Người bị sỏi thận có nên kiêng hải sản?
Thói quen tưởng vô hại nhưng lại là nguyên nhân khiến thận chứa cả “túi sỏi”
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến thuộc đường tiết niệu, gây ra những đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Nguyên nhân gây bệnh có thể là những thói quen tưởng như vô hại mà chúng ta vẫn làm hàng ngày.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sỏi thận là chế độ ăn uống thiếu lành mạnh dẫn đến dư thừa các chất nạp vào cơ thể gây nguy hại cho thận.
Do vậy để bảo vệ thận luôn khỏe mạnh, chúng ta hãy hạn chế và tránh ăn các thực phẩm sau đây: Thức ăn có dầu mỡ, giàu protit và chất béo làm tăng hàm lượng choresterol, hình thành sỏi thận.
Thức ăn quá mặn (chứa hàm lượng kali và sodium cao): như các loại thực phẩm muối mặn, cá muối… sẽ gây áp lực và tổn thương nghiêm trọng cho thận, lượng oxalate trong nước tiểu sẽ tăng cao nếu ăn nhiều muối khiến nguy cơ mắc sỏi thận tăng cao hơn.
Mọi người nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa các chất nêu trên và thay vào đó là các loại hoa quả và thực phẩm ít kali, sodium, giàu vitamin và khoáng chất tốt cho thận như hành tây, đu đủ, kiwi, hồng xiêm…
Sỏi được hình thành khi chúng ta không biết điều tiết chế độ ăn uống của mình, do ăn quá nhiều những thực phẩm có chứa canxi khiến cho cơ thể dư thừa lượng canxi và từ những dư thừa đó tích tụ lại thành viên sỏi.
Những viên sỏi này chỉ có ở trong thận, hay người ta gọi là sỏi thận và thông thường bệnh thường được phát hiện khi kiểm tra bằng lượng canxi có tăng không do hấp thụ canxi từ ruột.
![]() |
Điều trị cho bệnh nhân bị sỏi thận |
Nguyên nhân khiến dân văn phòng “lười” ăn sáng có khá nhiều; có người là do vội đi làm không kịp ăn, có người vì giảm béo, không muốn ăn. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi mật.
Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng.
Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Việc vận động cơ thể thường xuyên đem lại rất nhiều hữu ích trong việc giúp tăng cường sức khỏe, cơ bắp dẻo dai và rất hữu ích với hoạt động thận. Do vậy việc ít vận động không chỉ làm cơ thể thêm mệt mỏi mà còn là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận.
Khi cơ thể lười vận động thì việc hấp thụ canxi trở nên kém đi, điều đó khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận.
Nguy hiểm hơn là việc ít vận động sẽ khiến các cơ bụng kém săn chắc, lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được sẽ tích tụ dẫn tới bệnh sỏi thận.
Không ít dân văn phòng ngại uống nước hoặc có uống thì không đủ lượng. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận, nếu để tình trạng kéo dài có khả năng hiện tượng suy thận.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu, thận hư.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sỏi thận
Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận là bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn. Đây là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Theo thống kê, cứ khoảng 20 người thì có một người bị sỏi tạo thành trong hệ tiết niệu.
Sỏi được hình thành từ những tinh thể rắn sinh ra từ muối axit và khoáng chất có nồng độ bất thường trong nước tiểu.
Trong đó, tinh thể canxi kết hợp với oxalat hoặc phosphat gây ra sỏi canxi và sỏi phosphat là phổ biến nhất. Ngoài ra, sỏi thận còn có sỏi axit uric (sỏi urat), sỏi nhiễm trùng (struvite), sỏi cystine và một số loại sỏi hiếm gặp khác.
![]() |
Thầy thuốc ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Lê Chuyên, Giám đốc Trung tâm tiết niệu thận học Bệnh viện đa khoa Tâm Anh tư vấn cho người bệnh. Ảnh: Hân Thái |
Trước đây người ta quan niệm việc ăn các thức ăn có chứa nhiều canxi như tôm, cua, phô mai... sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Thầy thuốc ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Lê Chuyên, Giám đốc Trung tâm tiết niệu thận học Bệnh viện đa khoa Tâm Anh cho biết: Có nhiều yếu tố thúc đẩy hình thành sỏi thận, trong đó có thực phẩm. Một số loại thực phẩm và đồ uống chứa chất có thể dẫn đến việc hình thành những tinh thể này nhanh hơn, nhưng một số khác lại không.
Sỏi oxalat là loại sỏi phổ biến nhất ở người bị sỏi thận. Cơ chế hình thành sỏi là do sự kết hợp của canxi có trong nước tiểu với oxalat, một chất hóa học tự nhiên tồn tại rất nhiều trong thực phẩm như rau chân vịt, hạnh nhân, hạt điều, quả mâm xôi, khoai lang, bột ca cao...
Nếu người bệnh ăn nhiều hải sản cùng lúc với các thực phẩm trên có thể thúc đẩy hình thành sỏi thận nhanh hơn, do cơ thể không đào thải tất cả oxalat.
Tương tự, sỏi phosphat được hình thành khi canxi trong nước tiểu kết hợp với phốt pho. Nếu người bệnh mắc sỏi thận thuộc loại sỏi phosphat, nên thận trọng với thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ động vật như thịt nội tạng, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, đặc biệt là hải sản.
Lượng canxi phong phú trong hải sản sản kết hợp với các thực phẩm giàu phốt pho khiến cho tình trạng sỏi thận trở nên trầm trọng hơn hoặc dễ tái phát. Người có sỏi phosphat cũng nên tránh thực phẩm khiến cho nước tiểu có tính kiềm hơn như nước ép rau củ, nước ép trái cây tươi và thực phẩm chế biến sẵn giàu phốt pho như nước có gas, thực phẩm đông lạnh.
Với các loại sỏi còn lại như sỏi axit uric, sỏi cystine có cơ chế hình thành từ nước tiểu giàu tính kiềm và tình trạng rối loạn cystine niệu, việc ăn hải sản không ảnh hưởng nhiều đến hình thành sỏi thận.
Phó Giáo sư Vũ Lê Chuyên khuyên cáo bệnh nhân nên tìm hiểu về loại sỏi mình đang có để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong trường hợp không thể xác định chính xác loại sỏi hoặc muốn bảo vệ sức khỏe tốt hơn, người bệnh nên tránh ăn mặn và các loại thịt.
Muối có thể làm tăng nguy cơ rò rỉ canxi trong nước tiểu và hình thành sỏi. Thịt đỏ, nội tạng có một lượng lớn chất hóa học tự nhiên tên là purin. Khi ăn nhiều thịt, nồng độ purin cao khiến cho cơ thể sản sinh nhiều axit uric và thận phải làm việc nhiều hơn, tăng nguy cơ hình thành sỏi urat.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng

Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ

Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam

Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề

Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng

Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung
