Kinh tế chia sẻ hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp non trẻ
![]() |
Ứng dụng gọi xe "made in Vietnam" FastGo đã thành công nhờ tận dụng lợi thế mô hình kinh tế chia sẻ
Bài liên quan
Phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ
Kinh tế chia sẻ - tiềm năng lớn tại thị trường Việt Nam
1.000 CEO 2019 - Cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
TTC Land và bước chuyển đổi tư duy của người đứng đầu
Kinh tế chia sẻ đang dẫn dắt thị trường
Bản chất của kinh tế chia sẻ là khai thác các yếu tố tài nguyên sẵn có của người dùng và kết hợp với các yếu tố công nghệ để hợp thành một mô hình kinh doanh.
Khởi xướng lên các mô hình này là các công ty khởi nghiệp, những doanh nghiệp không sở hữu nhà máy hay kho hàng nào nhưng lại huy động được kho tài nguyên của người dùng toàn cầu. Công nghệ hiện đại cũng giúp tối thiểu hoá chi phí vận hành dịch vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
Đặc biệt, trong thời đại công nghiệp 4.0, kinh tế chia sẻ mới có đất dụng võ. Hiện có hơn 9.500 công ty khắp thế giới đang vận hành theo mô hình này, giúp hàng triệu người cho thuê, mượn, vay, trao đổi, chia sẻ nhà ở, xe hơi, xe đạp, tủ quần áo, kĩ năng, wifi… với nhau.
Lợi ích của mô hình này rất lớn và dễ thấy: tận dụng tài nguyên nhàn rỗi để giảm lãng phí, bảo vệ môi trường, tạo ra những dịch vụ tiện lợi phục vụ mọi người… Với nguyên tắc vận hành "những gì của tôi cũng là của bạn, đi kèm với phí", tất cả các bên đều được hưởng lợi từ nền kinh tế chia sẻ.
Bàn về xu hướng phát triển của các mô hình kinh tế chia sẻ trong giới doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam vì sự phát triển bền vững (VBCSD) cho biết, trong 3 năm gần đây, các doanh nghiệp trên thế giới ngày càng quan tâm đến các sáng kiến, mô hình kinh doanh.
Song tại Việt Nam, nền kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn vẫn là khái niệm còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này không chỉ khiến các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro do khan hiếm nguyên liệu và biến động giá tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng xanh, chiến lược phát triển bền vững quốc gia.
Do vậy, phát triển mô hình kinh tế chia sẻ là động lực cho các startup, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay.
Trong nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ là một trong những thành phần quan trọng, dẫn dắt các mô hình kinh tế mới dựa trên ứng dụng công nghệ để khai thác các nguồn lực dư thừa trong xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Tiềm năng phát triển của kinh tế chia sẻ là rất lớn, hứa hẹn trở thành tương lai của môi trường kinh doanh toàn cầu. Việt Nam dĩ nhiên không nằm ngoài xu hướng đó. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 999, phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.
Theo Đề án, Nhà nước khuyến khích, ưu tiên tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp cung cấp nền tảng; đặt doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo. Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát triển tạo lập các nền tảng số, hỗ trợ chuyển đổi số, số hóa ở cấp độ doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Có thể thấy, Chính phủ đã bật "đèn xanh" bởi mục tiêu của Đề án 999 là góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ phát triển thuận lợi hơn, hạn chế những rủi ro về mặt pháp lí, giúp các bên tham gia dịch vụ dễ dàng giao kết hợp đồng và trách nhiệm lẫn nhau.
Kinh tế chia sẻ không phải là giải pháp vạn năng cho start-up, nhưng mở ra những cơ hội mới, cung cấp hướng đi phù hợp cho những doanh nghiệp non trẻ vượt qua thử thách. Quyết định 999 của Thủ tướng đã tạo hành lang pháp lí cho kinh tế chia sẻ, giải toả nỗi lo lắng cho nhiều doanh nghiệp.
Các start-up bứt phá với kinh tế chia sẻ
Khác biệt so với các nước phát triển, Việt Nam với nền tảng là nền nông nghiệp lúa nước, làng xã sống đoàn kết, người dân sống chan hòa, chia sẻ, chung tay thực hiện nhiều công việc. Những đặc điểm trên cho thấy, người Việt có thể đón nhận mô hình kinh tế chia sẻ khá dễ dàng.
Theo một công bố của Công ty Nielsen cho thấy, kinh tế chia sẻ có tiềm năng lớn để phát triển tại Việt Nam. Kết quả khảo sát này cho thấy, cứ 4 người Việt được hỏi thì có 3 người cho biết thích ý tưởng kinh doanh về mô hình này (chiếm 75%).
Chính vì lợi thế này, nhiều nhà sáng lập lựa chọn xây dựng ước mơ của mình bằng mô hình kinh tế chia sẻ và đã đạt được thành công.
Trong đó, lĩnh vực cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp còn xuất hiện hàng loạt website như: Ahamove (ứng dụng kết nối giữa các doanh nghiệp vận tải với người có nhu cầu vận chuyển hàng hóa), Shipg (ứng dụng kết nối người đi nước ngoài với người có nhu cầu mua hàng xách tay) hay Commenau (bán cơm văn phòng vào buổi trưa, tạo việc làm và kiếm thêm thu nhập cho các bà nội trợ),...
Thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ Việt đang nở rộ với cả chục ứng dụng tham gia kết nối xe công nghệ như Grab, FastGo, Go-Viet, Be, Mailinh, Aber, MyGo...
Ông Nguyễn Hữu Tuất - Chủ tịch và nhà sáng lập FastGo cho biết: "Trong cuộc cách mạng 4.0, các ứng dụng phải liên tiếp phát triển nền tảng công nghệ để cung cấp cho người dùng trải nghiệm và lợi ích tối ưu nhất. FastGo tận dụng lợi thế nền tảng công nghệ vững chắc, mạng lưới đối tác hàng chục nghìn doanh nghiệp và hàng triệu người dùng sẵn có của hệ sinh thái NextTech để tập trung tạo ra các giá trị gia tăng cung cấp cho họ".
Theo đánh giá của CEO Nguyễn Hữu Tuất, việc Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ là một tín hiệu, một động lực tốt cho các công ty startup, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay. Trong nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ là một trong những thành phần quan trọng, đang dẫn dắt các mô hình kinh tế mới dựa trên ứng dụng công nghệ để khai thác các nguồn lực dư thừa trong xã hội; tạo ra cơ hội việc làm mới, giúp cho phát triển kinh tế tư nhân.
Tuy nhiên, để chủ trương này đi vào cuộc sống cần phải có các hướng dẫn chi tiết về các mô hình kinh doanh nào là kinh tế chia sẻ; các mô hình này sẽ được ưu tiên cụ thể thế nào; cần sự hướng dẫn, hỗ trợ để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hoạt động phù hợp, không bị mất cơ hội thị trường.
Theo đó, mô hình này sẽ giúp tận dụng nguồn tài nguyên chưa khai thác hết; cơ hội tạo ra các công việc mới, phát triển kinh tế tư nhân. Mô hình này cũng giúp đưa ứng dụng công nghệ vào các mô hình kinh doanh truyền thống nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI

Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025

Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: "Vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên

Hà Nội - điểm đến dẫn đầu đổi mới sáng tạo
