Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân
Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân |
Bước ngoặt trong nhận thức
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong nhận thức về vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân trong sự phát triển của Việt Nam. Văn kiện này không chỉ khẳng định kinh tế tư nhân là động lực tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia, mà còn nhấn mạnh vai trò nòng cốt của khu vực này, cùng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và tự cường.
![]() |
Nghị quyết số 68-NQ/TW xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia (Ảnh: Mạnh Đức) |
Theo Nghị quyết, kinh tế tư nhân được xác định là "một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia", một lực lượng chủ chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững. Mục tiêu đến năm 2030 được đặt ra đầy thách thức: có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động, tương đương 20 doanh nghiệp trên 1.000 dân; ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10-12%/năm, đóng góp 55-58% GDP và giải quyết việc làm cho 84-85% tổng số lao động. Đặc biệt, trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của khu vực kinh tế tư nhân phấn đấu thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu châu Á.
Tầm nhìn đến năm 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế, đóng góp trên 60% GDP với ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động.
Chia sẻ quan điểm về Nghị định 68, anh Đinh Lê Anh Tuấn, trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Thịnh Vượng, bày tỏ sự tâm đắc với Nghị quyết, đặc biệt là nội dung cho phép đánh giá việc đa dạng hóa nguồn vốn cho doanh nghiệp dựa trên dòng tiền, uy tín và tài sản vô hình. Theo anh Tuấn: "Đây là thay đổi mang tính “mở khóa” cho hàng loạt doanh nghiệp nhỏ, công nghệ, khởi nghiệp tiếp cận được nguồn vốn bởi không phải ai cũng có đất, nhà để thế chấp nhưng họ có năng lực, có thị trường và khát vọng phát triển”.
Anh Tuấn cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng thang điểm tín nhiệm doanh nghiệp minh bạch và ưu tiên dòng vốn cho các doanh nghiệp tạo ra giá trị cao, xuất khẩu, xanh và tạo việc làm tốt. Về mô hình trả vay và thời hạn vay cũng cần được quan tâm để chính sách thực sự trở thành bệ phóng cho phát triển bền vững.
Động lực quan trọng hàng đầu của nền kinh tế
Nghị quyết 68 không chỉ dừng lại ở việc xác định vai trò và mục tiêu, mà còn đưa ra những giải pháp mang tính đột phá để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Các giải pháp tập trung vào việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thay đổi sự tương tác và ứng xử của Nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân, và đưa ra những hỗ trợ mạnh mẽ, cụ thể để khu vực này phát triển.
![]() |
Nghị Quyết 68 đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân (Ảnh: Mạnh Đức) |
Ở góc độ là một doanh nhân trẻ, chị Lê Thị Hương Giám đốc Công ty TNHH suất ăn ALOCOM chia sẻ: “Sau khi đọc Nghị quyết 68, tôi thấy lần đầu tiên, kinh tế tư nhân được xác định là “động lực quan trọng hàng đầu của nền kinh tế”, không còn là “lực lượng bổ sung” như trước, từ đó nâng cao vị thế và tiếng nói của doanh nghiệp tư nhân. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã công nhận và đánh giá cao vai trò dẫn dắt và đồng hành của kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích tư nhân được ưu tiên tiếp cận đất đai, vốn tín dụng, công nghệ và thị trường – những yếu tố sống còn để phát triển bền vững. Ngoài ra, chính sách còn cam kết cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu rủi ro pháp lý và bất ổn chính sách – điều mà doanh nghiệp tư nhân luôn lo lắng. Nghị quyết này thể hiện định hướng sự dài hạn và ổn định hơn.
Chính sách cũng đưa ra rất nhiều cam kết về quyền tự do kinh doanh, quyền bảo đảm tài sản và giảm thiểu thủ tục hành chính… tạo điều kiện thuận lợi giúp kinh tế tư nhân phát triển Điều này cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước để tạo nên một môi trường cạnh tranh công bằng bình đẳng ổn định và minh bạch.
Tôi cho rằng, khi kinh tế tư nhân được tạo điều kiện phát triển tốt sẽ đóng góp được nhiều hơn vào GDP và ngân sách nhà nước”.
Điểm mới và rõ nét nhất của Nghị quyết 68 chính là sự thay đổi căn bản trong nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ này, các giải pháp được đưa ra cũng mang tính đột phá, tương thích với quá trình Việt Nam chuyển đổi sang xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập sâu rộng.
Tuy nhiên, để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, việc thể chế hóa thành các khuôn khổ chính sách và pháp luật là vô cùng quan trọng, đòi hỏi nỗ lực cải cách bộ máy nhà nước. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp cũng cần chủ động nắm bắt cơ hội, nỗ lực đổi mới và phát triển để tạo ra sự cộng hưởng mạnh mẽ, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển vượt bậc, góp phần thực hiện khát vọng thịnh vượng và phát triển của đất nước.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

Hơn 450 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia VIETNAM MEDI-PHARM 2025

Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp: Lùi thời gian để cập nhật tình hình mới

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết đặc biệt
