Tag

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa

Người Hà Nội 16/12/2023 09:53
aa
TTTĐ - Triển lãm "Họa linh sắc Việt" tại đền Phù Ủng (25 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 703 ngày giỗ tướng quân Phạm Ngũ Lão đã mang đến những góc nhìn mới mẻ về tranh dân gian Hàng Trống.
Độc lạ triển lãm nghệ thuật đa giác quan Vườn Thư Thái Triển lãm Kết quả phát triển tài sản trí tuệ Hà Nội năm 2023

Tưởng nhớ vị tướng tài ba

Vừa qua, nhân kỷ niệm 703 năm ngày giỗ tướng quân Phạm Ngũ Lão, UBND phường Hàng Trống đã tổ chức lễ dâng hương tại đền Phù Ủng.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Lễ dâng hương diễn ra trong không khí trang trọng, thanh tịnh

Buổi lễ đã thu hút đông đảo người dân phường Hàng Trống và du khách thập phương tìm về bày tỏ sự tôn kính tới vị danh tướng lừng lẫy thời Trần. Nghi thức dâng hương được tổ chức đúng theo phong tục cổ truyền và tuân thủ quy định về tổ chức lễ hội của nhà nước theo đề án “Tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm” của UBND quận Hoàn Kiếm.

Bà Nguyễn Thị Phương Liên (phường Chương Dương) chia sẻ: “Đền Phù Ủng nằm giữa trung tâm Phố cổ là nơi duy nhất tại Hà Nội có phối thờ Đức Thánh Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Đức Điện súy Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão. Là một người yêu lịch sử và văn hóa đất Việt. Tôi cho rằng đây là một cơ hội để học và hiểu thêm về truyền thuyết và các câu chuyện lịch sử của đất nước”.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Đại diện đạo các sở, ban, ngành lĩnh vực Văn hoá và Thể thao và quận Hoàn Kiếm chụp hình lưu niệm tại đền Phù Ủng dịp kỷ niệm 703 năm ngày giỗ Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão

Đây là dịp để ôn lại những trang sử vẻ vang, truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; đồng thời ghi nhận, tôn vinh và phát huy những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, tín ngưỡng dân gian truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ đó, Nhân dân và cán bộ phường Hàng Trống nói riêng, quận Hoàn Kiếm nói chung hiểu biết thêm về sự hình thành và tồn tại, những giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật.

Cuộc đối thoại giữa giá trị cũ và mới

Cũng trong dịp kỷ niệm 703 năm ngày giỗ Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, thực hiện Nghị quyết 09 của Thành ủy TP Hà Nội, Chương trình 05 của Quận ủy Hoàn Kiếm về phát triển công nghiệp văn hóa và Kế hoạch khôi phục quảng bá dòng tranh dân gian Hàng Trống, UBND phường Hàng Trống đã phối hợp cùng Công ty TNHH Hoạ Gấm tổ chức triển lãm tranh “Họa linh sắc Việt”.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Khách tham quan thưởng lãm tác phẩm Tứ Phủ Công Đồng

Triển lãm trưng bày 9 bức tranh được lấy cảm hứng từ dòng tranh thờ trong tranh dân gian Hàng Trống. Những bức tranh này làm bằng nghệ thuật họa kim sa.

Các nghệ nhân của Công ty TNHH Hoạ Gấm đã sử dụng những nguyên liệu đơn giản như cát thạch anh, dây tơ đồng để tạo nên những bức tranh đầy màu sắc như Tứ Phủ Công Đồng, Đại Thế Chí Bồ Tát, Ngũ Hổ Thần Tướng, Quan Hoàng Đôi, Tiên Cô Chín...

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Ông Đặng Minh Tuấn (áo trắng) - Chủ tịch UBND phường Hàng Trống rất ấn tượng với tạo hình nghệ thuật mới của các bức tranh dân gian theo phong cách họa kim sa

Ông Đặng Minh Tuấn - Chủ tịch UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Thông qua triển lãm, chúng tôi mong muốn mang đến cho người dân một góc nhìn mới về nghệ thuật tranh dân gian Hàng Trống.

Triển lãm được tổ chức tại đền Phù Ủng nhằm đem đến không gian trải nghiệm nghệ thuật duy mỹ, đúng với ý nghĩa của các tác phẩm tranh thờ. Đồng thời, phường mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị của các điểm di tích lịch sử trên địa bàn”.

Ông Tuấn đánh giá cao kỹ thuật họa kim sa trong mỹ thuật tranh Hàng Trống, bày tỏ sự khâm phục dành cho đội ngũ nghệ sỹ trẻ thuộc Công ty TNHH Hoạ Gấm đã có sự đổi mới, sáng tạo và đặc biệt là tình yêu dành cho một “di sản văn hóa nghệ thuật” mà cha ông đã để lại.

“Triển lãm “Họa linh sắc Việt” là minh chứng cho hiệu quả của công cuộc nỗ lực khôi phục, quảng bá tranh Hàng Trống đến với thế hệ trẻ của UBND phường Hàng Trống nói riêng và quận Hoàn Kiếm nói chung.

Đây là một tín hiệu đáng mừng khi các nghệ sỹ trẻ đã có sự quan tâm và được truyền cảm hứng bởi truyền thống. Các bạn đã tạo ra sự đối thoại giữa cái cũ và cái mới, đem công nghệ và mỹ thuật hiện đại thổi hồn cho những tác phẩm xưa có một diện mạo mới, vừa thân thuộc mà lại rất tinh tế, hợp thời” - ông nói.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Ông Đặng Minh Tuấn và các vị khách tham quan chiêm ngưỡng tác phẩm Đại Thế Chí Bồ Tát - Tác phẩm được Công ty TNHH Hoạ Gấm sáng tạo dựa trên đường nét tranh cổ do nghệ nhân Lê Đình Nghiên phục dựng

Chị Đàm Phương Nhi (phường Hàng Trống) đã rất ngạc nhiên khi thưởng lãm những tác phẩm tranh Hàng Trống được sáng tạo theo phương pháp họa kim sa.

Chị Nhi nói: “Quả thật đây là một bước tiến không nhỏ trong việc gìn giữ và phát triển dòng tranh dân gian Hàng Trống trong thời đại ngày nay. Tôi nhận thấy sự cần cù sáng tạo và sự nhiệt huyết của các bạn trẻ Hoạ Gấm dành cho nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

Điều đó thể hiện qua từng đường nét dây đồng được “vẽ” rất uyển chuyển, thanh thoát và cách phối màu sống động, mới lạ của nghệ thuật họa kim sa. Các bạn đã tìm ra được phương pháp mới để đưa dòng tranh Hàng Trống đến gần hơn với thời đại.

Tôi mong Hoạ Gấm sẽ tiếp tục phát triển, tìm ra những hướng đi mới để đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam vươn tầm xa hơn trong nền nghệ thuật nước nhà”.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Chị Đàm Phương Nhi rất ấn tượng với sự mới lạ, độc đáo mà nghệ thuật Họa kim sa mang lại cho những bức tranh dân gian truyền thống.

Được biết, chị Nguyễn Hoàng Anh (Founder Hoạ Gấm) đã dốc lòng tìm hiểu về nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam với rất nhiều tâm huyết. Chị dành thời gian dài để tìm về “nguồn cội” của nghệ thuật họa tranh tại các làng nghề như Đông Hồ, Kim Hoàng, Làng Sình…

Chị Hoàng Anh đã gặp gỡ và trò chuyện, học hỏi từ các nghệ nhân kỳ cựu trong nghề vẽ tranh truyền thống như nghệ nhân Lê Đình Nghiên (tranh Hàng Trống), nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế (tranh Đông Hồ)... nhằm hiểu tường tận quy trình vẽ tranh và ý nghĩa ẩn trong từng đường nét truyền thống.

Qua đó, chị Nguyễn Hoàng Anh đã nghiên cứu và cho ra đời những tác phẩm tranh dân gian được thể hiện bằng phương pháp họa kim sa đầy kỳ công và sáng tạo.

Khám phá tranh Hàng Trống qua nghệ thuật họa kim sa
Founder Hoạ Gấm Nguyễn Hoàng Anh

Founder Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ: “Dự án “Họa linh sắc Việt” ra đời với tôn chỉ bảo tồn “màu sắc” của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. “Họa linh sắc Việt” có ý nghĩa cụ thể là “vẽ tâm linh và bản sắc người Việt”. Bởi tín ngưỡng tâm linh Việt Nam là một phần không thể thiếu trong dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm của đất nước.

Hoạ Gấm mong muốn thông qua dự án sẽ một phần giúp công chúng định hình những nét đẹp về văn hóa mà chúng tôi đã thể hiện trên nền chất liệu mới. Từ đó đưa vẻ đẹp của tâm linh, lịch sử và văn hóa Việt Nam lên những tầm cao mới, tạo nên những góc nhìn mới về nghệ thuật truyền thống”.

Triển lãm "Họa linh sắc Việt" mở cửa đón khách miễn phí từ ngày 13- 17/12/2023 tại đền Phù Ủng (số 25, Lý Quốc Sư, Hà Nội.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm