Tag

Giới thiệu về Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam

Doanh nghiệp 24/07/2023 17:24
aa
TTTĐ - Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) là tổ chức của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam cung cấp bổ sung kết quả Xếp hạng tín dụng vào báo cáo thông tin doanh nghiệp Cảnh báo mạo danh CIC để lừa đảo Tổng giám đốc CIC được bầu làm Chủ tịch công đoàn cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương

Thông tin tín dụng là gì?

Thông tin tín dụng (TTTD) là các thông tin về khách hàng vay và những thông tin liên quan đến khách hàng vay tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng. TTTD có vai trò quan trọng trong phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động cấp tín dụng của các TCTD.

Theo Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013, hoạt động TTTD của NHNN do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc NHNN, là đầu mối thực hiện. Cụ thể, CIC thực hiện chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích TTTD; Phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước của NHNN; Cung ứng sản phẩm dịch vụ TTTD theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, kho dữ liệu TTTD Quốc gia Việt Nam do CIC quản lý lưu giữ thông tin của hơn 54 triệu khách hàng vay, với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các TCTD hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tự nguyện.

Điểm tín dụng là gì? Điểm tín dụng tại CIC được chấm như thế nào?

Điểm tín dụng là một chỉ số phản ánh mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. Điểm tín dụng cho biết khả năng một khách hàng vay có thể trả nợ và thanh toán các khoản vay đầy đủ và đúng hạn. Điểm tín dụng càng cao tương ứng với rủi ro không thanh toán được các khoản nợ càng thấp và khả năng tiếp cận tín dụng càng cao.

Mỗi cơ quan, tổ chức thực hiện chấm điểm tín dụng sẽ có các thang điểm tương ứng với mức độ rủi ro khác nhau. Tại CIC, điểm tín dụng là kết quả của quá trình tính toán kết hợp các TTTD của khách hàng vay bao gồm thông tin định danh, thông tin về dư nợ của khách hàng, lịch sử thanh toán các khoản vay và một số thông tin khác.

Giới thiệu về Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam

Theo Mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân của CIC, điểm tín dụng của khách hàng vay đực áp dụng theo nguyên tắc: Điểm cao - Mức độ rủi ro thấp; Điểm thấp - Mức độ rủi ro cao.

Cụ thể, điểm tín dụng của khách hàng vay (từ 403 đến 706) được chia làm 5 cấp độ Xấu (Hạng 9, hạng 10), Dưới trung bình (Hạng 7, hạng 8), Trung bình (Hạng 5, hạng 6), Tốt (Hạng 3, hạng 4) và Rất tốt (Hạng 1, hạng 2), tương ứng với 10 hạng từ thấp nhất là 10 và cao nhất là hạng 1.

Khách hàng cá nhân có thể tra cứu điểm tín dụng cá nhân của mình ở đâu và như thế nào?

Để tra cứu thông tin tín dụng của bản thân, khách hàng cần đăng ký tài khoản để truy cập vào Cổng thông tin khách hàng vay của CIC để được cấp tài khoản truy cập và khai thác báo cáo về bản thân.

Đối với cá nhân: Khách hàng cần có điện thoại thông minh để tải ứng dụng CIC Credit Connect (CICB) về điện thoại cá nhân, cài đặt và thực hiện đăng ký theo hướng dẫn hoặc đăng ký tài khoản qua cổng khách hàng vay tại địa chỉ https://cic.gov.vn;

Khi đăng ký tài khoản, khách hàng điền đầy đủ và đúng thông tin tại các trường trong mẫu đăng ký, cung cấp ảnh CCCD mặt trước, sau và 1 ảnh của bản thân đang cầm CCCD; Kết quả phê duyệt tài khoản sẽ được thông báo qua SMS/email đăng ký của khách hàng.

Sau khi hoàn thành thông tin đăng kí và được CIC phê duyệt tài khoản, khách hàng chọn chức năng “Khai thác báo cáo”; Xác thực khách hàng; Chọn mua báo cáo tín dụng, thanh toán (kể từ lần tra cứu thứ 2 trong năm); Nhập mã OTP để lấy báo cáo - mã OTP gửi về số điện thoại khách hàng đã đăng ký (lưu ý: Khách hàng bảo mật thông tin tài khoản, mã OTP; Tuyệt đối không cung cấp cho bất kỳ ai).

Đối với doanh nghiệp: Khách hàng cần vào cổng khách hàng vay tại địa chỉ https://cic.gov.vn để thực hiện đăng ký tài khoản và khai thác báo cáo trên cổng thông tin http://cic.gov.vn theo hướng dẫn. Theo đó, doanh nghiệp cần cung cấp Chứng thư số, bản scan ĐKKD, email, điện thoại, điền đầy đủ và đúng thông tin tại các trường trong mẫu đăng ký để được nhận tài khoản truy cập và khai thác báo cáo.

