Tag

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

Nông thôn mới 19/06/2024 16:04
aa
TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Sẽ tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp làng nghề Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Hà Nội - “nôi nghề” của cả nước

Hà Nội là Thủ đô, trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Cùng với đó, Hà Nội còn là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Hiện thành phố có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước và cũng là nơi có nhiều “tổ nghề” của nhiều làng nghề trong cả nước.

Các làng nghề ở Hà Nội đã sản xuất rất nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế, văn hóa. Nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.

Đặc biệt, từ rất sớm, Hà Nội là nơi hội tụ rất nhiều nghề thủ công truyền thống của cả nước. Ví như, nhắc tới phố Hàng Bạc là nhắc tới nghề chạm bạc. Hay như với làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm), làng nghề Lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), làng nghề mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ)... Mỗi làng nghề đều mang bản sắc riêng, tạo ra sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô
Mỗi làng nghề đều mang bản sắc riêng, tạo ra sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Các làng có nghề phát triển đã tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân. Ở đó, không chỉ người trong độ tuổi lao động có việc mà ngay cả người già, người khuyết tật... cũng có việc làm phù hợp để có thêm thu nhập, phụ giúp gia đình.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện thành phố có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 - 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 - 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách địa phương. Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề cao hơn nhiều so với lao động thuần nông.

Chưa kể, sự phát triển của làng nghề còn tạo điều kiện kết nối cộng đồng dân cư, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, lưu truyền tinh hoa nghệ thuật từ đời này sang đời khác... Làng nghề Hà Nội sử dụng nguyên liệu từ nhiều nơi trên cả nước, làm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của những địa phương có liên kết vùng với Hà Nội.

Phát triển du lịch gắn với quảng bá sản phẩm làng nghề

Phát triển du lịch giúp giải quyết tốt bài toán đầu ra cho sản phẩm làng nghề, xuất khẩu trực tiếp, cũng như quảng bá nét đẹp văn hóa các làng nghề của Hà Nội. Thời gian qua, một số làng nghề đã thực hiện khá tốt việc gắn sản xuất với du lịch, như làng nghề gốm Bát Tràng, nghề dệt lụa ở Vạn Phúc, nghề mây tre giang đan ở Phú Vinh... cùng những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng như Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Tựu, Mê Linh...

Đơn cử như làng nghề Bát Tràng, hiện nay đã không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm, hướng tới trở thành làng nghề kiểu mẫu của Thủ đô. Bát Tràng hiện là một trong hai điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của huyện Gia Lâm.

Đối với làng lụa Vạn Phúc, để phát triển du lịch làng nghề bền vững, quảng bá sản phẩm, phường Vạn Phúc đã xây dựng các tuyến phố lụa kết hợp với các ngành nghề phụ trợ để phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất chủ động học hỏi, tiếp cận với công nghệ thông tin để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đến với khách hàng trong và ngoài nước.

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô
Hà Nội đã, đang và sẽ thể hiện rõ vai trò “đầu tàu” trong việc hỗ trợ các tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề trên thị trường Thủ đô

Với những giá trị vô cùng to lớn cả về kinh tế và văn hóa, việc định vị và lan tỏa giá trị của làng nghề được Hà Nội triển khai thực hiện khá quyết liệt và bài bản. Hà Nội đã, đang và sẽ thể hiện rõ vai trò “đầu tàu” trong việc hỗ trợ các tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề trên thị trường Thủ đô, tạo động lực để chương trình này phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

Bên cạnh đó, Hà Nội được kỳ vọng là địa phương đi đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Nếu biết khai thác đúng cách, hệ thống làng nghề - phố nghề không chỉ hình thành các hệ giá trị văn hóa, mà còn tạo hành lang phát triển văn hóa, du lịch, lan tỏa văn hóa truyền thống của Thủ đô văn hiến.

Do đó, ngoài việc phát triển sản phẩm kết nối với các quốc gia và vùng lãnh thổ, Hà Nội còn phấn đấu trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên thế giới; là điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong nước và quốc tế.

Thời gian tới, thành phố cần chủ động phối hợp với các đơn vị của Trung ương và các tổ chức trong nước, quốc tế để thực hiện hiệu quả chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề. Mục tiêu là nâng cao nhận thức và hành động đổi mới sáng tạo, đổi mới hình thức mẫu mã... để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa giữ được bản sắc, hồn cốt của quê hương, vừa có bước cải tiến mang tính đột phá phù hợp xu thế hiện đại, khẳng định vị thế của sản phẩm làng nghề Hà Nội.

Đọc thêm

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Xem thêm