Làn tái chế từ dây nhựa của phụ nữ phường Xuân La
![]() |
Bà Nguyễn Thị Túc (người thứ 2 từ phải qua) người khởi xướng ý tưởng đan làn nhựa
Bài liên quan
Ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ trong thích ứng với biến đổi khí hậu
Giảm thiểu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu tới phát triển kinh tế
Nâng cao vai trò công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu
PRO Việt Nam hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường vì môi trường bền vững
Cảnh báo nguy cơ xâm nhập mặn mùa khô khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
![]() |
Các thành viên Hội phụ nữ phường Xuân La trong một buổi học đan làn nhựa |
Tới tổ dân phố số 5, phường Xuân La vào buổi sáng, dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ mang theo chiếc làn nhiều màu sắc. Hỏi bất kỳ ai, họ cũng có thể kể cho bạn nghe câu chuyện về những chiếc làn này bằng một thái độ hết sức tự hào. Họ coi đó là một kỳ tích đáng được biểu dương, trân trọng.
Được triển khai từ năm 2010, phong trào đan làn nhựa, khuyến khích chị em hạn chế sử dụng túi nilon đang ngày một lan rộng, tạo hiệu ứng tích cực. “Mẹ đẻ” của phong trào ấy là bà Nguyễn Thị Túc, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ số 5 thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ phường Xuân La. Chia sẻ về sáng kiến này, bà Túc cho biết : Sau khi nhận nhiệm vụ làm chi hội trưởng, bà và chi hội đã có nhiều hoạt động để giữ gìn môi trường phố phường xanh – sạch – đẹp. Tuy nhiên, việc sử dụng túi nilon, vốn là hành vi rất nguy hại cho môi trường thì trăn trở và nghĩ mãi bà vẫn chưa có giải pháp gì.
“Gần khu dân cư chúng tôi có đại lý nước, hàng ngày tôi đi qua đó thấy họ bỏ ra rất nhiều dây buộc hàng, mà dây này lại rất bền, đẹp. Tôi thấy rất lãng phí nhưng chưa nghĩ ra sẽ làm gì. Sau đó tôi đi chợ, thấy họ xách làn nhựa mua ở các cửa hàng. Vậy nên từ đó mới xuất phát ý tưởng sử dụng làn nhựa từ dây buộc hàng” – bà Túc kể.
Từ ý tưởng đó, tổ phụ nữ số 5 đã họp bàn thống nhất tìm người đan được làn từ những dây buộc hàng đó để tặng chị em hội viên phụ nữ, khuyến khích chị em hạn chế sử dụng túi nilon.
Vừa hay trong khu dân cư có ông Phạm Gia Hùng và các thành viên trong gia đình hay tự đan làn để dùng nhiều năm nay, bà Túc liền đến đề đạt ý tưởng và nhanh chóng được ông Hùng đồng ý.
Từ đó Chi hội đã phân công chị em trước hết là cán bộ chi hội, tổ dân phố đầu tàu gương mẫu tham gia thu lượm các đoạn dây buộc hàng tại các công trình xây dựng, các cửa hàng… sau đó mang về giặt sạch, phơi khô, cắt bỏ những đoạn hỏng, rồi phân loại chuyển tới cho ông Hùng. Ban đầu, ông Hùng chỉ đan những chiếc làn một màu, về sau, với nguồn nguyên liệu dồi dào, ông Hùng đã sáng tạo ra nhiều mẫu làn mới vừa lạ, vừa đẹp. Với những chiếc làn cỡ to, phải mất cả ngày cặm cụi ngồi đan nhưng ông Hùng chỉ lấy công 10 nghìn đồng/chiếc, đủ chi phí mua các loại dụng cụ và phụ liệu.
Dù vậy, những chiếc làn nhựa ban đầu chỉ được Chi hội dùng làm quà tặng cho chị em trong dịp kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, 20/10. Để thu hút các thành viên trong Chi hội tham gia và tự giác sử dụng làn nhựa trong cuộc sống hàng ngày, bà Túc cùng các cán bộ trong Chi hội luôn tranh thủ mọi cuộc hội họp của phụ nữ cũng như các tổ chức đoàn thể ở tổ dân phố để lồng ghép tuyên truyền về ích lợi của việc dùng làn tái chế đi chợ. Cũng tại mỗi kỳ cuộc hội họp như vậy, Chi hội Phụ nữ số 5 lại đem số làn ông Phạm Gia Hùng đan được tặng hội viên phụ nữ và hội viên các đoàn thể khác. Các cán bộ trong chi hội còn bỏ tiền túi mua hàng chục chiếc làn này tặng họ hàng, bạn bè nhằm khuyến khích mọi người thay đổi thói quen sử dụng túi nilon; đồng thời vận động chị em tranh thủ học cách đan làn để có thêm nhiều sản phẩm tặng hội viên.
Từ bốn, năm thành viên cốt cán tích cực hưởng ứng, giờ đây, hơn 300 hội viên Chi hội Phụ nữ tổ dân phố số 5 đã sử dụng làn nhựa để đi chợ, làm giảm đáng kể tình trạng sử dụng túi ni-lông. Nhờ bán làn, Chi hội Phụ nữ số 5 đã thu về khoảng 10 triệu đồng góp quỹ.
Lợi ích đem lại từ mô hình đan làn nhựa dành tặng chị em hội viên phụ nữ đi chợ của Chi hội Phụ nữ tổ dân phố số 5 đã thấy rõ. Chỉ tính với con số gần 400 chị em hội viên dùng làn đi chợ đã có thể thấy số lượng túi nilon tiêu thụ mỗi ngày giảm rất nhiều.
Từ kết quả này Hội Phụ nữ phường Xuân La đã thành lập mô hình 3T “Tái chế - tiết kiệm - thân thiện” (nòng cốt là hội viên chi hội số 5), ban chủ nhiệm mô hình gồm 16 thành viên, phụ trách công tác tuyên truyền, vận động thu gom dây buộc hàng để đan thành làn nhựa của 10 chi hội. Mục tiêu đặt ra là mỗi người trong tổng số 1.580 hội viên phụ nữ của phường sẽ có một chiếc làn nhựa đi chợ nhằm hạn chế dùng túi nilon. Mô hình này sẽ ngày càng được nhân rộng và mang lại nhiều hiệu ứng tích cực, giúp thay đổi thói quen của người dân, nhất là các bà nội trợ.
* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C

Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng

“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường

Bắc Bộ sáng và đêm trời rét

Gen Green Platform chính thức ra mắt tại Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam

Hưởng ứng chiến dịch “Trồng 1 tỷ cây xanh"

Không khí lạnh ảnh hưởng tới Bắc Bộ

Quảng Nam: Rừng thông trốc gốc, bờ biển tan hoang

Xử lý nghiêm tình trạng đổ phế thải trái phép ra sông Hồng
