Huy động cộng đồng dân cư xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn
![]() |
Mô hình Nông thôn mới kiểu mẫu tại huyện Hải Hậu (Nam Định)
Bài liên quan
Hà Nội: Nâng tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch khu vực nông thôn đạt 100%
Gia Lâm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện nông thôn mới
Nông thôn mới 63 tỉnh thành ngày càng khang trang
Nông sản Thủ đô góp sức xây dựng nông thôn mới
Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới được tổ chức tại Nam Định
Công tác xây dựng nông thôn mới cần đi vào chiều sâu
Nỗ lực hoàn thành những tiêu chí khó
Đến hết năm 2018, toàn tỉnh Nam Định có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, tính bình quân mỗi xã tăng 13,2 tiêu chí so với năm 2010. Đến tháng 7/2019, tỉnh có 10/10 đơn vị cấp huyện đã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Trong đó, huyện Hải Hậu đang xây dựng mô hình điểm huyện Nông thôn mới kiểu mẫu “sáng, xanh, sạch, đẹp để phát triển bền vững” giai đoạn 2019 - 2025.
Hiện nay tỉnh Nam Định đang tập trung xây dựng Nông thôn mới nâng cao và xây dựng các mô hình Nông thôn mới kiểu mẫu để rút kinh nghiệm, nhân diện rộng. Trong số 19 tiêu chí xã Nông thôn mới, tiêu chí 17 (môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm) là khó, cần nhiều nguồn lực và biện pháp chỉ đạo, với nhiều nội dung nhiệm vụ cần thực hiện.
Nhận thức rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường nên ngay từ năm đầu triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới, Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 22/12/2011 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn, phát động cuộc vận động “Xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp” và phong trào “Nhà sạch, vườn xanh, đường, sông không rác”.
UBND tỉnh ban hành quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường trên địa bàn. Các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tập trung triển khai thực hiện nghị quyết; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Đến nay đã có 209/209 xã (100% số xã) đạt chuẩn tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, 9/9 huyện đạt chuẩn tiêu chí môi trường.
Cùng với việc chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương củng cố chất lượng nội dung môi trường trong Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng cảnh quan, môi trường nông thôn theo Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 - 2020. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng các mô hình Nông thôn mới kiểu mẫu về cảnh quan, môi trường với các nội dung, nhiệm vụ cụ thể của hộ gia đình, thôn, xóm, khu dân cư và cấp xã.
![]() |
Nhiều cách làm hay và sáng tạo
Tỉnh Nam Định xác định bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp là nhiệm vụ chung của hệ thống chính trị và toàn xã hội nên đã vận động sự tham gia của tất cả các tổ chức, cá nhân.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký kết các chương trình phối hợp hành động bảo vệ tài nguyên môi trường với các đơn vị và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp của tỉnh. Một số tổ chức đoàn thể đã có những sáng kiến hay về phương thức tổ chức phối hợp bảo vệ môi trường và huy động các nguồn lực để triển khai các nội dung.
Cụ thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Hội thi báo cáo viên cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường và tham gia xây dựng Nông thôn mới. Qua đó, nâng cao nhận thức cho các hội viên phụ nữ về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và trách nhiệm của hội viên trong bảo vệ môi trường và xây dựng Nông thôn mới.
Hội Cựu chiến binh đã tự huy động các nguồn lực để tổ chức các Hội nghị và các cuộc mít tinh, ra quân làm vệ sinh môi trường hưởng ứng Ngày môi trường thế giới và Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với UBND thành phố và Ban quản lý các khu công nghiệp tổ chức Hội nghị tuyên truyền và nhiều hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường; tổ chức đánh giá kết quả tuyên truyền thông qua phiếu điều tra; thành lập đoàn và tổ chức kiểm tra giám sát công tác bảo vệ môi trường ở một số cơ sở...
Cùng với việc phát động và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, nhiều địa phương trong tỉnh đã vận động doanh nghiệp đầu tư xã hội hóa cải tạo, nâng cấp các khu xử lý rác thải để trở thành khu xử lý rác thải thân thiện với môi trường, gắn với tổ chức thu gom, phân loại rác thải. Hiện nay, Nam Định có 112 khu xử lý rác thải theo công nghệ lò đốt đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và an toàn khí thải, trong đó có 5 khu xử lý rác thải quy mô cấp xã và liên xã kiểu mẫu.
Ngoài ra, toàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng 53 công trình cấp nước sạch tập trung. Tỷ lệ hộ dân ở nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đến tháng 6/2019 đạt 99,78%, tăng 21,66% so với năm 2010…
Với những thành tích đã đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nam Định vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là tỉnh đầu tiên hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt
