Người dân cần hiểu đúng về dịch tả lợn châu Phi
![]() |
Người dân nên hiểu đúng về dịch tả lợn châu Phi để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi
Bài liên quan
Hà Nội phát hiện thêm ba ổ dịch tả lợn châu Phi
Hà Nội triển khai diễn tập phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Hà Nội thực hiện “5 không” để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
Phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 2 tại Thanh Hóa
Dịch tả lợn không lây sang người
Theo phân tích của các chuyên gia y tế, bệnh tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus African swine fever virus (ASFV) gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn với tỉ lệ lợn chết cao, lên đến 100%. Bệnh dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3 - 4 ngày. Loại virus này lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus…
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Virus ASFV có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn. Virus này chịu nhiệt kém, tồn tại được 3 giờ khi nấu ở nhiệt độ 50 độ C, 20 phút trong nhiệt độ 60 độ C, 2 phút trong nhiệt độ 90 độ C và bị tiêu diệt dưới 1 phút khi đun sôi ở 100 độ C. Tuy nhiên, bệnh không gây bệnh cho các loài động vật khác. Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn. Đặc biệt, bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người. Do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.
Ông Trần Đắc Phu giải thích thêm, dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là virus, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.
Nỗ lực chống dịch
Theo thông tin từ Cục Thú y, tính đến ngày 8/3, Thái Nguyên là tỉnh mới nhất công bố phát hiện dịch tả lợn châu Phi. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng kể từ ổ dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên, đến nay đã có 10 tỉnh bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi.
Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, hiện nay, các cấp các ngành đang triển khai các giải pháp cấp bách, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm và không thực hiện các biện pháp chống dịch dẫn đến dịch bệnh lây lan. Chính phủ cũng đã cho phép hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống buộc phải tiêu hủy, tránh tình trạng người dân bán chạy lợn bệnh.
Tại Hà Nội, UBND TP đã ban hành Công văn số 339/VP-KT giao Sở Công thương và Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội, các sở NN&PTNT, Y tế… tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh lợn, các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc. Hiện trên địa bàn Hà Nội có 988 cơ sở điểm, giết mổ (chỉ có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 44 cơ sở bán công nghiệp) còn lại là các cơ sở giết mổ trong khu dân cư chưa được kiểm soát nên việc kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh đang được lực lượng chức năng quyết liệt triển khai.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch tả lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội, có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung của thị trường, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Sở đã làm việc với nhiều doanh nghiệp cung cấp thịt đề nghị dự trữ nguồn hàng cho thị trường TP Hà Nội. Đồng thời cũng chủ động chuẩn bị các nguồn hàng khác như gia cầm gà, vịt để thay thế nếu bệnh dịch phát tán trên diện rộng. Đồng thời đề nghị ngành Hải quan theo dõi sát diễn biến tình hình nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt lợn, đặc biệt là các quốc gia và vùng lãnh thổ đã phát hiện dịch tả lợn châu Phi, qua đó ngăn chặn thịt lợn nhiễm bệnh nhập lậu vào Việt Nam.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP
