đường cong nữ tính. Thế nên cốt yếu phải hiểu được sự ra đời của nó thì mới có thể thấu hiểu, cảm nhận được nghệ thuật.
Dạy được cái “hồn” để cảm nhận mới khó
Khó khăn của tôi là các cháu đều là những con em nông dân nên chưa hiểu những cái trách nhiệm của tôi phải làm. Truyền thống của gốm Chu Đậu từ xưa là như vậy. Mọi thứ được kết nối và ăn nhập với nhau để tạo nên những đường nét vô cùng đặc trưng của gốm Chu Đậu. Các cụ ngày xưa vô cùng tinh tế, cần phải tiếp thu cái tinh tế ấy và mở rộng, phát triển nó.
![]() |
Nghệ nhân Hạ Bá Định vui mừng chia sẻ về sản phẩm gốm đặc biệt gắn với lịch sử Chu Đậu |
Vẽ được không phải là vấn đề nhưng dạy được cái hồn người ta cảm nhận thì mới khó. Có những đợt mở lớp không có học sinh, hay học sinh đến được vài buổi rồi bỏ, tôi rất buồn nhưng cũng có thể thông cảm được cho các cháu. Có thể lớn thêm vài tuổi nữa chúng mới hiểu được giá trị và yêu thích gốm. Khi đó quay lại học cũng không muộn, chỉ sợ lúc đó tôi không còn trên đời này nữa để truyền nghề. Bây giờ, hằng ngày các cháu mới vào học thì có đàn anh đàn chị dẫn dắt nên cũng an tâm phần nào.
![]() |
Cụ Định “trổ tài” đặt bút vẽ gốm |
Với những tâm huyết của mình cho nghề gốm, năm 2016, nghệ nhân Hạ Bá Định đã được Chủ tịch nước tặng Bằng khen vì đã có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát triển gốm Chu Đậu. Suốt mấy chục năm đôi tay dành trọn cho gốm sứ, chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc, nghệ nhânHạ Bá Định vẫn một lòng nuôi nỗi tâm sự, làm sao để thế hệ sau giữ gìn và tiếp nối môn nghệ thuật truyền thống này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn
