Tag

Khánh thành công trình tâm linh tại quận Hai Bà Trưng

Người Hà Nội 12/08/2024 11:00
aa
TTTĐ - Sáng 12/8, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức khánh thành Nhà Tiếp linh di tích “Khu tưởng niệm đồng bào chết vì bị oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945”. Đây là sự kiện hướng tới kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, hướng tới 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.
Khánh thành Di tích Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Nhằm tổ chức các hoạt động phát huy giá trị di tích “Khu tưởng niệm đồng bào chết vì bị oanh tạc và nạn đói năm 1944 - 1945", quận Hai Bà Trưng tổ chức xây dựng và khánh thành công trình Nhà tiếp linh.

Dự buổi lễ khánh thành có sự hiện diện của đồng chí lãnh đạo quận Hai Bà Trưng, gồm: Bí thư Quận ủy Nguyễn Văn Nam; Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Nguyễn Quang Trung; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND quận: Nguyễn Mạnh Hùng, Phan Văn Phúc, Nguyễn Thị Thu Hiền.

Linh thiêng “Khu tưởng niệm đồng bào chết vì bị oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945”
Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam và các đại biểu thắp nhang tưởng niệm các nạn nhân

Các tư liệu lịch sử ghi nhận, những năm 1944 - 1945, người dân một số tỉnh, thành lân cận đổ về Hà Nội, rất nhiều người trong số đó đã không vượt qua được nạn đói khốc liệt. Khi đó, người dân Hà Nội đã tự bảo nhau quy tập hài cốt của những người bị chết đói đưa về để chôn cất tại Nghĩa trang Hợp Thiện.

Năm 1951, Hội Hợp Thiện xây dựng Khu tưởng niệm để quy tập hài cốt của những người bị chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944 - 1945 ở rải rác quanh khu vực Nghĩa trang Hợp Thiện và một số nơi trên các đường phố Hà Nội.

Ngày nay, Khu tưởng niệm là chứng tích cuối cùng sau nạn đói lịch sử năm 1944 - 1945 còn sót lại trên địa bàn toàn miền Bắc, Việt Nam (từ Quảng Trị trở ra). Ngày 18/12/2001, Khu tưởng niệm đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 7836/QĐ-UB.

Các đại biểu dâng hương tại Khu tưởng niệm
Các đại biểu dâng hương tại khu tưởng niệm

Ngày 5/8/2005, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 5563/QĐ-UB về việc gắn biển Khu tưởng niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944 - 1945 là một trong 47 điểm di tích cách mạng kháng chiến ở Hà Nội, với nội dung: “Đây là nơi tưởng niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1945, nơi ghi dấu tội ác của phát xít Nhật và đế quốc Pháp đã gây nên thảm họa trên 2 triệu người Việt Nam bị chết vì nạn đói”.

Việc xây dựng và khánh thành Nhà Tiếp linh tại Khu tưởng niệm nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa của khu tưởng niệm nói riêng và trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nói chung.

Đọc thêm

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” Người Hà Nội

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên”

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã tổ chức lễ gắn biển công trình “Tu bổ, tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” (phường Vĩnh Hưng).
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Xem thêm