Tag

Học sinh lớp 12 “chạy nước rút” trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Giáo dục 18/05/2020 23:49
aa
TTTĐ - Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ chính thức diễn ra với nhiều đổi mới. Trước những thay đổi và áp lực ngày càng gia tăng, học sinh lớp 12 đang tăng tốc với tâm lý “thi gì học nấy”…

Học sinh lớp 12 “chạy nước rút” trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Học sinh cuối cấp đang chạy nước rút để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Bài liên quan

Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Thi tốt nghiệp THPT năm 2020 giữ ổn định như năm 2019, thí sinh thi trong 2 ngày

Thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Bộ GD&ĐT dự kiến tính 3 đầu điểm với mỗi bài thi tổ hợp

Những điều học sinh lớp 12 cần lưu ý về kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học năm 2020

Phụ huynh, học sinh đều áp lực

Bày tỏ sự lo lắng, căng thẳng trước kỳ thi, Nguyễn Minh Tuấn (học sinh lớp 12 trường THPT Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Việc nghỉ học dài ngày do dịch bệnh Covid-19 khiến kế hoạch học tập của em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thêm vào đó, những thay đổi trong kỳ thi năm nay đến quá bất ngờ, đến thời điểm hiện tại vẫn còn khá nhiều nội dung kiến thức em thấy mình còn thiếu”…

Ấp ủ dự định thi vào trường Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Ngoại thương Hà Nội - những trường đại học top đầu của cả nước nên Trần Minh Thu (ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) càng thêm căng thẳng hơn khi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đang đến gần. Minh Thu cho biết: “Song song với việc ôn tập kiến thức mới, thời gian này em bám sát đề minh họa Bộ GD&ĐT mới công bố để tự học thêm tại nhà”.

Không chỉ có học sinh, nhiều phụ huynh cũng thấp thỏm đứng ngồi không yên trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Chị Trần Thị Thu Hằng (ở Hà Đông, Hà Nội) tâm sự: “Phương án thi thay đổi vào “phút 90”, trong hoàn cảnh học sinh phải nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch Covid-19 nên gia đình tôi ban đầu cũng khá lo lắng. Kỳ thi THPT quốc gia đổi thành thi tốt nghiệp THPT khiến phương án tuyển sinh của hầu hết các trường đại học đều thay đổi. Thời điểm này, ngoài động viên con cố gắng giữ gìn sức khỏe, bình tĩnh ôn tập, chúng tôi cũng sát sao theo dõi dự định tuyển sinh của các trường đại học để có lựa chọn đúng đắn nhất”.

Đó cũng là suy nghĩ của phụ huynh Tuấn Anh (ở Thanh Xuân, Hà Nội). Anh Tuấn Anh chia sẻ: “Tôi nghĩ về cơ bản kỳ thi năm nay cũng không có nhiều thay đổi so với kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Điều quan trọng nhất không phải là Bộ tổ chức thi như thế nào mà con em chúng ta có được gì để mang đến trường thi. Nếu chuyên tâm học hành, bình tĩnh, tự tin thì con chắc chắn sẽ đạt được kết quả xứng đáng. Vì vậy, tôi không gò bó, tạo áp lực cho con mà chỉ khuyên cháu bám sát vào đề minh họa, nắm chắc kiến thức cơ bản để đạt kết quả cao nhất”.

Thi gì học nấy...

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa vào tuần trước thì nhiều giáo viên đánh giá, ở tất cả các môn, đề thi minh họa ổn định về mặt cấu trúc, độ phân hóa không cao, phù hợp với việc xét tốt nghiệp THPT. Cấu trúc đề quen thuộc và độ khó đã giảm rõ so với đề năm 2019 và đề tham khảo công bố lần 1 vào tháng 4 vừa qua.

Với môn Ngữ văn nhiều giáo viên nhận xét, đề tham khảo năm 2020 không chỉ phù hợp với mục tiêu kỳ thi, mà còn mang tính định hướng giáo dục cao. Về cấu trúc, đề tham khảo giữ nguyên cấu trúc như đề thi THPT quốc gia những năm trước, học sinh đã được làm quen với cấu trúc này nên có thể tự tin, chủ động trong quá trình ôn tập.

Trong khi đó, với đề thi minh họa môn Tiếng Anh, khi so sánh đề minh họa lần 1 và lần 2 nhiều giáo viên nhận định, đề lần thứ 2 nhẹ nhàng hơn. Với đề thi minh họa này, nếu tính mặt bằng chung thì học sinh chỉ cần nắm kiến thức cơ bản là đạt được 5,6 điểm...”.

Một giáo viên trường THPT của Hà Nội cũng nhận xét, đề thi môn Toán có 50 câu, trong đó có khoảng 40 câu chiếm 8 điểm là những câu hỏi đơn giản và vận dụng thấp. Đề cũng có những câu hỏi liên quan đến kiến thức lớp 10 và 11.

“Với học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản thì có thể đạt 7,5 - 8 điểm, học sinh khá có thể đạt 8,5 điểm, còn lại là những câu rất khó. So với đề năm ngoái bớt 2 câu khó vừa để cho thêm 2 câu dễ, còn lại 6, 7 câu khó vẫn để nhằm phân loại. Vì thế, có ý kiến nói rằng, đề dễ là chỉ đúng một nửa. Với những em có nguyện vọng vào đại học các trường tốp trên thì cần phải rèn luyện thêm kỹ năng tính toán và tư duy vào các chương chủ chốt”, một giáo viên luyện thi Toán ở Hà Nội nhận định.

Thầy Lê Văn Chung, Hiệu trưởng THPT Cổ Loa (Hà Nội) cho rằng, Bộ đã công bố đề thi minh họa nên trường sẽ bám sát vào đề minh họa để định hướng cho các con. Nhìn chung đề thi minh họa sát với chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với việc xét tốt nghiệp nhưng để các trường đại học tốp trên tuyển chọn chính xác thí sinh thì đề thi cần tăng thêm câu hỏi phân hóa. Mức chuẩn kiến thức kỹ năng để tốt nghiệp thì 7,8 điểm, phần phân hóa chỉ chiếm 2 - 3 điểm là hơi ít.

“Giờ tâm lý học sinh là “thi gì học nấy”, mà việc học đòi hỏi cả một quá trình. Chính vì thế, mong rằng, năm sau phương án thi tốt nghiệp thế nào thì Bộ nên công bố luôn để học sinh có hướng chuẩn bị…”, thầy Chung đề xuất.

Trước ký kiến lo lắng nội dung đề thi của trường đại học tổ chức thi riêng, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Bộ đã quy định nội dung chương trình đã được tinh giản, cụ thể là nội dung được ghi chú "không dạy", "không làm", "không thực hiện", "khuyến khích học sinh tự đọc, tự học" sẽ không kiểm tra đánh giá, không đưa vào đề thi - bất kể là kỳ thi nào dành cho đối tượng học sinh phổ thông (thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng).

Tuy nhiên, lưu ý với các em học sinh, nội dung được ghi chú "tự học có hướng dẫn" vẫn nằm trong phạm vi sẽ kiểm tra, đánh giá và thi. Đây chỉ là điều chỉnh nhằm đổi mới cách tổ chức dạy học, nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh.

Đưa lời khuyên tới thí sinh, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, thí sinh cần chủ động xây dựng đề cương và kế hoạch ôn tập theo từng ngày của mỗi môn học sẽ thi và phải kiên trì đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đó. Nếu vì lý do nào đó mà chưa thực hiện được một nội dung trong kế hoạch thì phải cố gắng học bù ngay, không để ảnh hưởng đến các nội dung tiếp theo.

Trong quá trình ôn tập, cần dựa vào nội dung chương trình đã được tinh giản và hướng dẫn của các thầy cô. Cùng với đó, học sinh cần tập trung tự học, tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức cơ bản theo yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa.

Đọc thêm

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
Xem thêm