Tag

Hà Nội: Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp 01/12/2021 11:26
aa
TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn; Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong, ngoài nước. Đồng thời, thành phố thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhằm gia tăng số lượng và chất lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực.

Ứng phó linh hoạt thời đại dịch

Năm 2021, Hà Nội đặt mục tiêu có khoảng 900 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trên địa bàn Thủ đô. Trong đó, khoảng 300 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực CNHT hằng năm tăng hơn 11%. Trong khi đó, đại dịch COVID-19 cũng đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp trên địa bàn.

Mới đây, ngay sau khi Hà Nội trở về trạng thái bình thường mới, Công ty Cổ phần Công nghiệp phụ trợ TOMECO đã ký kết hợp đồng thuê đất xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp phụ trợ công nghệ cao tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP). Dự kiến, nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2022, chế tạo và cung cấp các sản phẩm theo đơn đặt hàng của đối tác trong lĩnh vực cơ khí chính xác, các linh kiện, phụ kiện quạt công nghiệp, sản phẩm cơ khí phi tiêu chuẩn phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu cho các tập đoàn đa quốc gia. Nhiều năm nay, doanh nghiệp này đã tham gia vào nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu như cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho Tập đoàn General Electric - GE (Hoa Kỳ), Công ty Greens Combustion (Anh)…

Đây là một tín hiệu vui sau thời gian doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA), gần 90% số doanh nghiệp thuộc Hiệp hội đã bị giảm doanh số; 50% số doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng và một số doanh nghiệp đã phải chuyển hướng sản xuất.

Phó Chủ tịch HANSIBA Nguyễn Vân cho biết: “Hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã xuất hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi sản xuất cung ứng cho các tập đoàn, tổng công ty đa quốc gia như Samsung, Canon, Toyota, Ford, hay doanh nghiệp cung ứng cấp 1 cho các chuỗi này như Foxconn… Dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến tiến độ, quá trình triển khai và phát triển các nhà máy, xí nghiệp, những dự án mới của doanh nghiệp. Tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội có khá nhiều các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội quan tâm đăng ký thuê đất để lập nhà máy nhưng do dịch bệnh mà các chuyên gia nước ngoài, các đối tác liên doanh không sang được Hà Nội để cùng triển khai, khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội thu hút và sản xuất đáp ứng các đơn hàng quốc tế mới.

Hà Nội: Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Hà Nội: Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội đã chủ động chuyển đổi mô hình, thay đổi chiến lược, ứng phó linh hoạt, đồng thời cũng nhanh chóng phục hồi khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp như Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hikari Việt Nam, Công ty cổ phần sản xuất và phát triển công nghiệp Việt Nhật (INDEMA)… đã chuyển hướng sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế hoặc tham gia vào chuỗi sản xuất thiết bị y tế cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Nhiều doanh nghiệp cũng mạnh dạn chuyển đổi số, liên kết với các đối tác đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực thiết bị cho doanh nghiệp. Đồng thời, các đơn vị cũng tìm kiếm những khoản vốn vay ưu đãi để mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư dự án nhà máy mới, tăng cường sản xuất đón đầu nhu cầu thị trường dự báo sẽ tăng trưởng trong thời gian tới".

Cần một chính sách minh bạch để doanh nghiệp CNHT phát triển

Thực tế, đã có hàng trăm doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội được thụ hưởng các dịch vụ trợ giúp khi tham gia Chương trình về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, số doanh nghiệp chưa nhận được các trợ giúp trực tiếp từ thành phố còn rất lớn.

Có thể thấy, chính sách hiện hành cho phát triển công nghiệp hỗ trợ mới chỉ tập trung hỗ trợ tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn... Những quy định tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước còn thiếu. Chính sách, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh chưa rõ ràng, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Ngoài ra, dù chính sách về đất đai đã cởi mở, thông thoáng hơn nhưng thủ tục hành chính còn phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ông Bùi Văn Chí - Giám đốc đại diện Công ty Cổ phần Kỹ thuật Temas cho hay: “Khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ thì rất nhiều. Trong đó, phải kể đến việc thiếu chủ trương, chính sách cụ thể cho việc phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. Mặt khác, doanh nghiệp Việt cũng thiếu nhiều thông tin về thị trường, đối tác, đặc biệt là thiếu vốn để đầu tư trang thiết bị phục vụ cho phát triển từ ý tưởng đến sản xuất”.

Cũng tâm huyết với việc hỗ trợ cho doanh nghiệp CNHT, ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội nhận định: Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 3-11-2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30-12-2015 của Bộ Công thương, trong đó nêu rõ những điểm mới, những lĩnh vực được ưu tiên, hỗ trợ đối với các dự án đầu tư mới, mở rộng sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đã tạo ra nhiều thuận lợi mới cho phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội.

Tuy nhiên, do các văn bản chỉ đạo tiếp theo của Chính phủ sau Nghị định 111 về quy chế quản lý và thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ chậm được ban hành; hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 111 chưa đồng bộ, hoàn chỉnh đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai chung cho các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương.

Ông Đàm Tiến Thắng cho biết thêm, vấn đề doanh nghiệp CNHT cần nhất hiện nay chính là sự minh bạch trong chính sách. Một chính sách đủ minh bạch, thông suốt và không còn cơ chế "xin - cho" mới là đòn bẩy giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp CNHT. Bên cạnh đó, các DN cũng cần chủ động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm hướng tiếp cận các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia để tìm hiểu yêu cầu của đối tác và "đầu ra" cho sản phẩm.

UBND thành phố sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất; Kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài; Thu hút, kêu gọi doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc quản lý, quản trị, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Đọc thêm

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cái gì đã thanh tra rồi thì thôi kiểm toán, nếu một nội dung vừa bị thanh tra vừa bị kiểm toán thì chắc hết thời gian để hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng... Doanh nghiệp

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

TTTĐ - Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: Cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực - và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp Doanh nghiệp

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp

TTTĐ - Sáng 9/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Với hơn 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể, kinh tế tư nhân của Hải Dương đang đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh.
Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định mạnh mẽ vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết mang tính đột phá, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỳ vọng giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.
TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè Doanh nghiệp

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

TTTĐ - Để đồng hành cùng các thương hiệu trên hành trình chinh phục mùa hè sôi động, TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè hay đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện được thiết kế để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam Doanh nghiệp

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

TTTĐ - Vào lúc 18h50’ ngày 7/5, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày - về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh. Đây là dấu mốc rất ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số Doanh nghiệp

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

TTTĐ - Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025 - 2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI Doanh nghiệp

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

TTTĐ - Hệ thống điện ngày càng hiện đại, ổn định và liên tục không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà còn là cam kết chất lượng với hàng triệu khách hàng. Tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), đội sửa chữa điện nóng - Hotline - chính là lực lượng đặc biệt đang âm thầm góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ cho nhịp sống Thủ đô không gián đoạn.
Xem thêm