Bài 3: Giáo dục địa phương - Cần sự linh hoạt, sáng tạo
Học sinh Hà Nội hào hứng với tiết dạy thực nghiệm Giáo dục địa phương Cần sớm có tài liệu hướng dẫn giảng dạy nội dung giáo dục địa phương phù hợp |
Chung bước đi, chung lòng, chung khát vọng
Chiều 26/4/2025, tại Kỳ họp thứ 29 Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng về việc hợp nhất tỉnh và các xã trên địa bàn.
Tại hội nghị, 100% đại biểu đồng ý thông qua Đề án sắp xếp hợp nhất tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai thành tỉnh Lào Cai và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai.
Ông Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đánh giá, việc hợp nhất hai tỉnh là bước ngoặt lịch sử, là tiền đề cho sự kiến tạo và phát triển tỉnh mới dựa trên tiềm năng, thế mạnh của hai địa phương trong thời gian tới. Ông Trường cũng hy vọng, 2 tỉnh sẽ tiếp tục cùng chung bước, đồng lòng, đoàn kết, luôn đổi mới, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, lấy hạnh phúc của Nhân dân là mục tiêu phát triển để “cùng nhau bước đi, chạm tay đến ước mơ” với khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới.
Ông Trần Huy Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cũng khẳng định, sự hợp nhất này là khởi đầu cho một hành trình mới, vươn xa bền vững, vì một vùng đất hội tụ bản sắc văn hóa các dân tộc với khát vọng vươn lên phát triển trong kỷ nguyên mới.
![]() |
Tỉnh uỷ Lào Cai phối hợp với Tỉnh uỷ Yên Bái tổ chức Hội nghị trao đổi, đánh giá tiến độ thực hiện hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái. |
Như vậy, sau khi sáp nhập, Lào Cai và Yên Bái sẽ hình thành “vành đai di sản” kéo dài từ đỉnh Fansipan đến lòng hồ Thác Bà để hướng tới vùng du lịch trọng điểm. Trước mắt, người dân Yên Bái - Lào Cai cần chuẩn bị tâm thế thích nghi với bối cảnh mới, không gian hành chính mới. Để làm được điều này, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và các môn học giáo dục địa phương trong hệ thống trường học rất cần được quan tâm, chú trọng.
![]() |
Sau khi sáp nhập, Lào Cai và Yên Bái sẽ hình thành “vành đai di sản” kéo dài từ đỉnh Fansipan đến lòng hồ Thác Bà để hướng tới vùng du lịch trọng điểm. |
Thạc sỹ, nhạc sĩ Bùi Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Thực hành bồi dưỡng và Tổ chức sự kiện (Trường Cao đẳng Yên Bái) cho biết, khi hình thành một “vành đai di sản” như vậy, tiềm năng du lịch của tỉnh vô cùng lớn, nhân lên giá trị về tài nguyên, với hệ thống di sản, di tích, điểm đến, thắng cảnh và cả cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ. Không gian mới đó rất cần nguồn nhân lực cao, chất lượng và đặc biệt là nhiệt huyết cống hiến cho quê hương.
Thầy Huy chia sẻ thêm: "Để các em được cọ sát thực tế và thể hiện đam mê, năng khiếu của mình, từ năm 2019 đến nay, chúng tôi đã kết nối, tạo cơ hội cho các em tham gia biểu diễn tại các sự kiện, lễ hội, du lịch trong và ngoài tỉnh, trong đó có các Lễ hội đặc biệt khu du lịch cáp treo Fansipan, Sa Pa, Lào Cai... Qua đó, giúp các em tự tin hơn, thêm nhiều kỹ năng và nỗ lực học tập, rèn luyện. Trước thông tin tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai sáp nhập, các em rất hào hứng, tràn đầy hy vọng chờ đón những cánh cửa mới mở ra cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp...".
![]() |
Học sinh Trường THPT Cảm Ân với những tiết sinh hoạt đặc sắc về chủ đề di sản của quê hương |
Tiên phong, sáng tạo và linh hoạt
Có thể thấy, cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỷ nguyên mới, đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị đang được Yên Bái, Lào Cai nói riêng và các địa phương trên cả nước tiến hành quyết liệt. Thực tế đã xuất hiện không ít thách thức trong công tác tuyên truyền để phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của những phần tử cực đoan, thế lực thù địch, cũng như để người dân bắt đầu làm quen với địa giới hành chính mới.
![]() |
Kiến thức về văn hóa, an ninh quốc phòng và các vấn đề về sáp nhập tỉnh được phổ biến tới các em thông qua chương trình giáo dục địa phương, giáo dục tư tưởng chính trị. |
Trong trường học, một số đối với các học sinh, chắc chắn các môn Lịch sử, Địa lý có nhiều thay đổi sau khi điều chỉnh địa giới hành chính. Điều này không khỏi gây bỡ ngỡ cho các em, bởi trong sách giáo khoa Địa lý 8 hiện nay, nội dung về thiên nhiên Việt Nam và địa lý, tài nguyên rừng, biển, đất đai, khoáng sản, cây nông nghiệp tại mỗi địa phương đều thể hiện khá rõ ràng, cụ thể.
Theo cô giáo Lương Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, mô hình chính quyền hai cấp cũng cần được đề cập trong môn học Lịch sử để học sinh nắm được. Giáo viên cần được tập huấn, sách giáo khoa cần được sửa đổi, nhưng đây là giải pháp lâu dài và cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
![]() |
Các tiết sinh hoạt dưới cờ góp phần khơi dậy niềm tự hào về quê hương cho học sinh trường THPT Cảm Ân |
