Tag

Người giữ tinh hoa ẩm thực Hà thành trong mâm cỗ

Ẩm thực 27/12/2023 14:03
aa
TTTĐ - Nhắc đến Bát Tràng, nhiều người nghĩ ngay đến một vùng đất lưu giữ tinh hoa nghề gốm lâu đời và nổi tiếng của Việt Nam. Cùng bề dày lịch sử hình thành khoảng 600 năm với dấu ấn văn hóa, tính gia tộc và cả tâm linh đậm nét, vùng đất ấy còn nổi tiếng bởi văn hóa ẩm thực truyền thống và là một trong những “cái nôi ẩm thực” đặc sắc của Hà Nội.
Ấn tượng chương trình “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” Sinh viên thích thú trải nghiệm "Tinh hoa Bắc Bộ" Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng giữ gìn tinh hoa mĩ nghệ ngàn năm

Giữ hồn mâm cỗ xưa Hà thành

Ở một góc nhỏ trong ngôi làng nằm bên tả ngạn sông Hồng, có một giai nhân Hà Nội đã miệt mài gìn giữ và “thổi hồn” vào những mâm cỗ Tết xưa. Đó chính là nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Lâm.

Hơn 50 năm làm dâu Bát Tràng là hơn 50 năm bà gắn bó và gìn giữ hương vị của từng món ăn Hà Nội, nhất là mâm cỗ xưa ở Bát Tràng. Sở dĩ, ngay từ nhỏ, bà đã được mẹ và các dì dạy nấu những món ăn truyền thống và tình yêu ẩm thực cứ thế được nung nấu trong người con gái gốc Hà Nội.

Dù bây giờ không thể đứng bếp vì lý do sức khỏe, niềm đam mê và tình yêu ẩm thực của nghệ nhân Nguyễn Thị Lâm vẫn tiếp tục được gìn giữ và lưu truyền nhờ người con dâu Nguyễn Thị Thu Hằng.

Mâm cỗ truyền thống Bát Tràng
Mâm cỗ truyền thống Bát Tràng

Từ một người ngại nấu nướng, vậy mà sau những lần đứng bếp phụ giúp mẹ chồng, niềm đam mê ẩm thực của nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Hằng bắt đầu từ bao giờ không hay. Dù có những ngày vừa bận rộn công việc ở xưởng gốm Bát Tràng, vừa tất bật chuẩn bị mâm cỗ nhưng chính những lời khen của khách hàng là động lực để con dâu bà Lâm tiếp tục gìn giữ và lan tỏa hương vị cỗ xưa làng cổ Bát Tràng suốt 5 năm qua.

‘‘Bà cứ nhờ đi vào đây để hỗ trợ mẹ, tôi thì rất bận vì còn phải lo một xưởng sản xuất không có thời gian, đến lúc vào nấu nướng phụ bà, nấu xong khách ăn cứ khen, thành ra lại là một cái động lực để mình đam mê từ lúc nào cũng không biết. Giờ thành ra là mê rồi", nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Hằng tâm sự.

Người giữ tinh hoa ẩm thực Hà thành trong mâm cỗ

Hiện tại, chỉ có một mình nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Hằng tự tay chuẩn bị các nguyên liệu làm nên mâm cỗ mang thương hiệu riêng ‘‘cỗ bà Lâm’’. Điều tạo nên thương hiệu trường tồn suốt nửa thập kỷ ấy còn bởi cái tâm của người đứng bếp.

‘‘Để nấu được những món ăn này thật ra rất kỳ công, mất nhiều thời gian, nên thực lòng phải đam mê mới làm được’’, con dâu bà Lâm chia sẻ.

Như men gốm đặc biệt...

Dù chỉ là những nguyên liệu đơn giản, quen thuộc nhưng để làm nên một mâm cỗ mang hương vị riêng của làng cổ Bát Tràng thì không phải ai cũng làm được.

Giống như cỗ tết tại các địa phương khác ở vùng đất Kinh kỳ, mâm cỗ Tết cổ truyền trong các gia đình khá giả ở làng Bát Tràng gồm 6 bát 8 đĩa (hay còn gọi là cỗ Bát Trân), mang ý nghĩa phát tài, phát lộc, còn gia đình trung lưu và bình dân thường biện cỗ 4 bát 6 đĩa - tượng trưng tứ trụ, 4 mùa và 4 phương.

Ngoài các món ăn phổ biến trong mâm cỗ như: gà luộc, bánh chưng... điều đặc biệt trong mâm cỗ Bát Tràng phải kể đến món canh măng mực và su hào xào mực khô. Trong đó, canh măng mực được coi như ‘‘linh hồn’’ của mâm cỗ, một món ăn truyền thống chỉ có ở Bát Tràng.