Nợ xấu là gì? Khách hàng cần làm gì để cải thiện điểm tín dụng, tránh phát sinh nợ xấu?

Theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của NHNN, nợ tại các TCTD được chia thành 5 nhóm, trong đó nợ quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên được coi là nợ xấu, bao gồm: Các nhóm nợ 3 (quá hạn từ 90 - 180 ngày), nhóm nợ 4 (quá hạn từ 180 - 360 ngày) và nhóm nợ 5 (quá hạn trên 360 ngày). Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ đã không được thanh toán đúng hạn và đã quá hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Để có thể nâng cao điểm số tín dụng cũng như có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn tại các TCTD, khách hàng nên cân nhắc: Chỉ vay vốn/mở thẻ tín dụng khi đã cân nhắc về khả năng tài chính dựa trên thu nhập thực tế; Có kế hoạch trả nợ đầy đủ và đúng hạn; Luôn có ý thức trả nợ dù là khoản nợ nhỏ (có thể sử dụng các công cụ nhắc nợ tự động như phần mềm ghi nhớ trên điện thoại); Thường xuyên kiểm tra TTTD của bản thân để có phương án xử lý kịp thời khi phát hiện thông tin chưa chính xác; Khi có nhiều khoản nợ cùng lúc, khách hàng nên cố gắng chi trả dần số dư nợ hiện tại, không nên phát sinh thêm các khoản nợ mới, đặc biệt là nợ tín chấp, nợ vay tiêu dùng.

Khách hàng có lịch sử nợ xấu có thể vay vốn không?

Khách hàng có lịch sử nợ xấu vẫn có cơ hội tiếp cận tín dụng căn cứ vào khẩu vị rủi ro và đánh giá khách hàng vay của TCTD.

Việc đánh giá rủi ro đối với khách hàng dựa trên nhiều yếu tố theo quy định pháp luật và quy định nội bộ của từng TCTD; Thông tin do CIC cung cấp là một trong nhiều kênh tham khảo, hỗ trợ, không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định của TCTD.

Giới thiệu về Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Đọc thêm

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới Doanh nghiệp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới

TTTĐ - Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai – một vùng đất chiến lược phía Nam – đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI.
Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường? Doanh nghiệp

Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường?

TTTĐ - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương đã lý giải những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
KSB ra mắt diện mạo mới, hướng tới tập đoàn đa ngành hiện đại Nhịp sống phương Nam

KSB ra mắt diện mạo mới, hướng tới tập đoàn đa ngành hiện đại

TTTĐ - Ngày 5/5, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước chuyển mình chiến lược trong hành trình hơn 30 năm phát triển.
Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005–2024 Doanh nghiệp

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005–2024

TTTĐ - Ngày 6/5, theo kết quả công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, tỉnh Long An xếp thứ 3 toàn quốc với 72,64 điểm, tăng 1,7 điểm so với năm 2023. Đáng chú ý, trong suốt 20 năm triển khai PCI tại Việt Nam, Long An được xếp vị trí thứ 2 trong nhóm các địa phương cải cách mạnh mẽ và bền bỉ nhất cả nước.
Hanoisme được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất Doanh nghiệp

Hanoisme được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Chiều 6/5, tại Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí TP tháng 5/2025 do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội tổ chức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) Mạc Quốc Anh đã thông tin về Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (1995 - 2025).
Chọn gói MobiFone - Đăng ký dễ dàng, trúng quà liền tay Doanh nghiệp

Chọn gói MobiFone - Đăng ký dễ dàng, trúng quà liền tay

TTTĐ - Từ nay đến 30/6/2025, MobiFone triển khai chương trình ưu đãi dành cho khách hàng đăng ký gói cước, kết hợp quay số trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng gần 4 tỷ đồng. Đăng ký càng nhiều, cơ hội trúng thưởng càng cao!
Quyết sách mở đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Quyết sách mở đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Một nghị quyết làm nức lòng cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành. Đó là Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025, từ đây, khối tư nhân sẽ không phải tự ti, lép vế trước doanh nghiệp công nữa mà sẽ được đánh giá đúng vai trò và là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.
Gói vay chỉ từ 3,99%/năm, PVcomBank hỗ trợ tiểu thương bứt tốc Doanh nghiệp

Gói vay chỉ từ 3,99%/năm, PVcomBank hỗ trợ tiểu thương bứt tốc

TTTĐ - PVcomBank triển khai gói vay ưu đãi hỗ trợ các khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương tiếp cận nguồn vốn linh hoạt với mức lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.
Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân - một tuyên ngôn chính trị cấp cao nhất khẳng định rõ vị thế, vai trò và sứ mệnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là lựa chọn chiến lược nhằm kiến tạo một Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường và thịnh vượng.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân Kinh tế

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.
Xem thêm