Tag

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Văn hóa 05/05/2025 17:00
aa
Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) những ngày này đón dòng người dài như bất tận về chiêm bái xá lợi Phật (tôn trí trong chùa Thanh Tâm, kế bên học viện) và tham gia nhiều hoạt động trong đại lễ Vesak 2025. Trong nội viện của học viện có một con đường với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 1

Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) đã được trang hoàng rực rỡ, sẵn sàng đón tiếp hàng ngàn đại biểu, hàng vạn tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước đến chiêm bái, hành hương trong mùa Phật đản năm nay.

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 2
Trong khuôn khổ đại lễ Vesak, BTC đã thực hiện một con đường Phật giáo với nhiều tiểu cảnh được trang trí trên xuồng ba lá bên trong học viện Phật giáo Việt Nam.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 3
Con đường nằm khuất sau các gian hàng nên nhiều Phật tử vẫn chưa biết đến.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 4
Tiểu cảnh Phật thành đạo trên dòng kênh yên ả.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 5
Tiểu cảnh thể hiện hình tượng Bồ tát Thích Quảng Đức. Dự kiến, lễ chiêm bái xá lợi của Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3 Tháng 2, Quận 10, TPHCM) sẽ diễn ra từ 14 giờ ngày 6/5 đến hết ngày 10/5 (nhằm mùng 9 đến 13 tháng Tư năm Ất Tỵ).
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 6
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 7
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 8
Tháp Đại Giác (Mahabodhi Temple), được UNESCO công nhận là di sản thế giới, là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt được sự giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề. Ngôi đền này đã tồn tại qua hàng thiên niên kỷ và là biểu tượng quan trọng trong lịch sử Phật giáo. Tuy nhiên, phát hiện mới đây còn tiết lộ rằng bên dưới khu phức hợp này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa được khai quật.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 9
Vườn Lộc uyển (tiểu cảnh) cách thành phố Varanasi 8 cây số, được cho là nơi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên, bài kinh Chuyển pháp luân.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 10
Tiểu cảnh nơi đức Phật nhập niết bàn được tái hiện. Theo các ghi chép, ngày Rằm tháng hai năm 544 TCN, Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết bàn.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 11
Cây Bồ đề, một trong những biểu tượng của Phật giáo được thực hiện cách điệu khéo léo.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 12
Tiểu cảnh chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa được xây dựng từ thập niên 1960 là chốn thiền môn, điểm tựa tinh thần của tín đồ Phật tử miền Nam. Ngày nay, ngôi chùa với kiến trúc Phật giáo tiêu biểu đã trở thành điểm đến hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng khó quên cho du khách khi đến thăm TPHCM.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 13
Tiểu cảnh chùa Thiên Mụ (Huế). Chùa được xây dựng vào thế kỷ 17 và được xem là biểu tượng văn hóa và tôn giáo của thành phố Huế. Chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Trung Việt Nam, không chỉ thu hút du khách đến để ngắm cảnh đẹp mà còn là nơi linh thiêng để tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tâm linh của người dân Việt Nam.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 14
Tiểu cảnh nhà Rông ở Tây Nguyên, nơi Phật giáo đã và đang hòa nhập vào đời sống cộng đồng các dân tộc.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 15
Tiểu cảnh chùa Dơi. Chùa Dơi có tên Khmer là Wath Sêrâytêchô Mahatup, người Kinh và người Hoa đọc từ Mahatup thành “Mã Tộc” nên chùa còn có tên là Chùa Mã Tộc. Theo thư tịch cổ của chùa còn lưu giữ được, chùa Dơi được khởi dựng từ năm 1569, do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Khởi đầu, chùa được xây dựng bằng gỗ, lợp lá dừa nước. Trải qua nhiều lần tu sửa, đến năm 1960, ngôi chính điện được trùng tu lại bằng vật liệu kiên cố.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 16
Một góc ráng chiều lãng mạn trên con đường Phật giáo.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 17
Dọc tuyến kênh có 19 tiểu cảnh được thực hiện hơn một tháng.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam ảnh 18
Nhóm tác giả thực hiện tiểu cảnh đang thường trực tại khu vực con đường Phật giáo.