Tiến sỹ Bùi Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Hà Nội học và Đào tạo quốc tế (Đại học Thủ đô) bày tỏ, khi sáp nhập tỉnh, xã, khi sáp nhập đơn vị hành chính, các nội dung liên quan đến lịch sử địa phương, danh nhân, nhân vật lịch sử, chiến công, sự kiện lịch sử diễn ra trên địa bàn cũ… nếu không được cập nhật kịp thời, học sinh sẽ khó nhận diện và dễ nhầm lẫn giữa hiện tại và quá khứ. Việc chuẩn bị kiến thức cho học sinh ngay thời điểm này là vô cùng hữu ích.
Tuy nhiên, có một giải pháp trước mắt có thể triển khai ngay được, theo cô giáo Lưu Khánh Linh - Hiệu trưởng Trường THPT Cảm Ân (Yên Bình, tỉnh Yên Bái), đó là tích hợp việc tuyên truyền về mô hình chính quyền 2 cấp và sáp nhập tỉnh vào môn học Giáo dục địa phương. Để “đón đầu” thì trước mắt, các nhà trường cần lồng ghép linh hoạt, đổi mới nội dung tuyên truyền trong những buổi sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng tạo hình ảnh, video clip... về các nội dung này.
Và nhìn từ thực tế ở Yên Bái đã chứng minh hiệu quả công tác tuyên truyền này từ chính những ý tưởng sáng tạo, cách làm linh hoạt, phù hợp của thầy trò Trường THPT Cảm Ân, Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Yên Bái).
![]() |
Học sinh ở Yên Bái trong những giờ giáo dục địa phương |
Trên thực tế, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành ngày 26/12/2018 về Chương trình giáo dục phổ thông mới xác định rõ: Giáo dục địa phương là một phần trong chương trình giáo dục phổ thông. Thông tư này nhấn mạnh tính mở của chương trình, cho phép các địa phương và nhà trường chủ động lựa chọn, bổ sung nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Nội dung môn học Giáo dục địa phương liên quan đến lịch sử, địa lý, truyền thống văn hóa, ngành nghề của địa phương; qua đó, giúp học sinh trong các nhà trường thêm hiểu biết, trân trọng và thêm yêu các giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương.
Do vậy, nếu đưa nội dung về chính quyền 2 cấp và sáp nhập tỉnh vào môn học này sẽ giúp học sinh hiểu bối cảnh lịch sử, pháp lý, kinh tế, văn hóa của việc sáp nhập; đồng thời, nâng cao nhận thức công dân, tinh thần trách nhiệm và khả năng thích nghi với sự thay đổi hành chính.
Đánh giá cách làm của một số trường học điển hình tại Yên Bái trong vấn đề này, TS Bùi Văn Tuấn khẳng định, việc đưa nội dung hướng nghiệp trong bối cảnh địa phương mới sau sáp nhập vào chương trình giáo dục địa phương là cấp thiết. Điều này giúp học sinh thích nghi với thay đổi, định hướng đúng đắn cho tương lai, đồng thời góp phần vào sự chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho chính địa phương đó. Việc triển khai Chuyên đề giáo dục địa phương thông qua các buổi nói chuyện, ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn… tại một số trường học ở Yên Bái là cách làm sáng tạo, thể hiện sự nhạy bén, bản lĩnh chính trị vững vàng của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường. Đó là sự tiên phong, rất đáng khích lệ.
Vĩ thanh
Qua những câu chuyện của Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Cảm Ân tại tỉnh Yên Bái, có thể thấy, không văn bản hành chính, không công văn chỉ đạo, không nhất thiết ban hành kế hoạch hay đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ, mà chính chủ động xuất phát từ trách nhiệm, cái tâm trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng của những thầy, cô giáo nơi đây đã góp phần tạo sự đồng thuận mạnh mẽ trong xã hội, khơi gợi và truyền cảm hứng về tinh thần cống hiên cho thế hệ trẻ, biến sức mạnh tinh thần đó thành “nguồn lực mềm” để Yên Bái - Lào Cai triển khai quyết liệt và hiệu quả Kết luận số 127 của Bộ Chính trị trong thời gian vừa qua.
![]() |
Trong bối cảnh nhiều thế lực thù địch lợi dụng chủ trương sáp nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy để thông tin sai lệch, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy việc chủ động thông tin tới học sinh, giáo dục lịch sử địa phương vô cùng quan trọng đặc biệt ở khu vực biên giới, miền núi, nơi trình độ dân trí còn hạn chế. Chính các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực tới người dân, gia đình... và cả trên không gian mạng.
Điều này càng khẳng định, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng trong hệ thống chính trị nói chung, triển khai môn học Giáo dục địa phương trong trường học nói riêng rất cần sự chủ động, sáng tạo và linh hoạt. Mỗi hành động, nhận thức đúng đắn của từng cá nhân, từng thầy cô, từng học sinh không chỉ trang bị kiến thức, bản lĩnh cho thế hệ trẻ mà còn góp phần thổi bùng lên ý chí, niềm tin, niềm tự hào và khát vọng của của những công dân trẻ, để họ tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
Đọc thêm

Giải pháp đột phá từ tầm nhìn sáng tạo

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Thắp lửa đổi mới - Khơi dậy khát vọng - Hành động vì một Việt Nam hùng cường*

Tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng trong tiếp công dân

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Khu Di tích Kim Liên

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng nền giáo dục toàn diện, ngang tầm thế giới, mang bản sắc văn hóa Việt Nam

Động lực mới cho phát triển kinh tế
