Tag

“Người cán bộ” mới của Nhân dân

Công nghệ số 26/01/2025 09:00
aa
TTTĐ - Thời gian gần đây, tính năng “Chatbot dịch vụ công” trên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) đã thu hút đông đảo người dân sử dụng. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI đã hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tương tác, hỏi đáp, tìm kiếm và khai thác thông tin một cách đơn giản, thuận tiện, chính xác.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trên iHanoi iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản công dân Thủ đô số iHanoi

Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền

Ứng dụng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi) sau khi được TP Hà Nội triển khai, đã đánh dấu một bước đột phá trong việc thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền và người dân. Nhờ công nghệ số và các giải pháp thông minh đã đưa chính quyền đến gần người dân hơn.

Nếu như trước đây, người dân vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận nhanh hoặc tìm hiểu thông tin của TP Hà Nội, hiện nay, nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ, việc kết nối với chính quyền trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Hà Nội triển khai nhiều hệ thống thông tin và ứng dụng phục vụ công dân và doanh nghiệp, trong đó có ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi)
Người dân sử dụng ứng dụng Công dân Thủ đô số

Qua ứng dụng iHanoi, TP đã tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị từ người dân một cách minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả.

Đồng thời, ứng dụng bảo đảm sự tham gia giám sát của cộng đồng với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", từ đó nâng cao niềm tin của người dân với chính quyền, cung cấp tiện ích cho người dân và tiếp nhận các sáng kiến đóng góp xây dựng phát triển Thủ đô.

Tính đến giữa tháng 12/2024, đã có 3.167.657 tài khoản đăng ký sử dụng ứng dụng iHanoi; số tài khoản đăng ký mới đạt 709.040 tài khoản.

Về số lượng phản ánh hiện trường, iHanoi đã tiếp nhận 32.208 phản ánh, xử lý khoảng gần 30.000 phản ánh. Trong thời gian qua, số lượng người dân đăng ký tài khoản mới cũng như đang có tài khoản trên ứng dụng iHanoi tăng đáng kể, người dân biết đến ứng dụng ngày càng nhiều nhờ công tác tuyên truyền hiệu quả.

Để nâng cao khả năng hỗ trợ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đưa vào, bao gồm xây dựng hệ thống chatbot và trợ lý ảo để hỗ trợ cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Đồng thời, AI cũng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc tương tác, hỏi đáp, tìm kiếm và khai thác thông tin một cách đơn giản, thuận tiện, và chính xác.

Nhiều bạn trẻ vô cùng thích thú với tính năng Chatbot dịch vụ công. Bạn Trần Minh Sang (30 tuổi, ở Phú Xuyên, Hà Nội) chia sẻ: “Tết năm nay nhà tôi có kế hoạch đi du lịch Thái Lan. Chưa từng làm hộ chiếu nên tôi loay hoay không biết thủ tục như thế nào.

Khi vào hỏi Chatbot trên iHanoi, tôi thấy thông tin không cần phải mất thời gian tra cứu nhiều như các ứng dụng khác, không biết gì nhắn hỏi đều có cả. Rất tiện lợi”.

“Người cán bộ” mới của Nhân dân
Tính năng “Chatbot dịch vụ công” trên ứng dụng Công dân Thủ đô số được người dân yêu thích sử dụng

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đánh giá: “Từ trước đến nay, muốn tìm hiểu thông tin dịch vụ công chúng tôi thường tra Google, rồi bước nào không hiểu thì lại tiếp tục tra.

Giờ ứng dụng iHanoi sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ hỏi - đáp thủ tục hành chính đã góp phần tăng hiệu quả, hỗ trợ đắc lực trong việc trả lời, giải đáp tất cả vấn đề vướng mắc, các câu hỏi thường gặp liên quan đến thực hiện dịch vụ công trực tuyến của người dân. Tôi thấy rất tâm huyết”.

Có thể nói, iHanoi không chỉ là một công cụ quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu chuyển đổi số của Hà Nội mà còn thể hiện sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của thành phố.

