Tag

Hấp dẫn các hoạt động tái hiện Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa

Văn hóa 30/05/2024 16:00
aa
TTTĐ - Nhằm bảo tồn, tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc nói chung và phát huy giá trị văn hóa cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” trong chuỗi hoạt động nhân dịp tết Đoan Ngọ 2024 và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long Chính thức công bố “Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội” Đặc sắc hoạt động tái hiện nghi lễ Tết Đoan Ngọ xưa tại Hoàng thành Thăng Long

Phong tục ý nghĩa

Đoan Ngọ (Đoan Dương) là tết cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ở Việt Nam, dân gian ta thường gọi là tết “giết sâu bọ”, từ xa xưa đã lưu truyền câu ca dao: “Tháng tư đong đậu nấu chè. Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”.

Đây được xem là tết kỳ lạ nhất của người Việt với nhiều phong tục lễ nghi độc đáo. Sách Đồng Khánh địa dư chí chép “tết Đoan Ngọ chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Mọi người đều uống rượu, ăn hoa quả, gọi là giết sâu bọ.

Nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa trong chương trình tái hiện tết Đoan Ngọ tại Hoàng Thành Thăng Long
Nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa trong chương trình tái hiện tết Đoan Ngọ tại Hoàng Thành Thăng Long

Hôm ấy người ta hái các loại thuốc cất giữ để sử dụng, hái lá ngải tùy theo năm mà bó thành hình con vật tượng trưng của năm đó...”.

Đặc biệt, các nguồn sử liệu như Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Triều hội điển, Lịch triều hiến chương loại chí... đều cho biết trong cung đình thời Lê, tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên tế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan...

Tết Đoan Ngọ trong cung đình và ngoài dân gian tuy có những lễ nghi, phong tục khác nhau nhưng đều là dịp con cháu tìm về cội nguồn, nhớ ơn công đức tổ tông, cầu sức khỏe, bình an, cầu mùa màng bội thu.

Không gian trưng bày tết Đoan Ngọ tại Hoàng Thành Thăng Long
Không gian trưng bày tết Đoan Ngọ tại Hoàng Thành Thăng Long

Chương trình tái hiện tết Đoan Ngọ tại Hoàng Thành Thăng Long gồm có các hoạt động: Trưng bày về các phong tục dân gian truyền thống, các nghi lễ trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ, thực hành hai nghi lễ đặc sắc ngày Tết Đoan Ngọ trong cung đình (nghi lễ cúng tế tổ tiên và nghi lễ ban quạt), thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ” và trình diễn, giao lưu nghệ thuật thưởng trà.

Trưng bày gợi nhớ phố cổ xưa

Đoan Ngọ nghĩa là ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm. Thời khí mùa hạ nóng ẩm sinh ra các loài sâu bọ, vi trùng phát triển làm hại mùa màng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Để chống lại cái nóng và phòng dịch bệnh, cha ông ta có nhiều kinh nghiệm độc đáo như: tục ăn trái cây, ăn bánh tro, ăn cơm rượu nếp, uống rượu hùng hoàng, xương bồ để “giết sâu bọ” trong người vào lúc sáng sớm; tục hái thảo mộc làm thuốc và làm trà vào giờ ngọ; tục đeo chỉ ngũ sắc, đeo túi thơm có đựng hạt mùi, bột hùng hoàng để xua đuổi côn trùng...

Hấp dẫn các hoạt động tái hiện Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa

Những phong tục này được tái hiện lại một cách chân thực và dung dị thông qua không gian thờ cúng và không gian trưng bày các loại thảo mộc, các loại túi thơm. Khu trưng bày đã làm gợi nhớ đến hình ảnh 2 khu phố cổ quen thuộc là Thuốc bắc và Hàng Mụn.

Vào mỗi dịp tết Đoan Ngọ, người dân kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn về đeo cho trẻ con; đi mua lá thảo mộc về làm trà đun nước uống hàng, mua thảo dược về phòng bệnh...

Bên cạnh không gian trưng bày các phong tục dân gian truyền thống, các nghi lễ cúng tế tổ tiên, lễ thiết triều, lễ ban quạt trong cung đình cũng được diễn giải qua tranh vẽ và mô hình hiện vật phỏng dựng. Để chuẩn bị cho lễ ban quạt của nhà vua, triều đình đã giao: “Hộ phiên phát phái cho sáu cung Ngự dụng lĩnh tiền công giao cho xã Đào Xá làm và sơn”.

Đào Xá là làng của những người mang họ Đào, xưa làng chuyên làm quạt nên còn được gọi là Đào quạt. Thời Lê, làng thuộc tổng Ngọc Cục, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, Hưng Yên.

Hấp dẫn các hoạt động tái hiện Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa

Thần hoàng làng là ông tổ nghề quạt Đào Tiến Công. Làng không chỉ làm các loại quạt thường bán cho các vùng thôn quê như quạt nan, quạt giấy dó phất cậy... mà còn là nơi được triều đình chọn có những người thợ tài hoa làm ra được những chiếc quạt quí, với kỹ thuật tinh xảo, dành riêng cho vua, quan, quí tộc và thương nhân giàu có như quạt ngà, quạt đồi mồi, quạt gỗ quý...

Sau này, người dân của làng di chuyển lên đất kinh kỳ làm và buôn bán quạt, lập lên phố Hàng Quạt ở kinh thành Thăng Long. Gian trưng bày một số loại quạt phỏng dựng của tầng lớp vua quan quí tộc và các loại quạt thông thường của người dân, đã giúp cho du khách có cái nhìn rõ hơn về văn hóa sử dụng quạt của người xưa. Đối với người dân xứ nóng như Việt Nam thì chiếc quạt đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt thường ngày.

Thực hành nghi lễ cung đình

Tết Đoan Ngọ được các vương triều tổ chức trang trọng với những lễ nghi mang tính cung đình. Lịch triều hiến chương loại chí và Lê Triều Hội điển đều cho biết, dưới triều Lê Trung hưng, tết Đoan Ngọ cũng là dịp để nhà vua, hoàng tộc sửa soạn lễ phẩm dâng tiến lên tổ tiên và các bậc sinh thành.

Với nghi thức thường triều, tại điện Cần Chánh, hoàng thân cùng các quan văn võ từ bậc tứ ngũ phẩm đều được tham dự. Nhà vua uy nghi ngự trên ngai rồng, bề tôi vui mừng chúc tụng. Nhằm nêu cao tinh thần trung nghĩa của các quần thần, nhà vua làm thơ đề trên quạt để tỏ ý khuyên răn.

Hấp dẫn các hoạt động tái hiện Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa

Theo thông lệ, tết cũng là dịp các bề tôi được ban thưởng. Tết Đoan Ngọ diễn ra đúng vào lúc thời tiết nóng nực, chiếc quạt là vật dụng làm mát vô cùng thiết yếu, nên ngoài ban yến, nhà vua còn tiến hành ban quạt. Năm 1527, Đại Việt sử ký toàn thư có chép “Tháng 5, ngày mồng 5, ban quạt”.

Quạt được ban cho các hoàng thân, văn võ bá quan, bính lính, nô tì, tiểu giám... với mong muốn được sức khỏe, bình an.

Có thể nói, nghi lễ cúng tế tổ tiên và lễ ban quạt là hai nghi lễ đặc sắc, chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và sự quan tâm đến bề tôi của nhà vua. Tiếp nối truyền thống cao đẹp ấy, hàng năm cứ đến dịp tết Đoan Ngọ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Hội Di sản văn hóa Thăng Long, Công ty CP Ỷ Vân Hiên và Trung tâm bảo tồn phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam thực hành nghi lễ tiến phẩm dâng hương lên các vị tiên đế và nghi lễ ban quạt.

Thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ”

Theo quan niệm dân gian, trong cơ thể của chúng ta đều có “sâu bọ” mà thực chất là các loài ký sinh trùng sinh sống, đến ngày 5 tháng 5 sẽ ngoi lên. Do vậy, sau lễ cúng tổ tiên vào sáng sớm, cả nhà sẽ quây quần ăn hoa quả như đào, mận, vải thiều, dưa hấu, khế, xoài cùng cơm rượu nếp, bánh tro và uống rượu hùng hoàng, xương bồ... để diệt trừ "sâu bọ" trong người, cầu mong mạnh khỏe, bình an.

Hấp dẫn các hoạt động tái hiện Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa

Đây không chỉ là tri thức phòng bệnh dân gian lâu đời của cha ông với mục đích nhằm giải nhiệt, tiêu độc, bảo vệ sức khỏe con người trước thời tiết oi nực của mùa hè mà còn là nét đẹp văn hóa trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam. Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết sẽ giao lưu, trò chuyện giúp cho du khách và các bạn trẻ hiểu rõ hơn phong tục này.

Trình diễn, giao lưu nghệ thuật trà

Uống trà là truyền thống và thói quen của người Việt. Theo kinh nghiệm dân gian, vào đúng giờ ngọ ngày mồng 5 tháng 5 thì nhân dân thường đi hái các loại lá vối, nụ vối, lá sen, lá vông, hoa nhài, hoa sen... về phơi khô, cất trữ bảo quản để uống cả năm.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư có chép các vua Trần cho dựng điện để thưởng trà. Đến thời vua Lê, vua Nguyễn, nghệ thuật này càng phát triển và đạt đến đỉnh cao. Vào ngày tết Đoan Ngọ, ngoài việc ban thưởng yến, quạt, khăn tay, các vua Nguyễn còn thưởng trà cho các bề tôi của mình.

