Hà Nội triển khai đồng loạt, toàn diện đề án sân khấu học đường
Phát huy thế mạnh sân khấu, xây dựng công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội: Đưa tác phẩm văn học, nhân vật lên sân khấu và biểu diễn trong trường học |
Đó là khẳng định của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương tại Hội nghị tổng kết Đề án sân khấu học đường được tổ chức sáng 8/4 tại Nhà hát Kịch Hà Nội.
3 năm, 5 tác phẩm được dàn dựng
Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và trên thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2030” (gọi tắt Đề án sân khấu học đường) được UBND thành phố đã phê duyệt tại Quyết định số 3871/QĐ-UBND ngày 16/10/2022.
Ngay sau khi được phê duyệt, ngày 24/11/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao (Nhà hát Kịch Hà Nội) có văn bản chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo quận huyện và các trường phổ thông trên địa bàn thành phố triển khai Đề án sân khấu học đường.
Theo NSND Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho biết, sau 3 năm triển khai, Nhà hát đã dàn dựng thành công 5 tác phẩm mới trong danh mục tác phẩm được phê duyệt, trong đó nổi bật là các vở diễn Chuyện người con gái Nam Xương (theo Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ), Thúy Kiều một kiếp đoạn trường, Tinh thần thể dục (dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan).
![]() |
Đồng chí Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu tại Hội nghị |
Tính từ tháng 12/2022 đến hết 2024, Nhà hát Kịch đã tổ chức thành công 172 buổi biểu diễn (cả hai hình thức biểu diễn tại rạp và tại trường phổ thông) cho khoảng 80.000 học sinh của các trường phổ thông tại 14 quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội; bao gồm các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Tây Hồ, Mê Linh, Hoàng Mai...
NSND Nguyễn Trung Hiếu đánh giá: Đề án đã mở ra một hình thức học tập mở, hấp dẫn các đối tượng học sinh, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu để góp phần truyền đạt tới các em những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, giúp các em được mở mang những tri thức cần thiết, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, góp phần định hướng và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tình yêu quê hương và sự hiểu biết về văn hóa lịch sử của dân tộc.
Đặc biệt, thông qua Đề án, các Nhà hát còn xây dựng lực lượng khán giả tiềm năng và tìm kiếm những tài năng diễn viên nghệ thuật sân khấu trực tiếp đưa tới sự phát triển của các Nhà hát theo đúng yêu cầu, định hướng phát triển văn học - nghệ thuật của Thủ đô.
Bên cạnh đó, các học sinh và thầy cô tham gia Đề án khẳng định, khi được thưởng thức vở diễn sân khấu chuyển thể từ các tác phẩm văn học đã giúp các em có thêm phương thức cảm thụ mới một cách nhanh chóng, dễ hiểu, mềm mại, độc đáo qua các hình tượng nghệ thuật sân khấu.
![]() |
Vở diễn “Cánh diều làng Vũ Đại” (Nhà hát Chèo Hà Nội) được dàn dựng công phu hướng đến đối tượng học sinh |
Học sinh vẫn thiệt thòi
Bên cạnh mặt tích cực, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho rằng, theo Đề án được phê duyệt, 3 năm qua, có khoảng 1.800-2.000 buổi diễn cho khoảng 1.700 trường trên địa bàn thành phố.
“Điều này có nghĩa mỗi trường phổ thông chỉ được tiếp cận 1 tác phẩm văn học của 1 loại hình nghệ thuật sân khấu trong suốt 8 năm triển khai Đề án, đây là sự thiệt thòi cho học sinh”, NSND Nguyễn Trung Hiếu nói.
Ngoài ra, một khó khăn cho các Nhà hát triển khai là việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại sân khấu ngoài trời của trường không đảm bảo điều kiện biểu diễn do không tạo hiệu ứng ánh sáng sân khấu, âm thanh, chuyển cảnh.
"Điều này làm giảm hiệu quả biểu diễn, các con khó tập trung thưởng thức vở diễn và tương tác với diễn viên; trong khi việc biểu diễn tại Rạp không đáp ứng số lượng học sinh toàn trường do chỗ ngồi trong rạp có hạn", NSND Trung Hiếu chia sẻ thêm.
![]() |
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai phát biểu |
Nhận xét việc triển khai đề án, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai cho rằng, Đề án đã góp phần phát triển toàn diện cả tri thức và nhân cách qua các bài học nhẹ nhàng và sâu sắc; tạo thêm sân chơi nghệ thuật, phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh, đồng thời tạo nguồn khán giả trẻ; góp phần gìn giữ các bộ môn nghệ thuật, bản sắc văn hóa của dân tộc.
Ở giai đoạn 2025 - 2030, dự kiến sẽ tăng số lượng buổi diễn cho các trường; 6 nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tham gia với nguồn nhân lực dồi dào; diễn viên được đào tạo bài bản và nguồn vở diễn phong phú.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng nhấn mạnh, ở giai đoạn tiếp theo, khi mở rộng thực hiện tại 1.400 - 1.600 trường học, khuyến khích đơn vị nghệ thuật cố gắng khai thác chất liệu dân gian, kết hợp yếu tố đương đại để các em học sinh dễ dàng tiếp nhận sâu hơn các vở diễn.
![]() |
Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội Nguyễn Trung Hiếu |
“Phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng”
Đánh giá cao sự vào cuộc của các đơn vị tham gia trong giai đoạn thí điểm, trong đó tiêu biểu là Nhà hát Kịch Việt Nam, quận Hoàn Kiếm, tại Hội nghị, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương nhấn mạnh, trong giai đoạn 2025 - 2030, Đề án này cần được triển khai mạnh mẽ, bài bản, đồng loạt và toàn diện không chỉ ở các trường tiểu học, THCS công lập mà cả khối dân lập. Không chỉ kịch nói mà cả cải lương, chèo, múa rối... cũng cần phải đưa vào trường học để các em học sinh tiếp cận.
“Học sinh không chỉ là lứa khán giả tiềm năng mà còn là nguồn nhân lực để bảo tồn, giữ gìn phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng và phải được thực hiện bài bản.
Các em cần biết về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Nếu học sinh được hóa thân vào các nhân vật của vở diễn, thì sự cảm thụ của các em về tác phẩm sẽ sâu sắc hơn nhiều”, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định.
![]() |
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương nhấn mạnh, trong giai đoạn 2025 - 2030, Đề án sẽ được triển khai triển khai mạnh mẽ, đồng loạt và toàn diện tại các trường học tiểu học, THCS ở Hà Nội |
Đồng thời, đồng chí Bạch Liên Hương cũng đề nghị trong giai đoạn tới, để Đề án đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ, liên ngành giữa Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Sở GD&ĐT Hà Nội; đồng thời rất cần sự lan tỏa của các cơ quan báo chí.
Để khắc phục khó khăn về các điểm biểu diễn, đồng chí gợi ý các quận, huyện cố gắng khai thác các thiết chế văn hóa như Trung tâm văn hóa, nhà văn hóa... đồng thời, đồng chí cũng chỉ đạo các khối chuyên môn của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng định mức cho các buổi biểu diễn, để các diễn viên, nghệ sĩ của đơn vị nghệ thuật chuyên tâm vào công tác chuyên môn.
Nói thêm về vấn đề này, đồng chí Bạch Liên Hương cũng gợi ý các Nhà hát, đơn vị nghệ thuật tham gia Đề án cố gắng khai thác, gắn các trích đoạn vở diễn vào các tour du lịch tại Hà Nội, để phát huy được thế mạnh về văn hóa, đóng góp vào phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4

Sân khấu thực cảnh hoành tráng tái hiện ngày non sông thống nhất

Khai mạc lễ hội Tiên La năm 2025

Tối nay (7/4), khai hội Tiên La tại Thái Bình

Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình"