Hoàn thiện, nâng cấp thành siêu ứng dụng

Được biết, ứng dụng iHanoi sẽ được triển khai nâng cấp, mở rộng trong giai đoạn 2025 - 2026, hướng đến mục tiêu ứng dụng iHanoi trở thành một nền tảng ứng dụng mạng xã hội tập trung, duy nhất của thành phố, nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp với phương châm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, là trung tâm để chính quyền phục vụ”.

Cụ thể, trong giai đoạn 2025 - 2026, thành phố Hà Nội sẽ nâng cấp và mở rộng Ứng dụng iHanoi nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng qua giao diện thân thiện, dễ sử dụng và trực quan. Các tính năng mới sẽ được bổ sung để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực như giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, du lịch, và dịch vụ công.

Đặc biệt, một định hướng phát triển quan trọng là nghiên cứu và phát triển iHanoi theo mô hình siêu ứng dụng (super app) nhằm tích hợp đa dạng các dịch vụ, tính năng để phục vụ người dân và doanh nghiệp từ các đối tác phù hợp.

iHanoi cũng sẽ nâng cao tính bảo mật thông tin, trang bị các chức năng an ninh nhằm ngăn chặn tấn công mạng và ghi lại toàn bộ hoạt động hệ thống theo thời gian thực. Ứng dụng cũng sẽ đảm bảo hoạt động ổn định trên đa nền tảng, dễ dàng tích hợp và chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin của thành phố và các cơ quan trung ương.

Thành phố Hà Nội yêu cầu thực hiện khảo sát để đánh giá nhu cầu, mong muốn của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan tham gia xử lý phản ánh, kiến nghị, từ đó phân tích các dữ liệu thu thập trên iHanoi nhằm xác định điểm mạnh và điểm yếu, từ đó cải thiện các chức năng, tính năng và giao diện của ứng dụng.

“Người cán bộ” mới của Nhân dân

Bên cạnh đó, nhằm triển khai hiệu quả hơn việc cải cách hành chính thông qua ứng dụng, mới đây nhất, ngày 23/1, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025.

Theo đó, thành phố yêu cầu quá trình giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính phải được thực hiện thường xuyên, hiệu quả, áp dụng các phương thức, giải pháp mang tính toàn diện; ứng dụng hiệu quả các nền tảng số trong hoạt động kiểm tra - giám sát, gắn công nghệ thông tin là phương tiện mật thiết, phân tích dữ liệu là cách thức thực hiện;

Đồng thời, chủ động, tích cực ghi nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, đa dạng hóa các kênh tiếp nhận: Báo chí, mạng xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; qua đối thoại trực tiếp, đánh giá, phản hồi của người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính.

Về nội dung kiểm tra, tập trung hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính nội bộ; đặc biệt kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi

Cụ thể: Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi, trong đó thống kê: Tổng số phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận; tổng số phản ánh, kiến nghị đã giải quyết đúng hạn; tổng số phản ánh, kiến nghị giải quyết quá hạn - nguyên nhân chủ quan, khách quan; các giải pháp nâng cao việc xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Trung tâm Phục vụ hành chính công TP thành lập đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành; phân công Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP là Trưởng đoàn, thành phần đoàn gồm đại diện lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị: Trung tâm phục vụ hành chính công TP, Văn phòng UBND TP; Sở Tư pháp; Sở Nội vụ; Thanh tra TP; một số Sở, ngành có thủ tục hành chính liên quan và đơn vị phát triển hệ thống thông tin giải quyết TTHC của TP (theo yêu cầu của Trưởng đoàn).

Trong trường hợp các đơn vị phát sinh nhiều phản ánh, kiến nghị hoặc có các phản ánh, kiến nghị phức tạp, cấp thiết, gây bức xúc dư luận, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, giao Trung tâm Phục vụ hành chính công TP thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát của Trung tâm tiến hành kiểm tra đột xuất, giám sát việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cá nhân, tổ chức và việc giải quyết thủ tục hành chính theo phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức để kịp thời xử lý, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện.