Đọc thêm

Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nghệ thuật thư họa Nghệ thuật

Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nghệ thuật thư họa

TTTĐ - Triển lãm nghệ thuật “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu" trưng bày gần 40 tác phẩm, tư liệu nhằm tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác thông qua hình thức nghệ thuật thư họa.
Ấn tượng âm sắc đại ngàn trong "Một thoáng Lâm Đồng tại Hà Nội" Văn hóa

Ấn tượng âm sắc đại ngàn trong "Một thoáng Lâm Đồng tại Hà Nội"

TTTĐ - Diễn ra tại vườn hoa đền Bà Kiệu tối 17/5, chương trình Khai mạc kết hợp biểu diễn nghệ thuật chào mừng "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025" với chủ đề "Một thoáng Lâm Đồng tại Hà Nội" để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả Thủ đô. Chương trình do UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp UBND TP Hà Nội tổ chức.
Hà Nội sát cánh cùng Lâm Đồng phát triển văn hóa, du lịch, thương mại Văn hóa

Hà Nội sát cánh cùng Lâm Đồng phát triển văn hóa, du lịch, thương mại

TTTĐ - Là một phần trong chuỗi các sự kiện "Ngày văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội", diễn đàn Kết nối văn hóa - du lịch - thương mại tỉnh Lâm Đồng năm 2025 tại Hà Nội chính là một bước đi chiến lược, thể hiện tầm nhìn và khát vọng kết nối - lan tỏa của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện được tổ chức vào ngày 17/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội) dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Lâm Đồng, do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức.
Đặc sắc không gian giới thiệu văn hoá, du lịch Lâm Đồng tại Hà Nội Nghệ thuật

Đặc sắc không gian giới thiệu văn hoá, du lịch Lâm Đồng tại Hà Nội

TTTĐ - Tối 16/5, lễ Khai mạc không gian trưng bày giới thiệu văn hoá, du lịch, di sản kiến trúc quy hoạch; sản phẩm OCOP, nông nghiệp trong khuôn khổ chương trình "Ngày Văn hoá Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025" đã diễn ra tại vườn hoa đền Bà Kiệu.
Soi chiếu chính mình trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh Văn hóa

Soi chiếu chính mình trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

TTTĐ - Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” bên hồ Gươm, đồng thời ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt nhằm đưa hình ảnh và tư tưởng của Bác gần hơn với Nhân dân, để ai đi qua cũng có thể dừng chân chiêm ngưỡng, suy ngẫm và soi chiếu chính mình trong ánh sáng tư tưởng của Người.
Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách" Văn học

Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách"

TTTĐ - Thế hệ trẻ ngày nay rưng rưng xúc động và tràn ngập lòng biết ơn khi được tìm hiểu "Chân dung Bác Hồ qua trang sách".
Khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Bác Hồ trong lịch sử dân tộc và thời đại... Nghệ thuật

Khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Bác Hồ trong lịch sử dân tộc và thời đại...

TTTĐ - Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại” khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Người trong lịch sử dân tộc và thời đại, thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn vô hạn đối với vị lãnh tụ đã dành trọn đời mình cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân.
Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Nghệ thuật

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Cùng với các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), thành phố còn tổ chức kỷ niệm 114 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025).
Đề xuất đưa dân ca Hrê vào danh sách di sản quốc gia Nghệ thuật

Đề xuất đưa dân ca Hrê vào danh sách di sản quốc gia

TTTĐ - Để phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) xem xét, đưa hai loại hình dân ca truyền thống đặc sắc của dân tộc Hrê là Hát Ta lêu và Hát Ca chôi vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia.
Nhà thiết kế Yến Ngô hạnh phúc khi đồng hành Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Thời trang - Làm đẹp

Nhà thiết kế Yến Ngô hạnh phúc khi đồng hành Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Yến Ngô hạnh phúc khi được dành tặng hơn 600 chiếc áo và 600 khăn quàng đỏ phiên bản đặc biệt được thiết kế riêng cùng hơn 500 cờ tay Việt Nam cho các bạn nhỏ và Tổng Phụ trách ưu tú được lựa chọn về tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần X.
Xem thêm