Người giữ tinh hoa ẩm thực Hà thành trong mâm cỗ

Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Hằng, để món canh măng mực tròn vị đòi hỏi độ ngọt thơm của sợi mực, độ giòn sần sật của măng và độ thanh của nước dùng. Hay món su hào xào mực cần phải dành nhiều thời gian trong khâu chuẩn bị nguyên liệu để giữ được độ giòn của su hào đến lúc lên mâm.

Mỗi món là một hương vị, từ thanh nhã đến đậm đà, tất cả hòa quyện tạo nên nét đặc trưng của mâm cỗ Tết người dân làng gốm khiến nhiều du khách khó quên.

Căn biệt thự thời Pháp hơn 120 năm tuổi của vợ chồng ông Lê Hồng Đức và bà Nguyễn Thị Lâm ẩn sâu trong làng gốm cổ là địa chỉ được đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm từ khi làng gốm Bát Tràng phát triển về mảng du lịch.

Cũng chính bởi “tiếng lành đồn xa”, du khách đến Bát Tràng ngoài tham quan, mua sắm gốm sứ thì còn mong muốn được thưởng thức hương vị xưa cỗ làng cổ Bát Tràng ở ngôi biệt thự Pháp trăm tuổi. Ngoài việc tìm hiểu về các kỹ thuật nấu nướng đặc biệt của người phụ nữ đất Hà thành, du khách còn được trực tiếp thưởng thức các món ăn đó trong căn nhà ba gian phía sau.

Ngôi nhà cổ được xây dựng cùng thời điểm cầu Long Biên (năm 1898)
Ngôi nhà cổ được xây dựng cùng thời điểm cầu Long Biên (năm 1898)

Trong lúc chờ lên mâm, các vị khách thường được nghe chồng bà Lâm giới thiệu về lịch sử ngôi nhà kiểu Pháp được gia đình gìn giữ hơn một thế kỷ qua. Trải qua nhiều thăng trầm, ngôi nhà vẫn giữ nét cổ kính, đan xen giữa nét truyền thống kiến trúc Việt Nam với sự hiện đại, cầu kỳ thời Pháp. Từng đồ vật trong nhà từ bộ bàn ghế đến bộ ấm chén, đồng hồ treo tường... đều nhuốm màu thời gian khiến căn phòng càng trở nên ấm cúng, thân thuộc, gợi những ký ức xưa.

Theo cô Hằng chia sẻ, những tháng đầu năm (độ từ Tết đến tháng 4 âm lịch), nhiều đoàn du lịch nước ngoài ghé thăm không phải để thưởng thức cỗ Bát Tràng mà để thưởng trà, lắng nghe những câu chuyện lịch sử gắn với ngôi nhà cổ.

Điều tạo nên vị trà thanh thanh, ngọt ngọt đặc biệt khiến du khách nhớ mãi cũng phải có bí quyết. Nước đun trà phải lấy từ nước mưa đã lọc sạch, nụ chè (hay còn gọi là chè hạt) trong khi nhiều người nhầm là hạt vối, kết hợp hoa sói để tạo nên vị trà riêng chỉ tìm thấy trong căn nhà Pháp cổ hơn 120 năm tuổi mang thương hiệu riêng ‘‘cỗ bà Lâm’’.

Có thể mất nhiều thời gian, có thể cầu kỳ nhưng để làm nên món ăn ngon thì tất cả những điều đó đều đáng giá. Đó chính là cách nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Hằng đã tiếp lửa tình yêu ẩm thực từ nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Lâm để gìn giữ hương vị cỗ xưa làng cổ Bát Tràng suốt bao năm qua. Không chỉ trong cách chuẩn bị một mâm cỗ, sự khéo léo, tinh tế trong ẩm thực đã thấm nhuần trong những người con Bát Tràng như một thứ men gốm đặc biệt.

Trải qua bao tháng năm thăng trầm, làng nghề Bát Tràng ngày một thay đổi phát triển hơn, nhưng dưới những nếp nhà nhuộm màu thời gian của miền quê Bắc Bộ, những tinh hoa ẩm thực đã và đang được người Bát Tràng âm thầm gìn giữ theo đúng lệ xưa.

Đọc thêm

Người Azerbaijan yêu thích ẩm thực Việt ngay từ lần đầu tiên thưởng thức Ẩm thực

Người Azerbaijan yêu thích ẩm thực Việt ngay từ lần đầu tiên thưởng thức

TTTĐ - Tiếp nối Lễ hội Novruz 2024, Đại sứ quán Azerbaijan và Đại sứ quán Kazakhstan lại tiếp tục phối hợp cùng trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Novruz Bayram vào cuối tháng ba vừa qua. Điều này cho thấy sự hợp tác, gắn kết bền chặt, tăng cường phát triển mối quan hệ văn hóa song phương giữa Azerbaijan, Kazakhstan và Việt Nam, trong đó hai nước Việt Nam và Azerbaijan đã có lịch sử hữu nghị rất lâu đời.
Quảng bá du lịch ẩm thực tại lễ hội Đà Nẵng Food Tour 2025 Ẩm thực

