Tag

Món quà của sự tử tế giữa lòng Thủ đô

Nhịp sống trẻ 11/04/2023 08:03
aa
TTTĐ - Chỉ với 2.000 đồng đã có thể mua được một suất ăn đầy đủ dinh dưỡng gồm thịt, cá, rau xanh, hoa quả tráng miệng… Điều ngỡ chỉ có trong mơ ấy lại có thật tại “Quán Nụ cười Shinbi – cơm 2k” (284 tập thể Trạm Bơm Yên Xá, Tân Triều, Thủ đô Hà Nội). Mỗi ngày quán cơm này cung cấp gần 200 suất ăn cho bệnh nhân và người nhà đang điều trị tại Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều).
7 mô hình, công trình tiêu biểu của tuổi trẻ Thủ đô trong Tháng Thanh niên 2023 Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6

Những suất ăn ấy được tạo nên từ tấm lòng của vợ chồng anh Võ Tiên Lâm và chị Nguyễn Trà My (Thanh Xuân, Hà Nội) cùng rất nhiều tình nguyện viên và các mạnh thường quân. Đó là món quà của sự tử tế.

Nụ cười đổi lấy nụ cười

16h30 "Nụ cười Shinbi" mới bắt đầu bán hàng nhưng từ sớm đã có nhiều thực khách đến ăn. Nhiều người trong số họ, đầu chẳng còn tóc bởi tác dụng của những đợt xạ trị. Có người trên tay vẫn còn băng vết kim truyền, thậm chí khuôn mặt còn nét của những cơn đau do bệnh tật hành hạ. Tuy nhiên, khi đến Quán "Nụ cười Shinbi – cơm 2k" họ tạm quên đi bệnh tật, hòa mình vào những cuộc trò chuyện rộn tiếng cười.

Nhiều tuần nay, chiều nào bà Nguyễn Thị Học (quê ở Trực Ninh, Nam Định) cũng đến đây ăn cơm. Bà Học cho biết, giữa năm 2022, trong một lần đi khám sức khỏe bà phát hiện bị bệnh ung thư đại tràng. Cũng từ đó, bà khăn gói lên Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) điều trị. Mỗi đợt điều trị dài, ngắn khác nhau, chưa kể tiền thuốc, tiền thuê trọ, ăn uống đã rất tốn kém.

Món quà của sự tử tế giữa lòng Thủ đô
"Nụ cười Shinbi" trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều bệnh nhân ung thư. Ảnh TM

“Ở nhà hai vợ chồng tôi chỉ làm ruộng. Tôi có bốn đứa con nhưng chúng cũng rất khó khăn. Mỗi lần tôi lên viện điều trị, một đứa phải tạm nghỉ việc lên cùng. Gần một tháng nay, tôi được mọi người mách cho quán cơm này nên dù có đi xa một chút cũng đến bởi chẳng nơi đâu có thể mua được một suất cơm ngon, sạch sẽ như vậy với giá 2.000 đồng”, bà Học chia sẻ.

Bà Học cũng nhẩm tính, giá một suất ăn ở ngoài là 30.000 đồng. Tiền ăn ở ngoài 3 ngày đủ cho bà ăn một tháng ở đây. “Với giá 2.000 đồng thì mua được gì khi mọi thứ đều tăng giá. Đây là tấm lòng của anh chị chủ quán cùng những nhà hảo tâm muốn giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật. Thật không ngờ ở đất Thủ đô lại có quán cơm ý nghĩa như thế này”, bà Học nghẹn ngào chia sẻ.

Lặn lội từ Yên Bái xuống Hà Nội chữa bệnh ung thư phổi, nỗi lo của ông Hoàng Xuân Đam cũng là chi phí chữa chạy bởi ông đã nhiều tuổi, gia đình hoàn cảnh khó khăn. Khuôn mặt khắc khổ của ông giãn ra, nhẹ nhõm khi đón nhận suất ăn đầy đủ, sạch sẽ chỉ với giá 2.000 đồng.

“Cơm ở đây ngày nào cũng đổi món, ngon như cơm ở nhà nấu vậy. Cơm vừa rẻ mà mọi người ở đây rất quan tâm, thường xuyên hỏi thăm trò chuyện. Những bệnh nhân như chúng tôi cảm thấy rất vui khi được quan tâm như vậy và có thêm động lực để chống lại bệnh tật”, ông Đam cho biết.

Món quà của sự tử tế giữa lòng Thủ đô
Nhờ "Nụ cười Shinbi" khoảng cách từ người xa lạ trở thành thân quen. Ảnh TM

Không chỉ bà Học, ông Đam mà rất nhiều bệnh nhân và người nhà của họ đã trở thành những khách quen của “Nụ cười Shinbi”. Những người đồng cảnh ngộ mách cho nhau nên quán ngày càng đông. Cả một khoảng sân và không gian trong nhà mọi người đều ngồi kín. Mỗi người một hoàn cảnh, một vùng quê, căn bệnh khác nhau nhưng nhờ “Nụ cười Shinbi” họ được ngồi chung bàn. Nhờ những bữa ăn mà họ được biết nhau, đã biến khoảng cách từ xa lạ trở thành thân quen. Những bữa cơm chiều của những hoàn cảnh khó khăn thành bữa cơm ấm áp như với gia đình.

Ở đây, nụ cười được đổi lấy nụ cười và những bệnh nhân ung thư có thêm niềm vui, động lực để chiến đấu với bệnh tật.

Lan tỏa yêu thương

Chủ quán “Nụ cười Shinbi” là vợ chồng anh Võ Tiên Lâm và chị Nguyễn Trà My (ở Thanh Xuân, Hà Nội). Theo chị My, tiền thân của “Nụ cười Shinbi” là quán cơm cùng mô hình với tên gọi “Yên vui Tân Triều”. Tuy nhiên, do nhiều lý do chủ quán đã không thể tiếp tục hoạt động được nữa nên hai vợ chồng chị đã quyết định thuê lại quán này để tiếp tục vận hành, phục vụ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Dành tâm huyết cho “Nụ cười Shinbi” nên hầu hết thời gian của anh Tiên Lâm và chị Trà My ở quán. Cũng rất lâu rồi, anh chị không nấu cơm chiều ở nhà mà cả gia đình ăn cơm ở quán cùng những người bệnh. Hy sinh khoảng thời gian cho gia đình để dành cho những người bệnh nhưng anh chị luôn cảm thấy hạnh phúc, ý nghĩa khi cùng nhau song hành trên hành trình thiện nguyện.

Cơ duyên bắt nguồn từ đợt cao điểm dịch COVID-19, khi đó hai vợ chồng chị My hỗ trợ tại quán cơm “Yên vui Tân Triều” với vai trò là những tình nguyện viên. Gắn bó với công việc này, được tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, thấy họ kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư, chắt chiu từng đồng lo tiền viện phí... trong lòng anh chị cảm thấy vô cùng xót xa. Anh chị càng đau đáu hơn khi quán ăn nhỏ này đã thân thuộc với anh chị như một gia đình phải dừng hoạt động. Những bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn mất một điểm hỗ trợ.

Chị Nguyễn Trà My (bên phải) cùng tình nguyện viên chuẩn bị đồ ăn cho các bệnh nhân. Ảnh TM
Chị Nguyễn Trà My (bên phải) cùng tình nguyện viên chuẩn bị đồ ăn cho các bệnh nhân. Ảnh TM

Vì vậy, anh chị đã quyết định thuê lại địa điểm này tiếp nối hành trình thiện nguyện. “Lúc đầu khi lấy lại quán vợ chồng mình suy nghĩ rất nhiều nhưng gần một tháng nay chúng mình nhận được rất nhiều lời cảm ơn từ người bệnh dành cho hai vợ chồng và tình nguyện viên. Nhìn nụ cười của những người bệnh vợ chồng mình và tình nguyện viên đều cảm thấy ấm lòng”, chị My chia sẻ.

Chị My cho biết thêm, khi vận hành quán, vợ chồng chị gặp nhiều thuận lợi đó là sự ủng hộ của bạn bè và những tấm lòng hảo tâm, đặc biệt, là một người bạn đang làm trong lĩnh vực nha khoa. Với số tiền tài trợ gần 20triệu/tháng, đủ chi phí trả tiền thuê nhà, trả lương cho đầu bếp, giúp quán có thể duy trì tốt. Chính vì vậy, vợ chồng chị My đã đặt tên quán cơm là Nụ cười Shinbi để tri ân người bạn đó. Ngoài ra, “Nụ cười” còn mang thông điệp hi vọng mọi người dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất thì hãy luôn giữ nụ cười trong tim.

Suất ăn có giá 2.000 đồng nhưng đầy đủ dinh dưỡng
Suất ăn có giá 2.000 đồng nhưng đầy đủ dinh dưỡng

Nhiều người thắc mắc, tại sao lại là 2.000 đồng/suất cơm? Vợ chồng anh Lâm, chị My cho biết xuất phát từ việc tôn trọng mọi người, để họ có cảm giác ăn vẫn trả tiền và không phải mắc nợ ai. Quá trình làm việc tại quán, có những kỷ niệm vợ chồng anh chị chẳng thể nào quên. Nhiều câu chuyện rất vui và ý nghĩa, các cô chú thường đi cùng nhóm với nhau và một người đã đứng ra đưa 10.000, 20.000 đồng để trả tiền và nói “hôm nay tôi mời nhé”, “hôm nay tôi bao nhé”, nghe rất đáng yêu. Với những người bình thường, việc mời nhau đôi khi không dễ dàng, với người bệnh khó khăn chồng chất thì đó là niềm vui lớn và ý nghĩa.

