Tag

Nghệ sĩ Nhân dân Trần Hạnh qua đời ở tuổi 92

Văn hóa 04/03/2021 12:00
aa
TTTĐ - Nghệ sĩ Nhân dân Trần Hạnh qua đời lúc 2h50 ngày 4/3 ở tuổi 92 trong vòng tay con cháu và người nhà sau nhiều năm cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.
Nhiều nghệ sĩ bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn khi NSND Trung Kiên qua đời

Chị Hồng - con dâu nghệ sĩ - cho biết ông mất trong vòng tay các con, cháu. Trước Tết, nhiều đạo diễn mời ông đi đóng phim hài. Nghệ sĩ háo hức, rất muốn tham gia nhưng vì sức khỏe yếu, ông đành ở nhà.

Từ khi nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2019, ông đóng thêm vài quảng cáo. Những năm qua, sức khỏe ông xuống dốc, mắc bệnh tim mạch, bị hỏng một mắt và một số bệnh tuổi già. Ông nằm viện một thời gian trước khi qua đời.

Nghệ sĩ Nhân dân Trần Hạnh
Nghệ sĩ Nhân dân Trần Hạnh

Ông có bảy con nhưng ba người đã mất. Cuộc sống của ông trải qua nhiều vất vả. Nhiều năm trời chăm vợ ốm liệt giường cho tới khi bà mất, về già Trần Hạnh phải chăm người con trai ngoài 40 tuổi bị chấn thương não vì tai nạn, mới đỡ hơn vài năm nay. Tuy nhiên, ông không cho mình là người bất hạnh.

Ông sống cuộc đời giản dị, không đòi hỏi quá nhiều, hài lòng với những gì đã nhận. Ở tuổi gần 90, khi được hỏi: "Tên ông là Trần Hạnh. Theo ông, hạnh này là hạnh phúc hay bất hạnh?", Trần Hạnh cười tươi: "Hạnh phúc. Tôi được như ngày hôm nay là mừng lắm rồi".

Lúc còn khỏe, ông vẫn thường ra cửa hàng quần áo của con dâu ở ga Hà Nội, phụ con bán hàng. Hình ảnh ông già khắc khổ trên phim và giản dị ngoài đời trở thành quen thuộc với nhiều khán giả. Mỗi lần có khách nhận ra mặt, ông đều chối, nói: "Tôi không phải Trần Hạnh đâu".

Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời Trần Hạnh là được diễn xuất. Ông từng nói: "Có cho vàng cũng không thích bằng có vai diễn". Ông không bao giờ đặt nặng chuyện thù lao. "Ai mời tôi đi làm mà hỏi chuyện thù lao đầu tiên, tôi sẽ thẳng thừng từ chối. Tôi chỉ sợ mình làm không tốt chứ không sợ cátxê thấp.

Sau khi tôi làm xong rồi, ai muốn đưa tôi bao nhiêu thì đưa. Tôi không mặc cả", ông nói trong cuộc phỏng vấn năm 2018. Khi được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đưa vào diện đặc cách xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, ông bình thản, không kỳ vọng, chỉ đau đáu được đóng một vai dài, có sức nặng. Năm 2019, ông nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân ở tuổi 90.

 Trần Hạnh nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân
Trần Hạnh nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân

Trần Hạnh sinh năm 1929. Không học qua trường lớp diễn xuất nhưng những ngày tham gia phong trào văn nghệ quần chúng cùng nhiều năm đứng trên sân khấu rèn luyện cho Trần Hạnh khả năng nhập vai linh hoạt. Ông gắn bó với Nhà hát Kịch Hà Nội tới lúc nghỉ hưu năm 1989.

Ông được công chúng yêu mến qua nhiều vai diễn gắn với hình ảnh người nông dân chất phác. Ông quen thuộc trong các phim truyền hình khi đóng bí thư đảng ủy của "Làng nổi", bố An trong "Truyện cổ tích tuổi 17", bố Lài trong "Tướng về hưu", ông Khiển trong "Người cầu may", ông Lâm trong "Chiếc bình tiền kiếp", bố Mai trong "Hãy tha thứ cho em"...

Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú ngày 25/1/1994. Năm 1996, ông giành giải "Nam diễn viên xuất sắc" trong phim truyện "Nước mắt đàn bà" tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11. Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010, ông nhận giải Cống hiến cho vai ông Thống trong phim "Ngõ lỗ thủng" của đạo diễn Quốc Trọng.

NSND Trần Hạnh thời trẻ trong một vai diễn
NSND Trần Hạnh thời trẻ trong một vai diễn

Những năm 1970, 1980, ông có nhiều vai diễn thành công trên sân khấu Nhà hát Kịch Hà Nội, điển hình là vai Nguyễn Trãi trong vở kịch thơ "Lam Sơn tụ nghĩa". Ngoài ra, ông còn đảm nhiệm một vai chính trong các vở "Tiền tuyến gọi", "Âm mưu và tình yêu"...

Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ từng dành cho Trần Hạnh lời khen: "Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội".

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở Mỹ Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở Mỹ
Danh hài Chí Tài đột ngột qua đời vì đột quỵ Danh hài Chí Tài đột ngột qua đời vì đột quỵ
Nhạc sĩ Văn Ký qua đời ở tuổi 92 Nhạc sĩ Văn Ký qua đời ở tuổi 92

Đọc thêm

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Xem thêm