Tag

Nghệ An: Hành trình lập nghiệp của chàng trai bỏ phố về quê

Đối thoại với Thanh niên 29/08/2022 09:00
aa
TTTĐ - Chọn miền quê còn nhiều khó khăn ở Nghệ An để khởi nghiệp là điều không phải thanh niên nào cũng dám thực hiện. Ngược lại, chàng trai đồng bào dân tộc thiểu số Lô Văn Bình đã quyết định bỏ phố về quê để lập thân, lập nghiệp và bước đầu có thành quả tốt.
Vượt đại dịch, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp Hơn 22 tỷ đồng hỗ trợ thanh niên Quốc Oai khởi nghiệp, lập nghiệp Tạo động lực mới cho thanh niên Yên Bái lập thân, lập nghiệp 16.730 ý tưởng khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong bảo vệ môi trường Trần Văn Thuận và câu chuyện lập nghiệp với niềm đam mê

Bỏ phố về quê

“Lo lắng, mơ hồ là điều em suy nghĩ lớn nhất khi quyết định về quê phát triển kinh tế”, Lô Văn Bình (SN 1991), trú xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, Nghệ An đã thật thà chia sẻ như thế khi nhớ lại hành trình khởi nghiệp của mình.

Bình là người đồng bào dân tộc thiểu số, sau khi tốt nghiệp phổ thông, không như bao thanh niên khác chọn con đường vào đại học thì Bình quyết định ở nhà. Chàng trai này thú nhận đó là khoảng thời gian mất phương hướng cho tương lai, sự nghiệp của mình.

Chỉ đến khi tham gia nghĩa vụ quân sự, khoảng thời gian trong quân ngũ đã giúp anh học hỏi được nhiều điều. Đó là sự kỷ luật, trách nhiệm trong công việc và biết thêm về các mô hình kinh tế, kỹ thuật nuôi và chăm sóc gia súc, gia cầm, cây trồng...

Chàng trai trẻ Lô Văn Bình bên những giỏ hoa lan
Chàng trai trẻ Lô Văn Bình bên những giỏ hoa lan

Sau khi xuất ngũ, anh ra Bắc Ninh làm công nhân. “Hàng tháng, ngoài chi tiêu cá nhân, em cũng tích góp một khoản tiền dự trữ và hỗ trợ gia đình. Đối với một người không có bằng cấp như em thì đó là mức lương khá ổn.

Dù vậy, em vẫn luôn băn khoăn về tương lai mình. “Chẳng lẽ mình mãi làm công nhân như vậy sao, đến khi có gia đình, con cái thì cuộc sống sẽ thế nào?”. Những dòng suy nghĩ ấy cứ theo em trong những năm làm công nhân. Do đó, em quyết định sẽ trở về quê để lập nghiệp”, Bình chia sẻ.

Vậy là sau 4 năm làm công nhân, Bình khăn gói đồ đạc trở về miền quê còn nhiều khó khăn, vất vả. Quyết định của chàng trai trẻ khiến không ít người bất ngờ. Bởi, hầu hết thanh niên trong làng đều chọn các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm thì Bình lại quyết định “bỏ phố về quê”. Với sự ấp ủ đã lâu và quyết tâm lớn, Bình vẫn kiên định với lựa chọn của mình.

“Để có vốn làm ăn, ngoài số tiền tích góp từ lúc làm công nhân, em quyết định bán luôn chiếc xe máy của mình”, Bình kể về hành trình khởi nghiệp. Sẵn đam mê với cây hoa lan từ trước, chàng thanh niên ấy quyết định phát triển mô hình trông loại hoa này.

Những ngày đầu trồng và chăm sóc hoa lan, Bình gặp không ít khó khăn do không nắm vững kỹ thuật, lan bị chết và hao hụt nhiều. Tuy nhiên, nhờ chịu khó vừa làm, vừa học hỏi nên sau hai năm, anh đã nắm bắt được nghề trồng lan, có thể nhân giống và điều khiển lan ra hoa đáp ứng nhu cầu của người chơi. Từ đó, hoa lan do anh trồng được nhiều người biết đến.

