Tag

HTX Tam Hưng: Phát triển bền vững giá trị chuỗi lúa gạo

Nông thôn mới 04/10/2020 11:49
aa
TTTĐ - Là một trong những mô hình đầu tiên phát triển chuỗi giá trị lúa gạo, với 2 sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng và bắc thơm số 7 đạt tiêu chuẩn OCOP của thành phố Hà Nội, HTX Kinh doanh dịch vụ Tam Hưng (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) đã khẳng định được vị thế và hiện đang tiếp tục phát triển chuỗi lúa gạo theo hướng bền vững, phát huy lợi thế vùng trồng lúa chất lượng cao trọng điểm của thành phố Hà Nội.
Góc khuất trong thu mua lúa gạo dự trữ quốc gia Thị trường lúa gạo hết “đóng băng”: Vẫn còn đó những nghi ngại... Nhiều ngân hàng cam kết cung ứng đủ vốn cho vay sản xuất lúa gạo Tạo cuộc cách mạng lúa gạo
Thu hoạch lúa chất lượng cao tại xã Tam Hưng
Thu hoạch lúa chất lượng cao tại xã Tam Hưng

Tiên phong sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao

Nằm ở phía Bắc của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, Tam Hưng là xã thuần nông nên sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 70% trong cơ cấu kinh tế. Nhận thấy lợi thế là vùng trồng lúa trọng điểm của thành phố, xã Tam Hưng đã tiến hành dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tập trung vào trồng cây lúa theo hướng sản xuất hàng hóa.

Giám đốc HTX Kinh doanh dịch vụ Nông nghiệp Tam Hưng Đỗ Văn Kiên cho biết, từ năm 2012, Tam Hưng đã được chọn tham gia Chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao của thành phố Hà Nội. Vùng trồng lúa chất lượng cao của xã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu tập thể. Từ đó, HTX Tam Hưng bắt đầu triển khai theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) Hoàng Thị Hòa cho hay, khi lựa chọn địa điểm để triển khai chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao của thành phố, ngành Nông nghiệp tập trung vào những vùng trồng lúa có truyền thống, có thổ nhưỡng phù hợp và Tam Hưng đã hội tụ được các yếu tố đó. Qua những vụ trồng điểm cùng một giống lúa bắc thơm số 7, chất lượng gạo và năng suất lúa tại Tam Hưng luôn cao hơn so với những vùng khác.

Từ thành công của mô hình điểm, người dân Tam Hưng đã biến mảnh đất này thành vùng lúa hàng hóa chất lượng cao đầu tiên của thành phố. Đây cũng là cơ hội để người nông dân Tam Hưng vừa giữ được cây lúa gắn bó bao đời với làng quê vừa cải thiện cuộc sống. Năm 2015, sản phẩm gạo của Tam Hưng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu tập thể với tên gọi “Gạo thơm Bối Khê”. Đây cũng là thương hiệu gạo đầu tiên của Hà Nội. Sau đó, năm 2017, sản phẩm “Gạo thơm Bối Khê” được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chứng nhận Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.

Để cây lúa trên đất Tam Hưng đáp ứng được yêu cầu, xu hướng mới của thời hội nhập, nông dân nơi đây quyết tâm trồng lúa sạch, làm gạo sạch, cung ứng cho thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giống lúa bắc thơm số 7 trên diện tích 400ha, đồng thời đưa giống lúa nếp cái hoa vàng triển khai trồng trên diện tích gần 250ha. Năm 2018, HTX Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Tam Hưng đã triển khai xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo. Từ hai năm nay, HTX đã đầu tư lắp đặt hệ thống máy xay xát, đánh bóng, lọc tạp chất, tách màu nên chất lượng gạo thành phẩm được nâng cao hơn trước.

Hiện, “Gạo thơm Bối Khê” sau xay xát được đóng gói có logo, nhãn hiệu sản phẩm hoặc đóng bao lớn theo yêu cầu của khách hàng, với giá bán 30.000 đồng/kg gạo gếp cái hoa vàng và 18.000 đồng/kg gạo bắc thơm số 7. Đáng chú ý, HTX đang cung cấp sản phẩm gạo cho các bếp ăn tập thể, trường mầm non trên địa bàn huyện. Nhờ nỗ lực phát huy giá trị của nhãn hiệu tập thể, sản phẩm gạo của Tam Hưng đã khẳng định uy tín, chất lượng trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người dân.

Người nông dân Tam Hưng chăm chút từng cây lúa, hạt gạo
Người nông dân Tam Hưng chăm chút từng cây lúa, hạt gạo

Tiếp tục mở rộng và khẳng định vị thế của hạt gạo

Ở Tam Hưng hiện nay, 100% diện tích đất nông nghiệp đều trồng lúa. Toàn xã có gần 730ha trồng lúa chất lượng cao, trong đó có 250ha trồng nếp cái hoa vàng, còn lại là giống bắc thơm số 7 và một số giống lúa khác, mỗi năm cung ứng từ 1.000 đến 1.400 tấn gạo chất lượng cao cho thị trường.

“Trong bối cảnh dịch, bệnh và biến đổi khí hậu hiện nay, người nông dân cần bảo vệ môi trường sống của mình bằng những mô hình sản xuất sạch và có trách nhiệm với xã hội bằng việc sản xuất, cung ứng những sản phẩm sạch. Bền vững với mục tiêu đó, vụ xuân năm 2020, Tam Hưng đã mở rộng được gần 50% diện tích lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP. Chúng tôi dự kiến cung ứng cho các doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch của Hà Nội từ 700 đến 1.000 tấn gạo, số còn lại phục vụ tiêu dùng của người dân địa phương”, Giám đốc Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Tam Hưng Đỗ Văn Kiên chia sẻ.

Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội Hoàng Thị Hòa cho biết thêm, chuỗi lúa gạo của xã Tam Hưng đang phát triển đúng định hướng của ngành nông nghiệp Hà Nội. Việc phát triển chuỗi đã góp phần kiểm soát chặt chẽ từ khâu giống đến thu hoạch, tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô. Thông qua việc phát triển chuỗi, nông dân còn được tập huấn kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, giảm thiểu tác hại đến môi trường.

Trong thời gian tới của HTX sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng đáp ứng những tiêu chí của thành phố để sớm đưa 2 sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng và bắc thơm số 7 thành sản phẩm 5 sao.

Bên cạnh đó HTX cũng sẽ làm hồ sơ tham gia đánh giá sản phẩm OCOP đối với sản phẩm gạo Japonica, gạo đài thơm số 8 và bắc hương số 9, nhằm bổ sung đa dạng hơn nữa về sản phẩm gạo chất lượng cao của địa phương.

Đọc thêm

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn Nông thôn mới

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Xem thêm