Tag

Mở lối đưa nông sản Việt vào thị trường “cửa ngõ” châu Âu

Doanh nghiệp 15/09/2022 16:00
aa
TTTĐ - Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ hai Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản. Do đó, thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh kết nối kinh doanh nông sản quốc tế, đặt biệt là tiêu thụ nông sản tại thị trường Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu.
Ngành Bảo vệ thực vật trước xu hướng sản xuất theo hướng bền vững với nông sản an toàn Tháo gỡ khó khăn trong phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ nông sản Hỗ trợ các chủ thể tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP Nông nghiệp Thủ đô chủ động thích ứng linh hoạt để duy trì tăng trưởng Nhiều sản phẩm nông sản quốc tế góp mặt tại AgroViet 2022

Tiềm năng xuất khẩu nông sản

Vượt qua khó khăn về biến động của kinh tế thế giới, dịch bệnh toàn cầu, biến đổi khí hậu, và chuyển đổi xu thế tiêu dùng, nông nghiệp Việt Nam luôn được xem là “trụ đỡ” cho nền kinh tế.

Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ hai Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản.

Năng lực sản xuất nông lâm thủy sản của Việt Nam đã đạt trên 140 triệu tấn mỗi năm, trong đó có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm vị trí dẫn đầu trên thị trường thế giới như gạo, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản, rau, quả, thực phẩm và dần định hình được thương hiệu, uy tín về chất lượng, giá cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Mở lối đưa nông sản Việt vào thị trường “cửa ngõ” châu Âu
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về xuất khẩu nông sản

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022 đạt trên 36,3 tỉ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 7 mặt hàng đã đạt giá trị xuất khẩu cao hơn 2 tỷ USD như Cà phê, gạo, tôm, điều, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su.

Khu vực Bắc Âu (nhất là Hà Lan, thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam tại EU, sau Đức) mặc dù dân không lớn nhưng kim ngạch nhập khẩu của các nước Bắc Âu khá ấn tượng với sự có mặt của nhiều tập đoàn phân phối nông sản thực phẩm lớn. Đây là cơ hội cho nhiều mặt hàng nông sản từ Việt Nam xuất khẩu vào các nước Bắc Âu và EU như gạo, cà phê, hồ tiêu, trái cây, thuỷ sản, hạt điều...

Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực EU nói chung và Bắc Âu nói riêng. Tuy nhiên, thị phần của nông sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu và EU còn rất thấp (khoảng 4% của thị trường EU trên 160 tỷ USD/năm), do nhiều khó khăn, nhất là quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ (để được hưởng ưu đãi về thuế), thiếu các thương hiệu lớn và chưa có sự am hiểu về thị trường EU.

Mở lối đưa nông sản Việt vào thị trường “cửa ngõ” châu Âu
Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đang chiếm vị trí dẫn đầu trên thị trường thế giới

TS Trần Thị Dung, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Kỹ thuật Hiệp hội Thực phẩm minh bạch cho hay: Trong 10 năm qua, ngành nông nghiệp trong đó có thủy sản đã đi bước dài trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường, song đó là câu chuyện của doanh nghiệp lớn. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội như Hiệp hội thực phẩm minh bạch đóng vai trò như một cầu nối chia sẻ, cung cấp thông tin từ tìm hiểu thị trường, phân tích thị trường.

Bà Dung cũng cho biết, các hiệp hội với đội ngũ các chuyên viên giỏi đóng vai trò như cánh tay nối dài của nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh nghiệm, kỹ năng để thực hiện các mục tiêu đặt ra. “Thương vụ các nước, Cục Xúc tiến thương mại đã hỗ trợ rất nhiều song làm thế nào để kết nối đúng mục tiêu, thị trường, cần tư vấn để đi con đường ngắn, tiết kiệm nhất thì cần đi với nhau thông qua các hiệp hội”, bà Dung cho biết.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam

Ông Albert Lui, Tổng Thư ký Hiệp hội nhà mua Quốc tế (IFPPS) dự báo: Trong 5 năm tới, nhu cầu thực phẩm tại thị trường Trung Quốc sẽ tăng khoảng 35%. Trên thực tế, nhu cầu nhập khẩu nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc đang tăng mạnh, song nguyên liệu thô nhập khẩu phải qua tay nhiều trung gian nên giá cuối cùng đến tay người tiêu dùng Trung Quốc khá cao.

“Chúng ta cần làm thế nào để xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đến tận tay người sử dụng cuối cùng, như vậy có thể cắt giảm tối đa khâu trung gian”, ông Lui cho biết.

Mở lối đưa nông sản Việt vào thị trường “cửa ngõ” châu Âu
Ông Albert Lui, Tổng thư ký Hiệp hội nhà mua Quốc tế (IFPPS)

Từ kinh nghiệm bản thân, ông Lui cho rằng người tiêu dùng Trung Quốc thường có thói quen mua hàng theo thương hiệu. Ví dự như câu chuyện sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc, người tiêu dùng đã quen với thương hiệu Monthong của Thái Lan hay riêng Musang King của Malaysia, nhưng với Việt Nam, sầu riêng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu để tiếp cận người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cần đồng bộ tiêu chuẩn chung để người dân Trung Quốc hiểu được chất lượng nông sản của Việt Nam. Để làm được điều này, Việt Nam cần xây dựng các cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, Bộ NN-PTNT.

“Cách thức tốt nhất để đẩy mạnh kênh xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc là thiết lập các trung tâm xúc tiến thương mại nông sản, từ đó một số vấn đề về khâu tiếp cận thị trường... có thể giải quyết được nhanh”, Tổng Thư ký IFPPS gợi ý.

Mở lối đưa nông sản Việt vào thị trường “cửa ngõ” châu Âu
Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp cho biết: Nông nghiệp Việt Nam luôn được xem là một trụ đỡ của nền kinh tế. Số liệu thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam 8 tháng đầu năm đạt hơn 36 tỷ USD. Trong đó, có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD như cà phê, tôm, gạo, điều, rau quả, gỗ và sản phẩm từ gỗ, cao su.

Khu vực Bắc Âu và Hà Lan mặc dù dân số không lớn, nhưng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này rất ấn tượng, nhất là với các sản phẩm như gạo, cà phê, trái cây, hạt điều. Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Trong kế hoạch công tác của Tổ điều hành Diễn đàn kết nối 970, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với các cơ quan của Bộ tổ chức Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu.

Mở lối đưa nông sản Việt vào thị trường “cửa ngõ” châu Âu
Bà Lê Thị Hoài Thương, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hồ tiêu Việt

Thông qua các tham luận, trao đổi trực tiếp của đại biểu, Diễn đàn sẽ góp phần tăng cường quảng bá nông sản Việt Nam đến các bạn bè quốc tế; Chia sẻ thông tin thị trường và kinh nghiệm xuất khẩu nông sản sang thị trường Châu Âu; Thúc đẩy tiêu thụ nông sản sang thị trường các nước khu vực Bắc Âu; Tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu về tiềm năng và năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, xúc tiến thu hút nguồn vốn đầu tư cũng như xuất khẩu đối với các đối tác là doanh nghiệp nước ngoài.

Đọc thêm

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh Doanh nghiệp

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh

TTTĐ - Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh với các tiêu chí thống nhất, minh bạch...
Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cái gì đã thanh tra rồi thì thôi kiểm toán, nếu một nội dung vừa bị thanh tra vừa bị kiểm toán thì chắc hết thời gian để hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng... Doanh nghiệp

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

TTTĐ - Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: Cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực - và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp Doanh nghiệp

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp

TTTĐ - Sáng 9/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Với hơn 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể, kinh tế tư nhân của Hải Dương đang đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh.
Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định mạnh mẽ vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết mang tính đột phá, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỳ vọng giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.
TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè Doanh nghiệp

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

TTTĐ - Để đồng hành cùng các thương hiệu trên hành trình chinh phục mùa hè sôi động, TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè hay đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện được thiết kế để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam Doanh nghiệp

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

TTTĐ - Vào lúc 18h50’ ngày 7/5, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày - về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh. Đây là dấu mốc rất ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số Doanh nghiệp

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

TTTĐ - Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025 - 2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Xem thêm