Quảng bá du lịch ẩm thực tại lễ hội Đà Nẵng Food Tour 2025

TTTĐ - Lễ hội Đà Nẵng Food Tour 2025 quảng bá Đà Nẵng là điểm du lịch ẩm thực đặc sắc trên bản đồ du lịch thế giới, góp phần tiếp tục khẳng định “Đà Nẵng - Điểm đến của lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á” tạo ra sản phẩm du lịch mới thu hút du khách.
Câu chuyện kết nối cộng đồng qua ẩm thực của Bác 2 Voi Ẩm thực

Câu chuyện kết nối cộng đồng qua ẩm thực của Bác 2 Voi

TTTĐ - Từ những bữa cơm gia đình đến góc phố ẩm thực, Bác 2 Voi với món Gà Ủ Muối đã trở thành chất keo gắn kết, lan tỏa tinh thần sẻ chia và tình cảm cộng đồng.
NOBU đánh dấu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam với dạ tiệc Four Hands Ẩm thực

NOBU đánh dấu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam với dạ tiệc Four Hands

TTTĐ - Four Seasons Resort The Nam Hải, Hội An chào đón Nobu – thương hiệu nhà hàng danh tiếng đã định nghĩa lại ẩm thực Nhật Bản - Peru trên toàn cầu – trong lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Golden Farm nổi bật với thiết kế gian hàng ấn tượng Nhịp điệu cuộc sống

Golden Farm nổi bật với thiết kế gian hàng ấn tượng

TTTĐ - Là thương hiệu thực phẩm uy tín với 25 năm kinh nghiệm, Golden Farm đã chính thức chào sân ở Triển lãm Quốc tế Food & Hospitality Hà Nội 2025 bằng mô hình gian hàng được thiết kế độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng.
Những điểm hẹn ẩm thực mùa xuân Ẩm thực

Những điểm hẹn ẩm thực mùa xuân

TTTĐ - Mùa xuân Hà Nội có rất nhiều điều hay, cái đẹp nhưng với rất nhiều người, cứ tiết này hàng năm phải đến được những điểm hẹn quen thuộc thưởng thức những món ngon rất đỗi đặc trưng mà thiếu nó dường như mùa xuân chưa thể trọn vẹn.
Ngày hội Bắp nếp Cẩm Nam - nét đẹp văn hóa ẩm thực xứ Quảng Ẩm thực

Ngày hội Bắp nếp Cẩm Nam - nét đẹp văn hóa ẩm thực xứ Quảng

TTTĐ - Trong hai ngày 15 và 16/3, UBND TP Hội An (Quảng Nam) sẽ tổ chức Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam tại cồn bắp Thanh Nam, phường Cẩm Nam. Đây là sự kiện thường niên, mang đậm dấu ấn truyền thống, nhằm bảo tồn và phát huy nghề trồng bắp nếp lâu đời của người dân địa phương.
Nhà hàng vi cá cao cấp không nên bỏ lỡ tại Sài Thành Ẩm thực

Nhà hàng vi cá cao cấp không nên bỏ lỡ tại Sài Thành

TTTĐ - Nhà hàng vi cá cao cấp Thai Village là một trong những tọa độ nổi tiếng mà các tín đồ yêu thích ẩm thực thượng hạng không thể bỏ qua. Vậy lý do gì tạo nên thương hiệu của nhà hàng vi cá cao cấp này? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Ẩm thực Benaras trong đám cưới Ấn Độ tại miền Trung Việt Nam Ẩm thực

Ẩm thực Benaras trong đám cưới Ấn Độ tại miền Trung Việt Nam

TTTĐ - Trong bức tranh đa sắc màu của những sự kiện văn hóa đặc sắc, đám cưới Ấn Độ luôn nổi bật với sự lộng lẫy, xa hoa và những nghi lễ truyền thống đậm đà bản sắc. Mới đây, một đám cưới hoành tráng đã diễn ra tại miền Trung Việt Nam, không chỉ gây ấn tượng bởi quy mô mà còn bởi sự tinh tế trong từng chi tiết, đặc biệt là ẩm thực, do chuỗi nhà hàng Benaras đảm nhận.
Thí sinh Nam vương Du lịch thế giới trải nghiệm ẩm thực Ninh Thuận Nhịp điệu cuộc sống

Thí sinh Nam vương Du lịch thế giới trải nghiệm ẩm thực Ninh Thuận

TTTĐ – Top 30 Nam vương Du lịch Thế giới 2025 (Mister Tourism World 2025) hào hứng tham quan làng gốm Bàu Trúc cùng nhiều địa điểm nổi tiếng của Ninh Thuận và trải nghiệm văn hóa, ấn tượng ẩm thực nơi đây.
Xem thêm