Vườn lan của Bình được xây dựng bằng giàn để treo hoa, cách đất từ 1,5 - 2m, bên trên được bố trí lưới che mát (loại lưới có độ che nắng 60%). Hiện trong vườn nhà Bình có hơn 200 chủng loại với khoảng 500 giỏ lan rừng lớn nhỏ như lan kiều, xí điệp, lan quế... Có loại đơn thân trồng giò, loại thì thân thòng treo ngược hay những loại ghép lũa tinh tế với những nét riêng mê hoặc người xem.

Bình cũng không ngần ngại chia sẻ về bí quyết trồng lan của mình. Theo anh, muốn lan phát triển tốt thì khâu kỹ thuật và quy trình chăm sóc cần được chú trọng. Ngoài 3 yếu tố cơ bản là độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng thì yếu tố quan trọng không kém đó chính là tình yêu đối với hoa lan.

Quá trình trồng và bán hoa lan, Bình đã nhanh nhạy khi tận dụng mạng xã hội và các diễn đàn để quảng bá sản phẩm của mình. Chàng trai này cho biết, trong thời gian “sốt” hoa lan, anh cũng bán được một số giỏ hoa có giá trị cao. “Tuy số tiền em kiếm được từ việc bán hoa không bằng nhiều người khác, nhưng đó là khoản tiền lớn để em mở rộng, phát triển mô hình”, Bình chia sẻ

Dám nghĩ, dám làm

Song song với việc kinh doanh hoa lan, Bình còn phát triển mô hình nuôi dúi thương phẩm. Theo anh, con dúi vốn là loài hoang dã sống trong rừng núi, nên việc thuần dưỡng, nuôi nhốt anh chưa bao giờ nghĩ tới. Cho đến khi đi tìm hiểu một số mô hình thực tế ở các tỉnh, thấy dúi sinh trưởng tốt, trong khi địa phương mình lại có nhiều điều kiện thuận lợi có thể mở ra hướng làm kinh tế mới, hiệu quả nên anh đã mạnh dạn triển khai.

Song song với việc phát triển mô hình trồng hoa làn, Bình còn nuôi dúi
Song song với việc phát triển mô hình trồng hoa làn, Bình còn nuôi dúi

Quy trình nuôi dúi khá đơn giản, chuồng trại không tốn nhiều diện tích. Chuồng nuôi dúi được thiết kế bằng gạch men hoặc đổ tấm bê tông gắn lại với nhau nhưng phải kín gió, it tiếng động, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Thức ăn của dúi đơn giản và dễ kiếm như bắp, sắn, tre… Đây là những thức ăn mà Bình không khó kiếm ngay tại vùng đồi núi quê mình.

Quá trình sinh trưởng dúi con nuôi được 6-7 tháng thì có thể ghép đôi để giao phối. Thời gian sinh sản của dúi rất ngắn, kể từ khi giao phối đến khi sinh sản là 45 ngày. Khi dúi nuôi con được 45 ngày thì tách mẹ nuôi thành dúi thịt. Trung bình mỗi năm dúi cái đẻ 3 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Mỗi con non từ khi sinh ra khoảng 2-3 tháng là có thể đem bán làm con giống.

Những con dúi thương phẩm sau 6 - 7 tháng có thể đạt trọng lượng từ 1,2 - 1,5kg. Bình cho hay, hiện nay nhu cầu của thị trường rất nhiều mà trang trại của anh vẫn chưa đáp ứng đủ.

