Tag

Giáo dục Tiểu học bước vào năm "nước rút"

Giáo dục 15/08/2019 15:07
aa
TTTĐ - Bộ GD – ĐT vừa tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với Giáo dục Tiểu học. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì Hội nghị.

Giáo dục Tiểu học bước vào năm

Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị

Bài liên quan

TP HCM công bố mức học phí năm học 2019 – 2020

Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục

Việc ban hành Thông tư Quy định sữa học đường vướng mắc phải chăng vì lợi ích nhóm?

Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô khẳng định vị trí lá cờ đầu

Ngành giáo dục Thủ đô khẳng định vị trí lá cờ đầu

Đối với Giáo dục Tiểu học, năm học 2019-2020 sẽ là năm “nước rút” để chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ lớp 1 sau đúng một năm nữa - đây cũng là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất tại Hội nghị triển khai năm học mới của bậc học này.

Nhiều địa phương 100% học sinh học 2 buổi/ngày

Báo cáo tại Hội nghị, ông Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD - ĐT) cho biết, năm học 2018-2019, các địa phương tiếp tục duy trì và phát triển mạng lưới trường, lớp tiểu học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Các địa phương đã quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ để tăng tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày, hiện nay tỉ lệ này đạt 80,06% (năm học trước đạt 74,8%). Nhiều địa phương đã đạt tỉ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày.

Phong trào xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cũng đạt một số kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh toàn ngành thực hiện việc dồn dịch điểm trường với tỉ lệ trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia của cả nước là 66%. “Đây là những điều kiện rất thuận lợi để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông” - ông Tài nhận định.

Cũng trong năm học vừa qua, các địa phương đã vận dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, gắn kiến thức học trong nhà trường với thực tiễn, tăng cường kĩ năng sống; quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Cơ sở vật chất phòng học, phòng chức năng tiếp tục được nâng cấp, xây dựng thêm trường lớp, sân chơi, cây xanh, thảm cỏ ngày càng khang trang, sạch đẹp. Nhờ vậy đã góp phần hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học và tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc một cách thiết thực, hiệu quả.

Trong điều kiện chỉ còn một năm nữa sẽ chính thức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1, ông Thái Văn Tài cho biết, những mục tiêu trong năm 2019-2020 của bậc Tiểu học sẽ chủ yếu xoay quanh việc chuẩn bị cho nhiệm vụ quan trọng này.

“Cụ thể, Giáo dục Tiểu học sẽ tập trung thực hiện rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất các trường tiểu học đáp ứng điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn bị sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học.

Đồng thời sẽ chú trọng đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lí, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục, chú trọng kết hợp giữa dạy chữ và dạy người” - ông Tài cho hay.

Quan trọng là phẩm chất của giáo viên

Thiếu giáo viên, khó khăn trong tuyển dụng giáo viên tiếng Anh là vấn đề được ngành Giáo dục TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương đặt ra tại Hội nghị với mong muốn có giải pháp khắc phục. Đại diện lãnh đạo Sở GD - ĐT TP. Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù thành phố đã có chế độ thu nhập tăng thêm khá hấp dẫn cho giáo viên ngoại ngữ song việc tuyển dụng giáo viên vẫn rất khó khăn, số giáo viên dự tuyển chỉ đáp ứng 50% nhu cầu.

“Giáo viên tiếng Anh, giáo viên nhạc họa khối lượng công việc nhiều, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng nên khó khăn trong tuyển dụng, nhiều giáo viên được tuyển dụng một thời gian cũng bỏ trưởng, bỏ lớp đi làm công việc khác. Đây là khó khăn rất lớn cho các địa phương khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và ngoại ngữ trở thành môn bắt buộc” - đại diện lãnh đạo Sở GD - ĐT TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Cũng bàn về chuẩn bị đội ngũ giáo viên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, đại diện Sở GDĐT tỉnh Đồng Tháp cho biết, toàn tỉnh hiện có 80% giáo viên tiểu học có trình độ đại học trở lên, về cơ bản số lượng, chất lượng giáo viên tiểu học của Đồng Tháp đáp ứng được yêu cầu triển khai chương trình mới bắt đầu từ lớp 1. “Tuy nhiên, chúng tôi đang rất trông chờ việc triển khai tập huấn đại trà để giáo viên được tiếp cận sớm, chuẩn bị chu đáo cho triển khai chương trình mới” - đại diện Sở GD - ĐT Đồng Tháp đề xuất.

Trao đổi xung quanh vấn đề đội ngũ giáo viên tiểu học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, điều đáng lo không không phải là thừa - thiếu giáo viên mà là phẩm chất năng lực của thầy cô, đặc biệt là phẩm chất đạo đức, mối quan hệ với phụ huynh học sinh. “Bộ đã xây dựng và ban hành chuẩn giáo viên mới trong đó quan trọng chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp giảng dạy. Tới đây, giáo viên tiểu học sẽ phải tiếp tục được bồi dưỡng nâng chuẩn. Tôi muốn nhấn mạnh, trình độ đào tạo là quan trọng nhưng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giảng dạy của giáo viên còn quan trọng hơn” - Bộ trưởng nói.

Chia sẻ về vai trò tham mưu của ngành Giáo dục địa phương, ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ninh cho rằng, nếu sở, phòng giáo dục tham mưu đúng, trúng, quyết liệt cho cấp ủy, chính quyền địa phương thì việc chuẩn bị các điều kiện cho triển khai chương trình mới sẽ thuận lợi.

“Chính sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo triển khai của cấp ủy, chính quyền địa phương mà đến thời điểm này Quảng Ninh đã chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 từ năm học sang năm” - Ông Tuế nói.

Phó Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Quảng Ninh cũng đề cập tới vai trò của công tác truyền thông để giáo viên, phụ huynh và toàn xã hội hiểu, đồng thuận với quá trình triển khai đổi mới. “Về việc này, chúng tôi cũng nhận thấy cần phải làm tốt hơn nữa, thực tế nhiều việc ngành Giáo dục Quảng Ninh đã làm tốt nhưng chưa được dư luận xã hội biết đến”.

Mỗi người phải trở thành người trong cuộc

Nhắc lại kinh nghiệm triển khai mô hình trường học mới (VNEN) khi chưa chuẩn bị thấu đáo về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất như mội bài học cho lần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trước hết là với lớp 1 tới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện và định hướng chuẩn bị tâm thế cho những người tham gia vào quá trình đổi mới.

“Tới đây, giáo viên tiểu học sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày, vất vả hơn hiện nay nhưng lương, thu nhập không tăng, đây là việc phải được định hướng để giáo viên sẵn sàng tâm thế. Đổi mới là quá trình, nếu đòi hỏi chu toàn hết ngay khó có thể làm được nhưng quan trọng là có lộ trình, bước đi và phải đúng hướng và kiên định” - Bộ trưởng chia sẻ.

Nhìn nhận một số việc mà giáo dục tiểu học đã triển khai trong thời gian qua như đổi mới kiểm tra, đánh giá, khen thưởng học sinh hay giảm áp lực hồ sơ sổ sách cho giáo viên, Bộ trưởng cho rằng, đã được triển khai tốt nhưng vẫn chưa triệt để, vẫn còn đánh giá khen thưởng dựa trên mong muốn của phụ huynh, thành tích của nhà trường; vẫn còn tình trạng lạm dụng hồ sơ sổ sách ở một số cơ sở giáo dục, gây áp lực cho giáo viên.

“Việc giảm hồ sơ sổ sách Bộ đã chỉ đạo rồi nhưng ở nhiều cơ sở giáo dục việc triển khai chưa triệt để. Có nơi lãnh đạo chưa kịp đổi mới, còn chưa thực sự coi mình là người trong cuộc, vẫn còn cảm thấy đây là vấn đề của người khác. Chỉ khi chúng ta thấy được đây là việc của mình thì mới thống nhất được trong hành động” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Riêng về vấn đề chuẩn bị cơ sở vật chất cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng đề nghị, cần nâng cao hơn nữa vai trò của địa phương để giải quyết những vấn đề còn tồn tại hiện nay như sĩ số học sinh/lớp đông, thiếu trường lớp dạy và học 2 buổi/ngày, thiếu công trình nước sạch, nhà vệ sinh, sắp xếp, dồn ghép trường lớp cơ học, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục...

Đọc thêm

Muôn vàn sắc thái cảm xúc phụ huynh khi biết điểm thi vào 10 Giáo dục

Muôn vàn sắc thái cảm xúc phụ huynh khi biết điểm thi vào 10

TTTĐ - Chiều tối 29/6, sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 THPT công lập. Nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui, nỗi buồn, sự xúc động, lo lắng…. trên khắp diễn đàn mạng xã hội.
Công bố điểm thi: Người vỡ oà hạnh phúc, người tiếc ngẩn ngơ Giáo dục

Công bố điểm thi: Người vỡ oà hạnh phúc, người tiếc ngẩn ngơ

TTTĐ - Bên cạnh niềm vui, không ít sĩ tử tiếc nuối khi điểm chưa như mong muốn sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chính thức công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025.
Nữ tân khoa khóa I VinUni và khát khao kể câu chuyện Việt Nam ra thế giới Giáo dục

Nữ tân khoa khóa I VinUni và khát khao kể câu chuyện Việt Nam ra thế giới

TTTĐ - Có tới 32% trong số 145 tân khoa khóa đầu tiên vừa tốt nghiệp trường ĐH VinUni được các Tập đoàn toàn cầu hàng đầu mời làm việc ngay khi chưa tốt nghiệp. Rất nhiều tân khoa xuất sắc đã có vị trí vững chắc tại những công ty đa quốc gia ngay từ trên ghế nhà trường. Một trong số những cái tên để lại nhiều ấn tượng và truyền cảm hứng nhất chính là Giáp Vũ Nam Dương.
Thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội là học sinh trường Ams Giáo dục

Thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội là học sinh trường Ams

TTTĐ - Em Nguyễn Hoàng Minh Quân, học sinh lớp 9A, hệ THCS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội với điểm xét tuyển 48,50.
Học bổng quốc tế E-International tài trợ 3.000 suất IELTS và tiếng Anh giao tiếp trực tuyến Giáo dục

Học bổng quốc tế E-International tài trợ 3.000 suất IELTS và tiếng Anh giao tiếp trực tuyến

TTTĐ - Học bổng quốc tế E-International do nhiều đối tác lớn đồng hành gồm: ELSA, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, SunUni Academy, Rootopia, Payoo... cam kết tài trợ 3.000 suất, hỗ trợ tới 70% học phí cho học sinh, sinh viên và người đi làm Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.
Vừa biết điểm thi, thí sinh, phụ huynh lại nóng lòng “ngóng” điểm chuẩn Giáo dục

Vừa biết điểm thi, thí sinh, phụ huynh lại nóng lòng “ngóng” điểm chuẩn

TTTĐ - 17h15 chiều 29/6, thí sinh, phụ huynh vỡ òa trong những cảm xúc khó tả khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 sớm hơn dự kiến.
Điểm chuẩn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam dao động từ 22-25 điểm Giáo dục

Điểm chuẩn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam dao động từ 22-25 điểm

TTTĐ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa thông báo kết quả xét tuyển sớm đợt 2 năm 2024 theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (xét học bạ). Theo đó, điểm chuẩn đợt 2 của Học viện dao động từ 22 - 25 điểm. Hai ngành có điểm chuẩn 25 là: Kỹ thuật điện, Điện tử và Tự động hóa; Sư phạm Công nghệ.
Địa chỉ tra cứu điểm thi vào lớp 10 THPT ở Hà Nội nhanh và chính xác Giáo dục

Địa chỉ tra cứu điểm thi vào lớp 10 THPT ở Hà Nội nhanh và chính xác

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã chính thức công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
NÓNG: Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 THPT Giáo dục

NÓNG: Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 THPT

TTTĐ - Đúng 17h15 ngày 29/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội chính thức công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025.
Trường Đại học VinUni công nhận tốt nghiệp niên khóa đầu tiên Giáo dục

Trường Đại học VinUni công nhận tốt nghiệp niên khóa đầu tiên

TTTĐ - Ngày 29/6, tại Hà Nội, trường Đại học VinUni đã công nhận tốt nghiệp cho 145 sinh viên niên khóa đầu tiên (2020 - 2024) với thành tích đặc biệt vượt trội. Trong đó, 25% tân khoa đã được top trường danh tiếng nhất thế giới như: Harvard, Cornell, Pennsylvania nhận đào tạo sau Đại học, 32% tân khoa được các Tập đoàn toàn cầu hàng đầu như: McKinsey, Boston Consulting Group, National Australia Bank, Google, Bosch, IBM… mời làm việc ngay khi chưa tốt nghiệp.
Xem thêm