Tag

HopeBox gieo ước mơ và hy vọng cho phụ nữ bị bạo hành

Nhịp sống trẻ 11/03/2020 18:11
aa
TTTĐ - Từng chứng kiến người thân bị bạo lực gia đình, Đặng Thị Hương đã tự nhủ phải làm điều gì đó để tiếp thêm sức mạnh, giúp các nạn nhân là phụ nữ  thoát khỏi tình trạng đó.  HopeBox - chiếc hộp hy vọng đã ra đời sau những nỗ lực không ngừng của chị.

HopeBox gieo ước mơ và hy vọng cho phụ nữ bị bạo hành

Đặng Thị Hương

Bài liên quan

Phụ nữ không chỉ đẹp, thông minh mà còn cần bình tĩnh sống

Chuyện nghề của nữ công nhân 25 năm làm đẹp phố phường Hà Nội

Ngân hàng giúp phụ nữ tự tin khởi nghiệp

HopeBox là mô hình doanh nghiệp xã hội mới giúp các chị em phụ nữ Việt Nam từng bị bạo hành gia đình có được công việc ổn định và thay đổi cuộc sống.

Giúp phụ nữ tự tin

Khi còn sống ở Melbourne, Australia và bắt đầu học khoá học thạc sĩ Khởi nghiệp và đổi mới, Hương đã nghĩ cần phải làm một việc gì đó giúp những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình có cơ hội được làm việc, tự chủ về tài chính. Đặc biệt, họ có được tự tin và rời khỏi môi trường bạo lực.

“Từ việc chứng kiến người thân bị bạo lực nhiều năm, mình đã nghĩ cách duy nhất để có thể giúp là cho họ một công việc. Cái tên HopeBox được nghĩ tới trong một bữa trưa cùng với hai người bạn của mình. Chính họ đã đặt tên sau khi mình nghĩ tới mô hình đồ ăn trưa nhưng đựng trong một chiếc hộp”, Hương kể.

Chị cho biết thêm, cái tên HopeBox cũng như màu xanh trong bộ nhận diện thương hiệu, mang ý nghĩa một chiếc hộp cơm hay hộp quà tặng được làm tỉ mẩn từ các mẹ.

Chiếc hộp đó chứa đựng không chỉ đồ ăn ngon mà còn thật nhiều hy vọng cho một tương lai tươi sáng hơn của các chị em và cộng đồng những người bị bạo lực gia đình.

Đó cũng là mong muốn của Hương khi nỗ lực tạo ra một môi trường làm việc mà ở đó có sự an toàn, yêu thương và có thể là nơi giúp những phụ nữ không may bị bạo lực gia đình chữa lành vết thương với những hoạt động ngoại khoá. Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan. Khó khăn đầu tiên chị gặp phải là vốn. Với số tiền khiêm tốn được gây quỹ từ các nhà hảo tâm, chị Hương chỉ đủ mua tạm đồ dùng lúc đầu, trả lương cho nhân viên được khoảng hai tháng và thuê nhà.

Sau đó việc kinh doanh không suôn sẻ như những gì chị cùng các bạn lên kế hoạch nên gặp khá nhiều thách thức. Sản phẩm chưa được đón nhận ngoài thị trường, rồi những việc tưởng chừng như rất nhỏ: Thay đổi nhân sự, bộ máy vận hành, tâm lý của các chị em tham gia cần được quan tâm nhiều hơn vì họ đã trải qua nhiều tổn thương và biến cố… cũng trở thành bài toán khó.

Cô gái giàu nghị lực Đặng Thị Hương ngồi giữa
Cô gái giàu nghị lực Đặng Thị Hương ngồi giữa

“Xác định, mô hình nào cũng sẽ gặp khó khăn khi khởi đầu, vì thế mình tháo gỡ mọi cái từng bước. Mình xác định cần phải vững tâm có những điều chỉnh trong cách điều hành công việc. Đặc biệt, mình đa dạng hóa sản phẩm, cho các chị em có cơ hội sáng tạo. Sau đó, mình thử các loại sản phẩm mới và nghiên cứu thị trường, từ đó dần dần được khách hàng đón nhận”, Hương cho biết.