Chia sẻ về dự định tương lai, anh cho hay, với sự hỗ trợ vay vốn của Tỉnh đoàn Nghệ An thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng vườn lan, đồng thời phát triển mô hình nuôi dúi. Với sự nổ lực vượt khó, dám nghĩ dám làm, tin chắc chàng trai trẻ Lô Văn Bình sẽ đạt được nhiều thành quả lớn trong hành trình lập thân, lập nghiệp.

Đọc thêm

Tạo dư địa cho người trẻ phát huy tài năng trong khoa học Đối thoại với Thanh niên

Tạo dư địa cho người trẻ phát huy tài năng trong khoa học

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong phát triển khoa học cơ bản, có các chính sách như vinh danh, học bổng ưu tiên để ai có năng khiếu sẽ có dư địa và không gian phát triển. Bên cạnh đó, nhà trường nền tảng, thầy cô là động lực và học sinh, sinh viên là trung tâm, chủ thể thúc đẩy khoa học cơ bản.
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên Đối thoại với Thanh niên

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên

TTTĐ - Chương trình đối thoại là dịp rất ý nghĩa để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên trong học tập, lập nghiệp và khát vọng vươn lên làm chủ khoa học công nghệ để phát triển đất nước.
Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt, đối thoại với thanh niên Đối thoại với Thanh niên

Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt, đối thoại với thanh niên

TTTĐ - Chiều nay (24/3) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2025 với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".
Lan tỏa sự nhiệt huyết, bản lĩnh và trí tuệ trong kỷ nguyên mới Đối thoại với Thanh niên

Lan tỏa sự nhiệt huyết, bản lĩnh và trí tuệ trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Ngày 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Dương phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức hội nghị học tập chuyên đề "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Nhận thức và trách nhiệm của thanh niên Bình Dương, Bình Phước".
Để tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi… Đối thoại với Thanh niên

Để tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi…

TTTĐ - Tại diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” nhiều giải pháp thiết thực được đoàn viên, thanh niên chia sẻ và hiến kế cho Đoàn. Những trăn trở, đề xuất, hiến kế của người trẻ sẽ góp phần giúp tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của các bạn trẻ.
Bản lĩnh cho người trẻ trên không gian mạng Đối thoại với Thanh niên

Bản lĩnh cho người trẻ trên không gian mạng

TTTĐ - Tại diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” diễn ra chiều 13/3, Đại úy Lê Thị Lan Vân - cán bộ Công an xã Mò Ó (huyện Đakrông, Quảng Trị) bày tỏ băn khoăn, làm thế nào để người trẻ phân biệt được những thông tin chính thống và tin giả không để bị lôi kéo vào các luồng thông tin sai lệch trên không gian mạng?
Trang bị kiến thức, kỹ năng để thanh niên làm chủ công nghệ Đối thoại với Thanh niên

Trang bị kiến thức, kỹ năng để thanh niên làm chủ công nghệ

TTTĐ - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cho biết, Trung ương Đoàn xác định tập trung trang bị cho thanh thiếu nhi những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ khoa học công nghệ như: Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT…
Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Đối thoại với Thanh niên

Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Ngày 13/3, diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" năm 2025 với chủ đề "Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Diễn đàn do Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức nhằm đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, hiến kế của thanh niên góp phần đưa công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi phát triển.
Hơn 11.000 câu hỏi gửi về diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ” Đối thoại với Thanh niên

Hơn 11.000 câu hỏi gửi về diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ”

TTTĐ - Chiều nay (13/3), tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”. Đây là sự kiện thường niên quan trọng, được tổ chức vào Tháng Thanh niên, nhằm tạo không gian đối thoại, lắng nghe và chia sẻ giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn với đoàn viên, thanh thiếu nhi trên cả nước và ở nước ngoài.
Thanh niên sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ Đối thoại với Thanh niên

Thanh niên sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ

TTTĐ - Gửi tâm huyết đến diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”, nhiều bạn trẻ mong muốn tổ chức Đoàn, Hội sẽ là cầu nối, tạo môi trường để thanh niên sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ, góp sức vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm