Mực nước biển dâng ở Châu Á nhanh nhất thế giới
Đến năm 2100, mực nước biển có nguy cơ dâng thêm 40cm |
Vùng ven biển đang chìm dần
Quá trình khai thác nước ngầm, tài nguyên và trầm tích từ lòng đất đều diễn ra gần bờ biển. Điều đó khiến đất ở các khu vực này đang ngày càng lún sâu, tình trạng nước biển dâng thêm trầm trọng.
Nhiều thành phố lớn và đông dân nhất thế giới được xây dựng tại vùng đồng bằng châu thổ các con sông lớn. Đây là nơi những con sông kết nối với đại dương. Phần lớn các vùng ven biển không có người sinh sống nhưng tại những nơi con người định cư, xu hướng mực nước biển sẽ dâng cao hơn.
Theo nghiên cứu, mực nước biển tăng trung bình 2,5mm mỗi năm trong 2 thập kỷ qua. Tuy nhiên, tại những nơi dân cư đông đúc, tình trạng sụt lún diễn ra nghiêm trọng hơn, trung bình nước biển dâng nhanh ở mức 7,8 - 9,9mm/năm.
![]() |
Nước biển dâng cao đe dọa các quốc gia ven biển (Ảnh: Zakir Hossain Chowdhury / Barcroft Media) |
Đây là nghiên cứu đầu tiên về các yếu tố gây sụt lún đất trong việc quan sát mực nước biển dâng trên toàn cầu.
Ông Robert Nicholls, tác giả chính của nghiên cứu này và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biến đổi khí hậu Tyndall của Vương quốc Anh cho biết: “Chúng tôi đã định lượng mực nước biển dâng và nó lớn đến mức đáng ngạc nhiên. Chúng tôi đang đưa ra quan điểm biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra tình trạng nước biển dâng nhanh chóng”.
Ông Nicholls nhấn mạnh, không quan trọng là nước biển dâng hay đất lún xuống, vấn đề là người dân ở các vùng ven biển đang hứng chịu ảnh hưởng xấu từ nó.
Nước biển dâng đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Ở những vùng đất cao, nước biển dâng không phải vấn đề lớn. Trên thực tế, phần lớn không có nhiều người sống ở vùng đất liền được nâng cao tự nhiên.
Ở những vùng đất bị sụt lún, nước biển dâng cao hơn và thật không may đó lại là nơi con người sinh sống đông đúc. Trên thực tế, cứ 5 người thì có hơn một sống dọc theo đường bờ biển, nơi mực nước biển tăng từ 10mm trở lên mỗi năm, mặc dù khu vực này chỉ chiếm chưa đến 1% đường bờ biển trên thế giới.
Châu Á có tốc độ nước biển dâng cao nhất
Các khu vực ven biển của Châu Á là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nước biển dâng liên quan đến sụt lún đất. Những khu vực này hầu hết là các vùng đồng bằng chiêm trũng và các thành phố rất đông dân.
Nghiên cứu đã chỉ ra Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á là những nơi đáng báo động vì những khu vực này tập trung 71% dân số ven biển toàn cầu sống dưới độ cao 10m tính từ mặt nước biển.
Trong 10 thành phố chính bị đe dọa nhiều nhất bởi nước biển dâng có tới 7 thành phố ở Châu Á. Đứng đầu danh sách là thủ đô Jakarta của Indonesia, trung bình mức độ sụt lún đất hơn 10cm mỗi năm, thậm chí có thể nhanh hơn. Đây là nơi rất nhiều người dân tập trung sinh sống.
![]() |
Đường phố Bangkok biến thành sông trong một trận lụt (Ảnh: AFP) |
Nhìn trên bản đồ có thể thấy, Jakarta là thành phố có nhiều sông ngòi và kênh rạch đan xen các khu vực dân cư. Dân số đông đúc cùng điều kiện tự nhiên khiến thủ đô của Indonesia dễ bị tổn thương đặc biệt bởi nước biển dâng cao.
Tại Bangkok, Thái Lan, một nghiên cứu do Hội đồng Tái thiết quốc gia năm 2015 đưa ra cho thấy, thành phố có nguy cơ bị chìm xuống trong chưa đầy 15 năm tới nếu không có những hành động cần thiết. Ngân hàng thế giới dự đoán 40% diện tích Bangkok có thể bị nhấn chìm dưới những làn sóng vào năm 2030.
Manila - thủ đô của Philippines cũng trong tình trạng tương tự, chìm xuống với tốc độ 10cm hằng năm. Theo kịch bản tệ nhất, Manila có thể đối mặt với hai mét triều dâng vào năm 2100 nếu hiệu ứng khí nhà kính vẫn chưa được kiểm soát và nhiệt độ toàn cầu tăng vọt lên 5oC. Điều này ảnh hưởng đến 62% dân số Philippines, những người cư ngụ ở vùng đất thấp ven biển.
Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước có nguy cơ sụt lún cao. Theo nghiên cứu của ông Gilles Erkens từ Deltares - một viện nghiên cứu độc lập ở Hà Lan, thành phố đông dân nhất Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh chìm xuống 50cm trong vòng 25 năm qua. Phía Nam thành phố đã ở dưới mực nước biển 160cm, trong khi thủy triều cao nhất đạt 172cm.
Bên cạnh đó, Châu Mỹ cũng là khu vực chứng kiến mực nước biển dâng cao nhanh chóng.
Ở Mỹ, các thành phố như New Orleans, gần đồng bằng sông Mississippi, cũng đang chìm dần. Điều này tương quan với tình trạng mực nước biển tại đây đang dâng cao nhất cả nước.
Theo Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ, mực nước biển tăng nhanh nhất được ghi nhận tại vùng duyên hải Louisiana và Đông Nam Texas.
Tại Galveston, Texas, nước biển tăng 6,62mm/năm trong giai đoạn 1957 - 2011. Tình trạng này hiện không có dấu hiệu cải thiện.
Khi được hỏi có thể làm gì để giải quyết vấn đề hiện nay, ông Nicholls khẳng định giảm thiểu các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu là điều quan trọng nhất. “Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu cũng như thực hiện Hiệp định Paris”, ông Nicholls nói.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho biết việc giảm hút nước ngầm và quản lý các đồng bằng cũng có thể làm giảm sụt lún đất.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
