Tag

Lợi ích khi duy trì tính bền vững của chuỗi cung ứng và hậu cần

Doanh nghiệp 12/12/2021 11:07
aa
TTTĐ - Tính bền vững trong chuỗi cung ứng mang đến những góc nhìn mới về bức tranh tổng thể hoạt động kinh doanh. Điều này được thể hiện qua những sáng kiến của doanh nghiệp trong nỗ lực quản trị môi trường, xã hội và tác động của con người lên quá trình hình thành sản phẩm từ tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thực hiện quá trình sản xuất, lưu kho, bảo quản đến giao hàng.
Đẩy nhanh tiến độ cấp biển số vàng cho các đơn vị kinh doanh vận tải Chuyên gia hiến kế phục hồi và phát triển kinh tế bền vững Hà Nội chủ động đảm bảo hàng hóa trong mùa kinh doanh cuối năm Cần một cú hích cho các dự án chống ngập đô thị theo hướng bền vững

Trong thập kỷ qua, các doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức và áp lực trong việc duy trì sự cân bằng bền vững giữa tăng trưởng doanh thu và giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường.

Tại Việt Nam, duy trì tính bền vững đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong lộ trình phát triển của chính phủ. Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đang trên đà nỗ lực để đạt mức phát thải carbon ròng bằng "0" vào năm 2050. Nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của chủ trương này, các doanh nghiệp Việt đã và đang tích cực áp dụng hàng loạt biện pháp phát huy tính bền vững trong chuỗi cung ứng.

Theo một cuộc khảo sát do HSBC thực hiện, 96% doanh nghiệp sản xuất cho rằng thực hiện những thay đổi liên quan đến bền vững và đạo đức là chìa khoá nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh; Trong khi chỉ một phần nhỏ các doanh nghiệp được khảo sát (9%) cho biết tính bền vững của chuỗi cung ứng không phải là trọng tâm hoạt động kinh doanh của họ.

Lợi ích khi duy trì tính bền vững của chuỗi cung ứng và hậu cần

Tuy nhiên, các hoạt động bền vững vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trong tất cả khối ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa hiểu hết các lợi ích kinh tế mà nó mang lại. Đối với các doanh nghiệp lớn như hàng tiêu dùng nhanh, bán lẻ và sản xuất, tính bền vững vẫn là một chủ đề tranh luận với hàng loạt ý kiến trái chiều khi đặt lên bàn cân so sánh với hiệu quả về mặt chi phí.

“Các chiến lược chuỗi cung ứng nên kết hợp tính bền vững như một trụ cột quan trọng. Để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, cổ đông và cộng đồng, doanh nghiệp cần thiết kế những giải pháp không chỉ thiết thực, mang lại lợi nhuận mà còn đáp ứng được các chỉ tiêu và hướng đến sứ mệnh bảo vệ môi trường”, ông Andrew Maher - Giám đốc TMX Việt Nam cho biết.

Trước đây, hàng loạt công ty đã áp dụng các sáng kiến ​​xanh đơn giản trong thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp để thực thi chính sách bền vững của công ty mẹ và hỗ trợ doanh nghiệp xếp hạng sao xanh trong các chương trình nghị sự, giải thưởng.

Lợi ích khi duy trì tính bền vững của chuỗi cung ứng và hậu cần
Ông Andrew Maher - Giám đốc TMX Việt Nam

Tuy nhiên gần đây sự gia tăng nhận thức về những lợi ích kinh doanh từ hoạt động bền vững ngày càng thôi thúc doanh nghiệp nghĩ nhiều hơn về các biện pháp duy trì hành tinh xanh. Việc kết hợp các sáng kiến ​​này cần được đưa vào triển khai ngay từ quá trình thiết kế khi xây dựng cấu trúc toà nhà, lựa chọn vật liệu và các yếu tố xoay quanh để giảm thiểu chi phí và đảm bảo tính bền vững”.

