Đến năm 2100, mực nước biển có nguy cơ dâng thêm 40cm
![]() |
Đến năm 2100, mực nước biển có nguy cơ dâng thêm 40cm (Ảnh: Daily mail) |
Phụ thuộc vào hành động của con người
Một nghiên cứu quốc tế quy mô mới đây đã đưa ra kết luận, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có thể khiến mực nước biển toàn cầu tăng gần 40cm trong thế kỷ này khi các tảng băng ở Nam Cực và Greenland tiếp tục tan chảy.
Các chuyên gia từ hơn 30 tổ chức nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng dữ liệu nhiệt độ và độ mặn đại dương để tiến hành nhiều mô hình mô phỏng về khả năng băng tan của các sông băng ở Greenland và Nam Cực. Họ đã theo dõi hai kịch bản khí hậu. Một là con người tiếp tục gây ô nhiễm môi trường như hiện tại. Kịch bản khác là lượng khí thải carbon giảm đáng kể vào năm 2100.
Từ đó, các chuyên gia phát hiện ra rằng, ở kịch bản khí phát thải cao, tình trạng tan băng ở Nam Cực sẽ khiến mực nước biển tăng thêm 30cm vào cuối thế kỷ này và tan băng tại Greenland “đóng góp” thêm 9cm.
Ngay cả trong kịch bản phát thải khí thấp hơn, tình trạng băng tan ở Greenland cũng khiến mực nước các đại dương dâng thêm khoảng 3cm vào năm 2100.
Ông Anders Levermann, một chuyên gia về khí hậu và băng thuộc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam, cho biết: “Không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta làm tăng nhiệt độ của hành tinh, lượng băng sẽ càng nhiều hơn. Nếu thải nhiều carbon vào bầu khí quyển, chúng ta sẽ mất nhiều băng hơn ở Greenland và Nam Cực.”
![]() |
Chỉ cần mỗi năm đại dương tăng thêm vài centimet, mưa bão có thể trở nên khốc liệt, khó đoán và để lại thiệt hại nặng nề hơn (Ảnh: Flickr/maxstrz) |
Do vậy, ông nhấn mạnh: “Chúng ta có quyền quyết định mực nước biển dâng lên như thế nào và dâng thêm bao nhiêu”.
Cho đến đầu thế kỷ XXI, các tảng băng ở Tây Nam Cực và Greenland thường tích tụ khối lượng nhiều tương đương như khi chúng tan ra. Nói cách khác, sự tan băng đã được bù đắp bởi tuyết rơi.
Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, sự nóng lên toàn cầu đã làm mất đi sự cân bằng này. Năm ngoái, Greenland mất kỷ lục 532 tỷ tấn băng, tương đương lượng nước chứa trong sáu bể bơi thi đấu Olympic chảy vào Đại Tây Dương mỗi giây. Lượng nước băng tan này chiếm 40% mực nước biển dâng vào năm 2019.
Năm ngoái, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc đã dự đoán tình trạng băng tan ở Greenland có thể khiến mực nước biển tăng thêm từ 8 đến 27cm vào năm 2100, trong khi Nam Cực đóng góp từ 3 đến 28cm.
“Chúng tôi biết điều đó sẽ xảy ra. Chúng tôi chỉ không biết nó sẽ trở nên tồi tệ như thế nào mà thôi”, ông Levermann nói thêm.
Hậu quả của nước biển dâng
Mực nước biển dâng cao sẽ có tác động tàn phá trên quy mô toàn thế giới. Nó sẽ làm gia tăng sức tàn phá của tình trạng nước dâng do bão và khiến các vùng duyên hải, vốn là nơi sinh sống của hàng trăm triệu người, chìm trong những trận lũ lụt nghiêm trọng triền miên.
Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, do tác động trực tiếp của tình trạng biến đổi khí hậu, mực nước biển trên đại dương toàn cầu đã tăng từ 15 - 20cm kể từ năm 1900.
“Do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ven biển trên thế giới đang đối mặt với tình trạng ngập lụt. Nếu không hạn chế được biến đổi khí hậu và tăng cường bảo vệ bờ biển, tình trạng này có nguy cơ gây thiệt hại tài sản lên tới 14.200 tỷ USD vào năm 2100”. Đây là dự báo được đưa ra trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports ngày 30/7.
![]() |
Nước biển dâng còn ảnh hưởng đến nơi trú ngụ của hàng trăm triệu người (Ảnh: Zakir Hossain Chowdhury/Barcroft Media) |
Nghiên cứu do trường Đại học Amsterdam, Đại học Melbourne và Diễn đàn Khí hậu toàn cầu tiến hành. Các tác giả cho rằng những trận lũ lụt có đặc thù xảy ra 100 năm một lần có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn với khoảng 10 năm một lần tại nhiều nơi trên thế giới.
Nghiên cứu cảnh báo tổng cộng 68% diện tích vùng ven biển trên toàn cầu bị ngập do bão và thủy triều; Trong khi 32% diện tích ngập do nước biển dâng. Các khu vực ven biển là nơi sinh sống của 171 triệu người sẽ bị ảnh hưởng do ngập lụt. Trong đó, ngập lụt sẽ gây thiệt hại nặng nhất tại các vùng Đông Bắc Mỹ, Tây Bắc Châu Âu, Đông Nam Á và Bắc Australia.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo, một số sân bay đông đúc nhất thế giới, trong đó có các sân bay ở New York (Mỹ), có thể ngập hoàn toàn vào cuối thế kỷ này nếu biến đổi khí hậu làm nước biển dâng cao. Với mỗi mét nước biển dâng, khoảng 80 sân bay trên thế giới sẽ bị nhấn chìm vào năm 2100.
Thậm chí, nếu mực nước biển tăng cao gần 1m thì sẽ đủ để phá hủy hàng chục đại đô thị ven biển, thậm chí nhấn chìm nhiều quốc đảo trên thế giới. Nước biển dâng sẽ làm úng ngập các đồng bằng và xóa sổ nhiều vùng đất.
![]() TTTĐ - Các virus không hoạt động lâu nay bỗng quay trở lại hay sự bùng phát của bệnh đậu mùa, sốt xuất huyết, zika ... |
![]() TTTĐ - Châu Á sẽ là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu so với các khu vực khác ... |
![]() TTTĐ - Các đại dương thế giới đang chạm mức nhiệt độ cao kỷ lục. Điều này đã dấy lên lo ngại về hiệu ứng ... |
![]() TTĐ – Đó là cảnh báo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khi phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh khí ... |
![]() TTTĐ - Chính quyền Trump dự kiến sẽ đóng băng các tiêu chuẩn về tiết kiệm nhiên liệu trong vòng chưa đầy sáu năm, theo ... |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế IRENA

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi thăm Việt Nam

Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