Có thể thấy, nhờ vào chuyển đổi số, chính quyền đã thu hẹp khoảng cách với người dân, lắng nghe ý kiến, phản hồi và giải quyết kịp thời các vấn đề mà Nhân dân đang gặp phải. Đây là một xu hướng không thể đảo ngược, đóng góp tích cực vào việc xây dựng một xã hội phát triển, minh bạch và bền vững.

Đọc thêm

Chuyển đổi số quốc gia, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa Công nghệ số

Chuyển đổi số quốc gia, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa

TTTĐ - Ngày 15/4, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia”.
Giải pháp số chặn nguồn sống của tội phạm lừa đảo Công nghệ số

Giải pháp số chặn nguồn sống của tội phạm lừa đảo

TTTĐ - Ngày 15/4, Hội nghị Thượng đỉnh Số GSMA được tổ chức tại Hà Nội, quy tụ các nhà lãnh đạo từ Chính phủ Việt Nam, ngành công nghệ và các tổ chức quốc tế, cùng thảo luận về tương lai số của Việt Nam.
Lắng nghe góp ý của các Tổng Lãnh sự để thu hút đầu tư Chuyển đổi số

Lắng nghe góp ý của các Tổng Lãnh sự để thu hút đầu tư

TTTĐ - Chiều 14/4, tại Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, Sở Ngoại vụ và Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đoàn công tác gồm 3 Tổng Lãnh sự: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhằm trao đổi các định hướng hợp tác, góp phần thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.
Nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho thanh niên Công nghệ số

Nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho thanh niên

TTTĐ - Thành đoàn Quảng Ngãi vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên thành phố năm 2025.
MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng Công nghệ số

MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng

TTTĐ - MobiFone eContract ứng dụng công nghệ hiện đại, mang đến giải pháp ký kết hợp đồng điện tử nhanh chóng, bảo mật, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành.
Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số" Công nghệ số

Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số"

TTTĐ - Được UBND quận Gò Vấp tổ chức ra mắt sáng 11/4, những tiện ích của ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số" chắc chắn sẽ giúp công tác quản lý và điều hành tốt hơn trong thời gian tới.
Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á Công nghệ số

Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á

TTTĐ - Ngày 9/4, Lazada, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Đông Nam Á, chính thức công bố Báo cáo Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á.
Hiệp hội Di động Toàn cầu và Hội Truyền thông số Việt Nam công bố dự án hợp tác mới Công nghệ số

Hiệp hội Di động Toàn cầu và Hội Truyền thông số Việt Nam công bố dự án hợp tác mới

TTTĐ - Ngày 9/4, Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) công bố dự án hợp tác mới nhằm tăng cường phối hợp, thúc đẩy hệ sinh thái di động và truyền thông số tại Việt Nam. Quan hệ đối tác này mang ý nghĩa toàn cầu trong việc đưa nền kinh tế công nghệ đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Grab công bố các giải pháp công nghệ mới “Dành cho mỗi người” Công nghệ số

Grab công bố các giải pháp công nghệ mới “Dành cho mỗi người”

TTTĐ - Ngày 8/4, tại sự kiện công bố sản phẩm GrabX lần đầu tiên được tổ chức, Grab chính thức giới thiệu loạt cải tiến công nghệ mới được thiết kế “Dành cho mỗi người”. Grab hiểu rằng cuộc sống luôn có muôn vàn khía cạnh và người dùng của Grab cũng vậy. Khi người dùng đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong ngày, cho những trách nhiệm khác nhau trong cuộc sống, nhu cầu của họ cũng sẽ thay đổi theo từng khoảnh khắc.
Ứng dụng AI hiệu quả trong doanh nghiệp Công nghệ số

Ứng dụng AI hiệu quả trong doanh nghiệp

TTTĐ - Ngày 4/4, tại TP Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ CEO 1983 đã tổ chức chương trình với chủ đề “Chia sẻ chiến lược và kế hoạch sử dụng AI cho doanh nghiệp”. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh chuyển đổi số bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đồng doanh nhân.
Xem thêm