Bên cạnh đó, Hương cũng may mắn được cộng đồng hỗ trợ, có hội đồng quản trị của HopeBox luôn sát cánh và cố vấn. Những người bạn cũng luôn kết nối và giúp đỡ nên chị thấy bớt cô đơn hơn trong hành trình khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội.

Vừa phát triển doanh nghiệp, Hương vừa phối hợp với các đơn vị khác như Hagar International, Blue Dragon hay Hội Phụ nữ để giới thiệu về mô hình để thu hút những phụ nữ không may bị bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, nhiều bạn cũng tự tìm tới HopeBox. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có quy trình phỏng vấn và cân nhắc mọi yếu tố trước khi đón các bạn vào làm để đảm bảo về mặt thủ tục hành chính cũng như thông tin được xác minh chặt chẽ.

Tại HopeBox, những người phụ nữ không may bị bạo lực gia đình được tuyển vào nhiều vị trí: Làm đồ ăn như cơm trưa đi giao cho khách; tiệc nhỏ cho các văn phòng, công ty; làm bánh, hộp quà tặng...

Tuỳ vào kỹ năng của mỗi người có thể đảm nhận những vị trí quan trọng hơn như làm quản lý, kế toán… Điều quan trọng mọi người cùng làm việc và giúp đỡ lẫn nhau.

Hiện tại, HopeBox đang cung cấp cơm trưa cho khối văn phòng. Tuy nhiên, Hương cũng đang chuyển đổi dần sang mô hình nhà hàng cho các khách quốc tế, cũng như các sản phẩm đồ ăn vặt gồm: Khô gà, bánh quy, hộp quà tặng... tới quán cà phê và bán lẻ. Chị hy vọng hướng đi này sẽ khiến doanh nghiệp phát triển bền vững và giúp đỡ được nhiều người hơn.

"Tôi là một người bình thường và đang làm những việc hết sức bình thường. Tôi nghĩ, sống nỗ lực và học tập là việc ai cũng nên làm và cần làm để cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn chứ không phải hoàn cảnh nghèo khó thì mới cần cố gắng. Để mình không rơi vào cái bẫy “nạn nhân” thì tôi không thổi phồng những nỗ lực của mình. Tôi thấy những điều mình làm được chưa có gì to tát để tự hào và phô trương. Tôi chỉ thấy mình vẫn yêu cuộc sống này tha thiết mỗi ngày, vẫn lao động và học tập như một người bình thường", Đặng Thị Hương chia sẻ

Vượt lên cái khó

Nhìn sự mạnh mẽ, tự tin của cô chủ mô hình HopeBox, ít ai biết Hương phải trải qua tuổi thơ gian khó. Khi còn nhỏ, ước mơ của chị là được đọc thật nhiều sách và trở thành giáo viên. Tuy nhiên, năm lớp 7 chị phải nghỉ học và rời quê hương xã Đồng Ích (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) ra Hà Nội sống, làm giúp việc kiếm tiền phụ gia đình.

“Năm 17 tuổi, gia đình muốn mình trở về. Tuy nhiên, mình đã nhìn thấy bao phụ nữ ở quê tới tuổi đó phải lấy chồng, sinh con, làm việc trên đồng ruộng. Mình quyết định cuộc sống của bản thân không phải là bức tranh ấy. Mình lựa chọn ở lại Hà Nội vì từ sâu thẳm trong lòng, vẫn ước mơ được đi học và làm cô giáo”, Hương tâm sự.

Hương đăng ký khoá học bổ túc và từ đó phải chuyển ra ngoài gầm cầu thang ở. Không những thế, chị còn bị lừa hết tiền trong quá trình đi xin việc. Không người thân, không bạn bè nhưng chị kiên quyết không về quê và vẫn bám trụ lại Hà Nội.

Không có việc làm, Hương thức dậy lúc 2 giờ sáng và tập nấu xôi bán. Thời gian đầu chị luôn ngủ gật nên hôm xôi bị cháy, hôm thì nhão nhoét vì đổ quá nhiều nước. Xôi ế, Hương phải ăn trừ bữa nên sợ quá phải cố nấu cho tốt và hàng ngày bán trên phố.