Thực trạng bền vững của chuỗi cung ứng và hậu cần ở Việt Nam

Nhìn chung, phát triển bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động kinh doanh đến môi trường được các doanh nghiệp Việt Nam coi trọng. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức được sự cần thiết của nền “kinh tế vòng tròn” bao gồm các biện pháp tái chế, sử dụng vật liệu xanh và không độc hại, thiết kế sản phẩm xanh, giảm thiểu chất thải và đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng năng lượng tái tạo và thân thiện với môi trường hơn.

Tuy nhiên, phát triển bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp còn nhiều thách thức, sức lan tỏa còn rất hạn chế. Việt Nam hiện có khoảng 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng mới chỉ có khoảng 2.000 doanh nghiệp (chỉ chiếm hơn 2%) là thành viên của cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững ở Việt Nam. Trong số đó, mới chỉ có khoảng 100.000 doanh nghiệp (gần 15%) tiếp cận được các thông tin về phát triển bền vững.

Để nâng cao nhận thức và khuyến khích các doanh nghiệp Việt áp dụng chính sách bền vững trong chuỗi cung ứng và hậu cần, hãy cùng TMX chia sẻ những lợi ích hữu hình mà các doanh nghiệp có thể gặt hái về lâu dài. TMX là công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Với đội ngũ chuyên gia kỳ cựu, đơn vị này đã có mặt tại Việt Nam và hỗ trợ doanh nghiệp kiến tạo các giải pháp kỹ thuật số phù hợp để duy trì tính bền vững của chuỗi cung ứng, tối ưu hóa toàn bộ chuỗi giá trị, từ việc tạo nhu cầu cho đến bước hoàn tất đơn hàng cuối cùng.

Lợi ích khi duy trì tính bền vững của chuỗi cung ứng và hậu cần

Tiết kiệm chi phí vận hành

Trong vài năm qua, chi phí điện tăng đáng kể đã trở thành gánh nặng lớn với các chủ sở hữu công nghiệp. Thực trạng này tiếp tục là trở ngại khi các trung tâm sản xuất và phân phối tiến hành áp dụng tự động hóa và các chu trình công nghệ cao hơn. Do đó, đầu tư vào các giải pháp ​​thân thiện với môi trường không chỉ tiết kiệm nhân lực vận hành mà còn góp phần rất lớn để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.

Trong thời gian qua, hàng loạt giải pháp tân tiến đã được áp dụng, từ sử dụng pin mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác để bù đắp lượng điện tiêu thụ trong các nhà kho tự động, xây dựng hệ thống tái chế nước đến triển khai xe điện giao hàng tận nơi để giảm phát thải carbon. Đồng thời, sử dụng các vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường cũng là một giải pháp giảm thiểu rác thải hiệu quả, kiểm soát chi phí và khuyến khích người tiêu dùng có ý thức về vấn đề môi trường hơn.

Có thể khẳng định, các chính sách bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ hành tinh mà còn mang lại những lợi ích tài chính về lâu dài. Một chiến lược bền vững có thể tối ưu hoá chi phí đáng kể và tác động không nhỏ đến lợi nhuận. Các doanh nghiệp bền vững cũng có thể nâng tầm vị thế và quan hệ với chính phủ cùng cộng đồng địa phương để tiếp cận với các chính sách ưu đãi, trợ cấp về thuế.

Lợi ích khi duy trì tính bền vững của chuỗi cung ứng và hậu cần

Tăng giá trị thương hiệu và lợi thế cạnh tranh

Chuỗi cung ứng bền vững cũng tác động trực tiếp đến danh tiếng của thương hiệu. Thương hiệu có thể nâng tầm giá trị lên rất nhiều và thu hút người tiêu dùng bằng cách trở nên bền vững hơn. Trên thực tế, một nghiên cứu từ Nielsen Việt Nam cho thấy có tới khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường, có thương hiệu “xanh” và “sạch”.

Khảo sát trên cũng chỉ ra, các thương hiệu sản xuất sạch và cam kết đem lại sản phẩm xanh và sạch có mức độ tăng trưởng cao gấp 4 lần so với doanh nghiệp cùng ngành.

Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của các chính sách bền vững, doanh nghiệp cần đảm bảo phát triển từ nội bộ, cung cấp những điều kiện làm việc và lương thưởng công bằng nhất cho người lao động. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho đội ngũ nhân viên hiện có mà còn thu hút nguồn nhân tài chất lượng cao trong tương lai.

Trên thực tế, gần 40% thế hệ millennials chấp nhận công việc mới vì họ đồng ý với những kỳ vọng và các giải pháp xây dựng một môi trường bền vững của công ty. Tính bền vững cũng có thể khiến nhân viên có động lực làm việc và làm việc hiệu quả hơn vì họ cảm nhận được giá trị và tự hào về doanh nghiệp.

Không thể phủ nhận, một doanh nghiệp có chuỗi cung ứng bền vững sẽ gây dựng niềm tin vững chắc với đối tác và các nhà đầu tư tiềm năng. Trong kỷ nguyên mới mà các giá trị bền vững ngày càng được đề cao, các nhà đầu tư thường tránh xa các công ty có tai tiếng và không có những mục tiêu vì cộng đồng.

Sở hữu các chính sách bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp tránh rủ ro về danh tiếng, mà còn hỗ trợ họ có những thông tin báo cáo cuối năm tích cực và giảm thiểu nguy cơ sụt giảm giá trị cổ phiếu.

Đọc thêm

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại Doanh nghiệp

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) phải nỗ lực và quyết tâm rất cao trong việc hoàn thiện, đổi mới mô hình và chất lượng hoạt động để sớm đưa ngân hàng trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại, hoàn thành xuất sắc vai trò liên kết hệ thống, làm điểm tựa vững chắc hỗ trợ tích cực cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả...
Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới Doanh nghiệp

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

TTTĐ - Ngày 19/4, tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), Công ty TNHH Công Nghiệp Shiliduo Việt Nam đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ngành ô tô, đánh dấu bước tiến chiến lược trong việc mở rộng hoạt động sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, công trình do Công ty Cổ phần Ánh Dương Building làm tổng thầu thiết kế và thi công đã được đánh giá cao về tiến độ, chất lượng và tính chuyên nghiệp - khẳng định năng lực của nhà thầu Việt trong thời kỳ mới.
Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô Lao động - Việc làm

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

TTTĐ - Ngày 19/4, Công ty TNHH Công nghiệp Shiliduo Việt Nam tổ chức khánh thành đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô hiện đại ở Khu công nghiệp Hựu Thạnh tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dự lễ có bà Bà Đặng Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Long An cùng nhiều lãnh đạo Sở, ngành.
Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025 Doanh nghiệp

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025

TTTĐ - Ngày 19/4, tại lễ trao giải Sao Khuê 2025 được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) vinh dự lần thứ 3 được xướng tên với sản phẩm mới Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt.
Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao Doanh nghiệp

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

TTTĐ - Chặng đường 30 năm là một hành trình đầy ý nghĩa và đáng tự hào, Co-opBank đã không ngừng phát triển lớn mạnh, hoạt động an toàn, là điểm tựa vững chắc cho hệ thống QTDND phát triển...
PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025 Doanh nghiệp

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

TTTĐ - Kết thúc quý I năm 2025, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi chuyển biến tích cực, đảo chiều so với cùng kỳ năm trước.
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập Doanh nghiệp

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

TTTĐ - Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam.
Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt Doanh nghiệp

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

TTTĐ - Hòa nhịp cùng xu thế chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, PVcomBank đang đẩy mạnh quá trình số hóa một cách toàn diện và quyết liệt.
ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng Doanh nghiệp

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

TTTĐ - Ngày 18/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk Doanh nghiệp

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

TTTĐ - Theo đuổi chiến lược chuyển đổi xanh, Vinamilk không chỉ đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà còn có tác động tích cực đến các doanh nghiệp, bên liên quan và cộng đồng cũng như ngành sữa, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.
Xem thêm