Để có các suất cơm ngon lành trao đến tay người bệnh, các thành viên của quán đã phải sơ chế nguyên liệu từ sáng, nấu cơm từ trưa, dọn dẹp và bày biện bàn ghế từ đầu giờ chiều. Đồng hành với vợ chồng anh Tiên Lâm, chị My là rất nhiều các tình nguyện viên.

Đôi khi bệnh nhân và người nhà đến đây còn có những phần quà nhỏ mang về. Ảnh TM
Đôi khi bệnh nhân và người nhà đến đây còn có những phần quà nhỏ mang về. Ảnh TM

Hoàn cảnh của họ cũng rất khác nhau nhưng chung một tấm lòng muốn giúp đỡ người bệnh. Đó là anh Nguyễn Thắng Dương (một người hàng xóm của Nụ cười Shinbi), dù bản thân bị khuyết tật nhưng anh vẫn năng nổ nhận nhiệm vụ vận chuyển 30 suất cơm, canh từ quán sang cổng sau Bệnh viện K (Tân Triều) để gửi tới những bệnh nhi. Đó là hai mẹ con chị Nguyễn Thị Mai Hương sẵn sàng gác công việc của bản thân đến phụ bếp. Đồng hành cùng anh chị còn có bà Bính (79 tuổi) hay bạn Lan Anh có mặt từ ngày mở quán và đến nay chưa vắng buổi nào.

Họ những con người với việc làm bình dị đang lan tỏa đi thông điệp của những điều tử tế, tình yêu thương con người. Ở “Nụ cười Shinbi”, hình như mọi người đều được “chữa lành” trong một không gian chậm, có chút bình yên và ấm áp. Mọi người thong thả ăn hết một khay cơm, thong thả ngồi trò chuyện với nhau, đôi khi cười đùa, thư giãn.

Vì những buổi chiều bình yên và ấm áp như thế, vợ chồng anh Lâm, chị My và những tình nguyện viên cũng không cảm thấy vất vả hay mệt nhọc. Chỉ có điều, để duy trì và kéo dài những niềm vui bé nhỏ mà ý nghĩa ấy, họ cần thêm những tấm lòng thơm thảo đồng hành, để không chỉ gần 200 suất ăn đến với người bệnh mà là 350-400 suất mỗi ngày như điều anh Võ Tiên Lâm mong muốn.

Đọc thêm

"Góp nắng" trao yêu thương nơi biên giới Cao Bằng Nhịp sống trẻ

"Góp nắng" trao yêu thương nơi biên giới Cao Bằng

TTTĐ - Giữa cái nắng đầu hè rực rỡ, Hành trình Góp nắng 2025 do Đoàn trường, Câu lạc bộ (CLB) Tình nguyện Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã vẽ nên những dấu ấn tươi đẹp trên mảnh đất Cao Bằng. Chuyến đi không chỉ mang theo những món quà vật chất ấm áp mà còn vun đắp tình yêu quê hương, thắp sáng niềm tin trong trái tim mỗi tình nguyện viên.
Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

TTTĐ - Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang về doanh thu 30 tỉ đồng mỗi năm mà còn đưa cói Việt ra thế giới.
Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Nhà văn hoá Sinh viên TP Hồ Chí Minh, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ chào cờ “Tôi yêu Tổ quốc tôi” và chương trình hòa ca “Đất nước trọn niềm vui” hướng đến chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ thế giới, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thu hút sự chú ý của đông đảo thanh niên. Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng chắp cánh cho những khát vọng làm chủ công nghệ của thế hệ trẻ, đồng thời khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô bờ bến của họ trong kỷ nguyên số.
Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới Camera 360 trẻ

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

TTTĐ - Gần 2.000 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ 230 đội tuyển các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học trên toàn quốc chính thức bước vào tranh tài tại Vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới – Viettel 2025 vào sáng 20/4.
Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

TTTĐ - Thực hiện chương trình Công tác năm 2025; Kế hoạch số 31/KH-PK02-Đ2 ngày 10/4/2025 của Phòng Cảnh sát Cơ động về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm lớn năm 2025, Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Giao lưu nhân chứng lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025 với chủ đề “Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh tự hào, vững tin theo Đảng”.
Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Xem thêm