Khoảng thời gian đó có lẽ là lúc khó khăn nhất với chị. Ban ngày hết việc bán xôi chị lại đi lau nhà thuê, làm bánh khoai bánh chuối bán trên phố và tối đi học. Học xong, chị lại tiếp tục bán hàng nên thời gian phần lớn sống trên đường phố và mỗi ngày chỉ ngủ 2 tiếng đồng hồ.

Tuy vậy, niềm tin mãnh liệt vào giáo dục và tình thương mẹ đã giúp Hương vượt qua khó khăn. May mắn, một lần đạp xe từ lớp bổ túc về, Hương được một người bạn cùng học gợi ý nộp hồ sơ vào KOTO - một trung tâm dạy nghề nhân đạo dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em lang thang đường phố. Từ đó, cuộc sống của chị bước sang một trang mới.

HopeBox giúp những phụ nữ không may bị bạo lực gia đình có việc làm ổn định
HopeBox giúp những phụ nữ không may bị bạo lực gia đình có việc làm ổn định

Năm 2012, Hương đi du học ở Australia với học bổng của KOTO và Học viện Box Hill. “Nếu nói KOTO cho mình cơ hội thay đổi cuộc đời thì được đi du học đã đưa mình gần hơi với việc trở thành công dân toàn cầu. Được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế và cuộc sống văn minh ở Australia giúp mình hoàn thiện bản thân hơn, học hỏi được nhiều điều giá trị để trưởng thành mỗi ngày”, chị Hương chia sẻ.

Trở về nước, Hương vừa làm việc cho một công ty marketing ở Anh vừa nỗ lực gây dựng HopeBox. Thời gian đầu không có vốn, chị vẫn phải làm việc toàn thời gian kiếm tiền lo cho HopeBox nên có lúc bị quá tải. Hơn nữa, nhóm phụ nữ chị đang làm việc cùng đã trải qua nhiều sang chấn tâm lý nên đôi khi phải rất kiên nhẫn.

Một thách thức khác chị phải đối diện là bạo lực gia đình, vấn đề không mấy người nói tới ở Việt Nam. Theo chị Hương, những chính sách về phúc lợi cho phụ nữ, bảo vệ quyền của họ và trẻ em khi bị bạo lực hay nhà tạm lánh cho các nhóm này cần có nhiều hơn. Vấn đề này cần phải được tác động từ luật pháp và thực hiện một cách bài bản. Như vậy doanh nghiệp sẽ an tâm hơn mỗi khi giúp các chị em về vấn đề công việc và có thể phát triển bền vững.

“Khi thành lập HopeBox mình muốn các bạn tự tin hơn và sống an vui mỗi ngày để tiếp tục nuôi con hoặc sống tiếp cuộc sống của bản thân, kết nối với xã hội. Mình không muốn mỗi cá nhân phải đóng vai trò “nạn nhân” trong bất kỳ hoàn cảnh nào vì chúng ta được quyền lựa chọn một cuộc sống với nội lực vững vàng và tương lai tốt đẹp”, chị Hương cho biết.

Đọc thêm

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích đánh thức thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích đánh thức thanh niên

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ thế giới, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thu hút sự chú ý của đông đảo thanh niên. Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng chắp cánh cho những khát vọng làm chủ công nghệ của thế hệ trẻ, đồng thời khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô bờ bến của họ trong kỷ nguyên số.
Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới Camera 360 trẻ

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

TTTĐ - Gần 2.000 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ 230 đội tuyển các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học trên toàn quốc chính thức bước vào tranh tài tại Vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới – Viettel 2025 vào sáng 20/4.
Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

TTTĐ - Thực hiện chương trình Công tác năm 2025; Kế hoạch số 31/KH-PK02-Đ2 ngày 10/4/2025 của Phòng Cảnh sát Cơ động về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm lớn năm 2025, Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Giao lưu nhân chứng lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025 với chủ đề “Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh tự hào, vững tin theo Đảng”.
Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, kết nối và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7 Nhịp sống trẻ

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẽ chính thức diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất được tuyển chọn từ hàng trăm đề án khởi nghiệp trên cả nước.
Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao Đối thoại với Thanh niên

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

TTTĐ - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, bày tỏ mong muốn lắng nghe những ý kiến, đề xuất của thanh niên, đồng thời trao đổi những định hướng, gợi mở, hiến kế giúp thanh niên phát huy tốt hơn vai trò phát triển nông nghiệp xanh.
Xem thêm