Hà Nội: Thành lập, đặt tên 20 thôn, tổ dân phố mới
Hà Nội thành lập, đặt tên 20 thôn, tổ dân phố mới |
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo quyết định, thành lập, đặt tên 20 thôn, tổ dân phố mới thuộc 6 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.
Trong đó, quận Cầu Giấy thành lập 1 tổ dân phố mới số 21 tại phường Dịch Vọng Hậu.
Quận Long Biên thành lập 1 tổ dân phố mới số 23 tại phường Đức Giang.
Quận Nam Từ Liêm thành lập 8 tổ dân phố mới gồm: 4 tổ dân phố thuộc phường Đại Mỗ (tổ dân phố 2 Ngọc Trục, tổ dân phố 12, tổ dân phố Tháp, tổ dân phố 13); 4 tổ dân phố thuộc phường Mễ Trì (tổ dân phố 3 Mễ Trì Hạ, tổ dân phố 19, tổ dân phố 5 Mễ Trì Hạ, tổ dân phố 20).
Huyện Chương Mỹ thành lập 3 thôn mới gồm: 2 thôn thuộc xã Trung Hòa, thành lập trên cơ sở chia tách các thôn hiện có (thôn Trung Cao 1, thôn Trung cao 2); 1 thôn thành lập tại xã Hoàng Diệu trên cơ sở sáp nhập thôn hiện có (thông Cốc Hạ).
Huyện Phúc Thọ thành lập 5 thôn mới trên cơ sở sáp nhập thôn hiện có tại xã Sen Phương (thôn 1, 3, 8, 9, 10).
Huyện Thanh Oai thành lập 2 thôn mới trên cơ sở chia tách các thôn hiện có tại xã Cao Viên (thôn Đàn Viên 1 và thôn Đàn Viên 2).
Tại quyết định này, UBND thành phố đã đổi tên 5 thôn tại xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ gồm: Thôn 1 đổi tên thành thôn 2; thôn 6 đổi tên thành thôn 4; thôn 7 đổi tên thành thôn 5; thôn 13 đổi tên thành thôn 6; thôn 14 đổi tên thành thôn 7.
UBND các quận, huyện có tên trên chịu trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn UBND các xã, phường trên địa bàn phổ biến quyết định này đến các thôn, tổ dân phố. Cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố lâm thời; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố theo các quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thực hiện việc kiện toàn đồng bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị bảo đảm đúng quy định của pháp luật;
Đồng thời thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách tại thôn, tổ dân phố mới thành lập; hỗ trợ đối với người không tiếp tục tham gia công tác hoặc dôi dư sau khi sáp nhập thôn, tổ dân phố theo quy định của thành phố. Căn cứ phân cấp kinh tế - xã hội, hỗ trợ, bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị, xây dựng, sửa chữa nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của các thôn, tổ dân phố mới thành lập đảm bảo hoạt động hiệu quả, đúng mục đích.
Các sở, ngành phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân tại thôn, tổ dân phố mới được thành lập.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập
