Tag

Hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về Đảng

Tin tức 21/09/2023 19:19
aa
TTTĐ - Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Công khai việc kỷ luật cán bộ liên quan đến khiếu nại đất đai Kỷ luật cán bộ nghỉ hưu: Chính thức quy định “xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” Sửa đổi quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ để phù hợp với thực tiễn
Hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về Đảng

Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng

Trong đó, về nguyên tắc xử lý kỷ luật, Nghị định bổ sung quy định: Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức.

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm.

Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.

Nghị định yêu cầu không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; Anh, chị, em ruột; Cô, dì, chú, bác, cậu ruột; Anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; Vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.

Việc xử lý kỷ luật phải bảo đảm khách quan, công bằng

Nghị định cũng sửa đổi khoản 1, khoản 2, khoản 4 và khoản 6 Điều 2 nguyên tắc xử lý kỷ luật.

Cụ thể, việc xử lý kỷ luật phải bảo đảm khách quan, công bằng; Công khai, nghiêm minh; chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 2 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm.

Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể; Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa; Việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả; các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ để xem xét miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.

Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật về đảng thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện quy trình xử lý kỷ luật hành chính (nếu có), trừ trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật quy định tại Điều 3 Nghị định này.

Hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về đảng. Trường hợp bị xử lý kỷ luật về đảng bằng hình thức cao nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 19 Nghị định này; Nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý.

Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu; Tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết định.

Trường hợp có thay đổi về hình thức xử lý kỷ luật về đảng thì phải thay đổi hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng. Thời gian đã thi hành quyết định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật mới (nếu còn). Trường hợp cấp có thẩm quyền của Đảng quyết định xóa bỏ quyết định xử lý kỷ luật về đảng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật hành chính.

Đọc thêm

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại Tin tức

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại

TTTĐ - Chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến thì phải trở lại…
Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06 Tin tức

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06

TTTĐ - Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị.
Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi Tin tức

Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Sáng 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP.
Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Với nhiều đột phá ở các khía cạnh khác nhau về quy mô, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Hà Nội; đồng thời lan tỏa cho cả vùng xung quanh Thủ đô.
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới Tin tức

Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

TTTĐ - Chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc (từ ngày 24-27/6) với những kết quả quan trọng, dấu ấn và điểm nhấn nổi bật, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai những định hướng, tầm nhìn hợp tác chiến lược của lãnh đạo cấp cao thành những dự án cụ thể, hiệu quả, thiết thực, mang tính đột phá.
Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên Tin tức

Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên

TTTĐ - Chiều 27/6, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09 Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm Tin tức

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm

TTTĐ - Ngày 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình tiêu biểu trên địa bàn xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/6 và Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7.
Xem thêm