Triển lãm tranh Hàng Trống - Sắc màu Tết của trẻ
![]() |
Đồng chí Đặng Minh Tuấn - Chủ tịch UBND phường Hàng Trống phát biểu tại triển lãm |
Tham dự triển lãm có đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm, lãnh đạo Đảng uỷ, UBND phường Hàng Trống cùng đông đảo giáo viên, học sinh các trường: Tiểu học Hoàn Kiếm, Tiểu học Tràng An, Mầm non Tháng Tám; THCS Hoàn Kiếm, Tiểu học Trần Quốc Toản…
![]() |
![]() |
Các đại biểu cùng các em học sinh tham dự triển lãm |
Theo ban tổ chức, triển lãm tranh Hàng Trống - “Sắc màu Tết của trẻ” là nơi trưng bày những tác phẩm tranh Hàng Trống đặc sắc, được vẽ bởi các em học sinh trường tiểu học Tràng An, thể hiện sự sáng tạo và tình yêu của các em đối với dòng tranh dân gian Hàng Trống - một trong những loại tranh cổ xưa nhất tại Hà Nội và nằm trong số ba dòng tranh tiêu biểu và lâu đời nhất của Việt Nam.
Các nhà sử học ước tính dòng tranh này đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX và đang dần bị mai một, thất truyền trong đời sống đương đại hiện nay. Để quảng bá và phát huy giá trị của tranh Hàng Trống, trong thời gian qua, UBND phường Hàng Trống đã triển khai nhiều hoạt động nhằm quảng bá rộng rãi về dòng tranh độc đáo này trong cộng đồng. Một trong những hoạt động nổi bật là phối hợp với nghệ nhân Lê Đình Nghiên và Trường tiểu học Tràng An giới thiệu, truyền cảm hứng cho các thế hệ, các em học sinh một cách bền vững.
![]() |
Đồng chí Trịnh Ngọc Trâm - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm (thứ ba từ trái sang) cùng các đại biểu, các em học sinh tham quan triển lãm |
Thông qua việc trải nghiệm thực tế và giao lưu với nghệ nhân duy nhất còn lại của dòng tranh Hàng Trống, các em học sinh đã hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, phát triển cũng như quy trình làm tranh công phu, tạo nên những điểm độc đáo và hấp dẫn, mang lại giá trị lớn lao cho dòng tranh này như:
Bức tranh Thiếu nữ cầm sênh, hay còn gọi là tố nữ cầm phách: Đây là một trong bốn cô tố nữ với các nhạc cụ khác nhau, nhưng cô cầm sênh lại nổi bật hơn cả vì đây là loại nhạc cụ truyền thống của người Việt đã có hàng trăm năm.
Lý ngư vọng nguyệt, hay còn gọi là cá chép trông trăng: Miêu tả chú cá chép đang quẫy mình đớp bóng trăng dưới nước, hình ảnh này gắn liền với ý nghĩa vượt vũ môn hóa rồng, tương tự như việc các học sinh chăm chỉ học tập để thi cử thành công.
Bức tranh Rồng rắn lên mây là trò chơi truyền thống tập thể của trẻ em Việt Nam, với lời ca dao quen thuộc được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bức Thầy đồ cóc, thể hiện triết lý cổ xưa của người Việt thông qua hình ảnh ông đồ cóc dạy học trong làng quê, nhấn mạnh rằng tạo hóa là nguồn gốc của mọi tri thức và học là sự cố gắng để hiểu và hòa hợp với tự nhiên…
![]() |
![]() |
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm Trịnh Ngọc Trâm hướng dẫn các em học sinh hiểu rõ ý nghĩa, lịch sử của những bức tranh |
Sau khi tham gia tìm hiểu và trải nghiệm vẽ màu tranh dân gian Hàng Trống tại không gian đình Nam Hương – một ngôi đình mang đậm bản sắc văn hóa dân gian Việt Nam; các bạn nhỏ trường Tiểu học Tràng An đã thể hiện sự hồn nhiên, trong trẻo và mang đến những điều thú vị, độc đáo trong các bản phác thảo tranh dân gian Hàng Trống.
Sau buổi thực hành vẽ tranh của các em học sinh, các thầy cô, nghệ nhân và các vị lãnh đạo phường và quận Hoàn Kiếm tin rằng các em học sinh sẽ tiếp tục sáng tạo, xây dựng cây cầu nối giữa tranh dân gian Hàng Trống với cuộc sống hiện đại. Các em sẽ trở thành những mầm non tương lai, mang hơi thở dân gian vào đời sống; cùng nhau quảng bá và phát huy nét đẹp văn hóa của đất Thăng Long Hà Thành.
![]() |
![]() |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các em học sinh tại Triển lãm Tranh Hàng Trống - Sắc màu Tết của trẻ |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc
