Hiện tượng Khá Bảnh - Tiền hay con ngoan?
![]() |
Có phát ngôn gây sốc, lời nói phản cảm nhưng Khá Bảnh được nhiều bạn trẻ thần tượng một cách mù quáng - ảnh internet
Bài liên quan
Giới trẻ và nỗi buồn mang tên "cuồng thần tượng lệch lạc"...
Xem Xuân Trường "quẩy" Vinahouse sung như Khá Bảnh
Siêu phẩm Lamborghini Aventador SVJ xuất hiện thêm màu sơn mới cực "chất"
Khi rời vòng tay mẹ cha với những yêu thương và âu lo đích thực, họ không biết con mình đang đắm chìm ở nơi nào đó, cùng những thông tin nhiễu loạn và ngàn vạn cạm bẫy bủa vây những đứa trẻ non nớt.
Dạy con là một nghệ thuật
Có chồng làm nghề xây dựng, chị Ngọc Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) không phải lo lắng nhiều về kinh tế. Nhiệm vụ chính của chị là đưa đón, cơm nước cho 2 con đang học Tiểu học và THCS gần nhà. Thời gian con đi học, chị ở nhà làm thêm vài việc lặt vặt kiếm tiền chợ búa. Thế nhưng, chị dường như mặc định cho rằng, việc giáo dục con là của các thầy cô, nhà trường. Đón các con về, chị làm quấy quá vài món ăn cho con rồi cũng mải miết vào phòng làm việc riêng của mình. Ngoài phòng khách, 2 đứa trẻ cắm đầu vào tô mỳ, mồm nhai nhưng tay bận lướt trên bàn phím điện thoại, chốc chốc, chúng lại rúc rích cười trước một thông tin hay ho nào đó.
Cứ thế, chiếc điện thoại làm bạn với con chị trong suốt khoảng thời gian chúng rời trường học về nhà. Nếu không có những thông tin trên mạng xã hội gần đây về “hiện tượng Khá Bảnh”, có lẽ chị cũng không để ý xem con mình đang làm gì. Chị hoảng sợ thật sự khi xem lại nhật ký trên youtube thấy hàng loạt các video nói tục, chửi bậy, những điệu nhảy không giống ai của một cậu thanh niên xăm trổ đầy mình. Truy hỏi con, chị ngỡ ngàng khi nhận được câu trả lời: “Khá Bảnh – giang hồ tốt mà mẹ! Con thấy hay lắm. Bây giờ phải nhảy được như này mới là sành điệu này”... Từ hôm ấy, dường như cả đêm chị lo âu không ngủ. Chị cấm tiệt con bén mảng đến chiếc điện thoại và bắt đầu lên kế hoạch "dụ" những đứa trẻ của mình rời xa màn hình để tìm kiếm các niềm vui khác.
Chị Lan tâm sự: Dạy con là một nghệ thuật. Nó có thể còn khó hơn kiếm tiền gấp nhiều lần. Cũng may là mình được cảnh báo kịp thời để tự bản thân phải nhìn nhận lại mình dành thời gian cho con.
Không chỉ có chị Lan mà rất nhiều ông bố, bà mẹ khác cũng đang có suy nghĩ và hành xử tương tự đối với con của mình. Họ mặc nhiên phó thác việc giáo dục con cái cho nhà trường. Họ cho con những chiếc điện thoại đời mới như một sự trao đổi – “có điện thoại là con phải ngoan”, “học giỏi nên mẹ thưởng cho điện thoại” mà không lường trước rằng, thế giới mạng đầy cám dỗ kia đang rình rập con mình với hàng vạn những mối nguy hại.
Phải biết hy sinh...
Những ngày qua, dư luận xôn xao bàn tán về nhân vật Ngô Bá Khá (Khá Bảnh). Thanh niên này từng nổi tiếng và thu hút hàng trăm ngàn lượt theo dõi bởi hình ảnh xăm trổ, vàng đeo đầy tay, kiểu tóc "bờm ngựa", quá khứ bất hảo, phát ngôn sốc, coi thường pháp luật, có những điệu nhảy không giống ai đăng tải trên mạng xã hội... Điều khiến bậc làm cha, làm mẹ cảm thấy sốc chính là Khá Bảnh được giới trẻ hâm mộ, đón tiếp, phấn khích gọi tên, xin chụp ảnh… không khác gì những ngôi sao nổi tiếng.
Chia sẻ những lời gan ruột, anh Nguyễn Thanh Tùng (Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi cảm thấy thật sự choáng váng trước thị hiếu của các con, các cháu mình – những đứa trẻ mới chỉ hơn chục tuổi đầu. Chỉ cần lơ là một chút, chúng ta sẽ bị chúng bỏ rất xa”.
Anh Tùng cho rằng: Đồng hành cùng con mọi lúc mọi nơi, lắng nghe, chia sẻ, thậm chí phải hóa thân mình vào lứa tuổi của con để cùng sống cuộc sống của chúng, cảm nhận những gì chúng đang nghĩ là đó là cách để “giữ” con trong sự bình yên đúng nghĩa.
Anh chia sẻ thêm: “Uốn nắn con, giáo dục con điều hay lẽ phải chưa bao giờ là thừa. Thế hệ của các con khác nhiều so với chúng ta của nhiều chục năm về trước. Ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội đang lẩn khuất trong những hang cùng ngõ hẻm của xã hội, chỉ chờ trực những đứa trẻ non nớt để lao tới”.
Chị Hương Lan (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Tiền đáng quý thật nhưng biết bao nhiêu tiền mới mua được một đứa trẻ ngoan ngoãn, sống có mục đích, có lý tưởng, có hoài bão, ước mơ?. Mong rằng đừng bố mẹ nào sẵn sàng vì tiền để đổi lấy đứa con “què quặt”, "thiểu năng tâm hồn", lớn lên trở thành hiểm họa cho chính gia đình và xã hội.
“Hiện tượng Khá Bảnh” giống như hồi chuông cảnh tỉnh các bậc làm cha, làm mẹ hãy bớt thời gian, bớt cả những nhu cầu, sở thích cá nhân, sát sao hơn với con mình để chúng như những con tàu đi đúng đường ray, yên ổn hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp và bình yên vì chúng xứng đáng như thế..
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai

Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"