Hấp dẫn các hoạt động tái hiện Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa

Uống trà, thưởng trà như một dòng chảy văn hóa thấm đẫm vào cuộc sống và tâm hồn người Việt. Để tôn vinh phong tục uống trà giải nhiệt phòng chữa bệnh đến nghệ thuật thưởng trà cung đình, Trung tâm phối hợp với các nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng, nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn tổ chức các buổi trình diễn, giao lưu cùng du khách.

Các nghệ nhân sẽ chia sẽ những câu chuyện hay, những bí quyết ướp trà, pha trà, thưởng trà đặc sắc... truyền tải tri thức, sự hiểu biết và niềm vui đến với du khách.

Đọc thêm

Hành trình "dở khóc dở cười" trong “Vui lên nào anh em ơi” Văn hóa

Hành trình "dở khóc dở cười" trong “Vui lên nào anh em ơi”

TTTĐ - Hành trình trưởng thành "dở khóc dở cười" của 3 chàng trai "tam thập" nhưng "nhi chưa lập" được kể rất hài hước trong bộ phim “Vui lên nào anh em ơi”.
Nô nức rủ nhau trải nghiệm xu hướng cưới mới tại Almaz Wedding Fair 2024 Văn hóa

Nô nức rủ nhau trải nghiệm xu hướng cưới mới tại Almaz Wedding Fair 2024

TTTĐ - Đến hẹn lại lên, triển lãm cưới Almaz Wedding Fair trở lại với chủ đề “Marseille Blue - Sky of Love” vào 2 ngày cuối tuần 29 - 30/6/2024 tại Almaz, Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 30 đối tác uy tín đầu ngành nhằm giới thiệu về các xu hướng và dịch vụ cưới mới nhất. Các cặp đôi và phụ huynh tham gia được tư vấn toàn diện về các dịch vụ cưới thời thượng, trải nghiệm hàng loạt hoạt động gắn kết thú vị và tận hưởng ưu đãi hấp dẫn chỉ có tại sự kiện.
Bùi Thị Hợp đăng quang Hoa hậu Doanh nhân Hoàn mỹ 2024 Văn hóa

Bùi Thị Hợp đăng quang Hoa hậu Doanh nhân Hoàn mỹ 2024

TTTĐ - Trong đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Hoàn mỹ 2024, diễn ra tối 27/6 tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), doanh nhân Bùi Thị Hợp (SBD 189) đến từ Thủ đô Hà Nội đã đăng quang ngôi vị cao nhất.
Á hậu Kim Duyên khoe nhan sắc quyến rũ tại Tuần thời trang Paris Văn hóa

Á hậu Kim Duyên khoe nhan sắc quyến rũ tại Tuần thời trang Paris

TTTĐ - Á hậu Siêu quốc gia 2022 Kim Duyên đã có màn xuất hiện ấn tượng, thu hút ánh nhìn khi tham gia hoạt động của Paris Haute Couture Fashion Week 2024.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
Hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ mới Văn hóa

Hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ mới

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 là hoạt động văn hóa nhằm tăng cường giao lưu, học hỏi, chia sẻ và hợp tác giữa các địa phương, các gia đình trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ mới.
30 thí sinh Mrs Earth Vietnam về ngôi nhà chung Văn hóa

30 thí sinh Mrs Earth Vietnam về ngôi nhà chung

TTTĐ - Sau khi trải qua các vòng sơ loại, ban tổ chức Mrs Earth Vietnam đã lựa chọn được 30 thí sinh xuất sắc bước tiếp vào vòng bán kết sẽ diễn ra ngày 29/6.
“Thanh âm bên thông” Hát giữa kỳ quan bên bờ di sản Hạ Long Điện ảnh - Âm nhạc

“Thanh âm bên thông” Hát giữa kỳ quan bên bờ di sản Hạ Long

TTTĐ - Là một loại hình mới xuất hiện những năm gần đây tại Hạ Long, “Thanh âm bên thông” đã trở thành điểm hẹn không thể bỏ lỡ cho người dân địa phương và du khách. Hòa mình cùng với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, chuỗi show âm nhạc tuyệt vời này đã nhanh chóng tạo dấu ấn mạnh mẽ trong làng giải trí tại miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Sắp phát sóng những bộ phim kinh điển nổi tiếng một thời Văn hóa

Sắp phát sóng những bộ phim kinh điển nổi tiếng một thời

TTTĐ - Cuối tháng 6/2024, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội sẽ phát sóng lại các bộ phim kinh điển trong nước và thế giới qua chương trình “Phim của một thời”.
Chấn hưng văn hóa - động lực phát triển đất nước Văn hóa

Chấn hưng văn hóa - động lực phát triển đất nước

TTTĐ - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, “soi đường cho quốc dân đi” và là nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển của đất nước. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, văn hóa được coi là sức mạnh nền tảng trong xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Xem thêm